Quyền
được biết quyền của mình
Trong
quá trình lấy lời khai, bị cáo có những quyền gì để đảm bảo một
cách tốt nhất quyền lợi bản thân,
tránh phải những sai lầm không đáng có. Trong quá khứ từng không ít vụ án oan diễn ra vì bị cáo chưa biết được
hiểu được mình có những quyền gì, một mặt do những tác động từ phía cơ quan điều tra đã khiến
cho kết quả vụ án bị sai lệch,
gây nhiều hậu quả đáng tiếc, do đó bị cáo cần có quyền được biết quyền của
mình. Nhắc đến quyền được biết quyền của mình. Nghe có vẻ "vô lý",
"phiền phức" nhưng nó là một trong những quyền của người bị bắt, bị tạm giam, chưa xét xử.
Án lệ Miranda
Trong
lịch sử tư pháp nước Mỹ, khi nhắc
đến quyền này sẽ khiến không ít người nghĩ ngay đến án lệ Miranda. Sự việc kể về
một kẻ phạm tội hiếp dâm từng
suýt thoát được mức án 30 năm tù chỉ vì lý do " không được cho biết quyền của mình". Rạng
sáng chủ nhật (3/3/1963), một thiếu nữ 17-18 tuổi tên Jameson (tên thật đã được
thay thế) ở Phoenix, bang Arizona trên đường đi từ trạm xe buýt về nhà đã bị một
gã đàn ông bịt miệng, lô vào xe rồi chở đến nơi khác hãm hiếp, sau đó hắn lái
xe quay lại và quăng cô gái xuống đó. Nhanh chóng sau đó cảnh sát đã
bắt đầu điều tra vụ việc, chỉ một thời gian sau điều tra viên
Carrol Cooley thuộc Sở Cảnh Sát Phoenix đã
tìm ra nghi phạm: Một người đàn ông tên
Ernesto Miranda, sinh 1941, từng có tiền án trộm cắp, cố ý hành hung và cưỡng hiếp,
từng bị bắt 6 lần, đi tù 4 lần.
Thứ
4, ngày 13/3/1963, Ernesto Miranda bị hai điều tra viên là Carroll Cooley và
Wilfred mời về đồn thẩm phán tại một
căn phòng có lẽ rất đáng sợ với bất kỳ ai đang bị cáo buộc phạm tội.
Theo nhà lịch sử hiến pháp Liva Baker ghi lại, đây là "một khu vực biệt lập,
không có luật sư, không có nhân chứng, không thiết
bị ghi âm", đồng thời Jameson cũng đã vào nhận diện và chỉ nói là
"trong giống" thủ phạm. Nhìn thấy cô,
Miranda có vẻ choáng váng. Cô gái nghe Miranda trả lời thẩm vấn, về sau cô xác
nhận với cảnh sát rằng giọng anh ta giống giọng kẻ đã cưỡng hiếp cô ta 2/3, rạng
sáng 3/3. Sau khi cảnh sát đưa cô gái ra, một trong hai điều tra viên hỏi
Miranda:
- Có đúng cô ấy không?
-
Đúng
-
Miranda đáp.
Ngay
lúc đó, hai điều tra viên hỏi tiếp rằng Miranda có chịu nhận tội
không. Vừa sọ, vừa hoang mang, mệt mỏi nên Miranda đã chấp nhận.
Cuộc chiến chốn quan tòa
Ngày
15/3/1963, tại phiên điều trần đầu
tiên trong đó bị cáo thông báo về cáo buộc đối với mình, tòa đã chỉ định cho
anh ta một vị luật sự già, Moore, 73 tuổi. Tại phiên tòa, vị luật lập luận:
"Vì Miranda không được cho biết về
quyền của anh ta, cho nên, bản nhận tội kia không hoàn toàn là tự nguyện. Bởi vậy,
nó mất hiệu lực." Lập luận của luật sự bị bác bỏ, Miranda bị kết án 20 năm
tù vì tội bắt cóc, 30 năm tù vì tội hiếp dâm. Dù luật sư đã chống án lên Tòa Tối cao bang
Arizona nhưng vẫn Tòa tuyên y án, cuộc chiến tiếp tục đến Tòa án Tối cao Hòa Kỳ
( Tối cao Pháp viện Hoa kỳ), nhưng do Luật sư Moore không đủ sức khỏe nên một luật sư hình sự khác là
John.F. Lyn và đồng sự John P.Frank tình nguyện bào chữa cho Miranda theo đề
nghị của tổ chức ACLU.
Theo
quan điểm "phe đa số" trong Tòa án Tối cao Hòa Kỳ được Chánh án Early Warren
tuyên đọc, cho rằng cuộc thẩm vấn của cảnh sát đối với Miranda trong lúc đang tạm
giữ anh mang tính cưỡng ép, bức cung, căn
cứ vào Tu Chính Án Số 6 ( về việc khai báo có hại cho mình) và Tu Chính Án Số 6
( về quyền có luật sư) của Hiến pháp Mỹ, thì mọi lời khai của nghi phạm khi không có
ý thức về quyền của mình đều không được chấp nhận.
Chánh
án Earl Warren phát biểu:
“Trước khi bị thẩm vấn, người bị tạm giam phải được thông báo
rõ ràng rằng anh ta có quyền
im lặng và bất kỳ điều gì anh ta nói đều sẽ được sử dụng làm bằng
chứng chống lại anh ta trước tòa. Anh ta phải được thông báo rõ ràng rằng
anh ta có quyền tham vấn luật sư và quyền được có luật sư ở bên cạnh trong suốt
quá
trình thẩm vấn, và nếu anh ta là người nghèo thì sẽ có một luật sư được chỉ
định để đại diện cho anh ta”.
Như
vậy phán quyết của các tòa
án cấp bang bị hủy, nhưng dù là thế Miranda
vẫn không thể thoát mức án 20-30 năm tù dẫu cho bản án nhận tội của
Miranda không đưa ra làm bằng chứng nữa.
Quyền được biết quyền của mình,
quyền im lặng… trong luật pháp Việt Nam
Khép
lại câu chuyện trên, quay về với thực tế Việt Nam hiện nay vẫn còn số lượng
đông đảo các nhà khoa học pháp lý, luật
sự, luật gia, báo chí...
bàn luận sôi nổi về của bị cáo, nhất là quyền
im lặng của bị can. Quyền im lặng không phải hiểu theo nghĩa đen một
cách hoàn toàn, tức không khai báo bất cứ thông tin gì mà có thể hiểu rằng quyền
im lặng là quyền không khai báo những thông tin mà bản thân thấy không cần thiết
hay cho rằng cơ quan điều tra đang
có hành động ảnh hưởng không tốt đến bị cáo. Thực tế, quyền im lặng đã được quy
định trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự
nhưng chỉ có điều là chưa được thể chế hóa quy định một cách cụ thể.
Theo
khoản 3, Điều 14 Công ước Quốc tế quyền
dân sự và chính trị năm 1968: “ Không
bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình
hoặc buộc phải nhận là mình có tội “; Khoản 2, Điều 3 Bộ luật Hình sự
quy định việc thành khẩn khai báo sẽ được hưởng chính sách khoan hồng và được
hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (
Tiết p, khoản 1, Điều 46). Còn với quy định tại điều 48 thì không có nội dung
nào quy định bị can, bị cáo im lặng không khai báo là tình tiết tăng nặng.
Cũng
theo Điều 10, Bộ luật Tố tụng hình sự
quy định: " trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành
tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội" ; Điều 48
"Người bị tam giữ", khoản 2
có ghi rõ quyền "trình bày lời khai",
tương tự với bị can ( tiết c, khoản 2, Điều 49) và bị cáo ( tiết g, khoản 2, Điều
50). Đáng chú ý đã là quyền thì bị can, bị cáo hoàn toàn có thể thực hiện hay
không còn tùy thuộc vào ý chí của bị can, bị cáo, hay đúng hơn quy định đã gián
tiếp thừa nhận quyền được im lặng của bị can, bị cáo.
Hiện
nay tình trạng bị can, bị cáo chưa nắm được rõ
mình có những quyền nào từ đó đã phạm phải không ít sai lầm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến quyền lợi bản thân, thậm
chí là làm sai lệch sự thật của vụ án,
ngoài ra vẫn còn tình trạng “lấy lời khai” chưa đúng
quy định của pháp luật,
gây ra nhiều tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến kết quả điều tra,
tính công bằng của pháp luật mà còn gây tiếng xấu đến các cơ quan điều tra. Do
đó việc đặt ra cho bị can, bị cáo quyền được biết quyền của mình,
quyền được im lặng là
những quyền hết sức ý nghĩa và tác động tích cực. Dẫu sao đây vẫn là một vấn đề
đang được nhiều tranh luận giữa các nhà làm Luật Việt.