HIỆP
ĐỊNH TPP – THÁCH THỨC CÙNG DOANH NGHIỆP VIỆT.
Việc thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) được xem là sự kiện nổi bật nhất Việt Nam trong năm 2015. Theo đánh giá từ Bloomberg, rất có thể Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ phía TPP, GDP có thể tăng thêm 11% trong 10 năm tới, kim ngạch xuất khẩu tăng 28%... Tuy nhiên bên cạnh đó là cả những thách thức lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt nghĩ
gì lợi ích do Hiệp định TPP đem lại ?
Vietnam Report đã tiến hành một cuộc khảo sát trong tháng 9-10 đối với các Doanh nghiệp nằm trong Bảng xếp hạng V1000, qua cuộc khảo sát với gần một nữa các doanh nghiệp tự tin hưởng lợi từ những thay đổi chính sách thuế sau khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP, 42% Doanh nghiệp cho rằng mình không chịu quá nhiều tác động từ những chính sách cải cách thuế.
Nhận định của Doanh nghiệp về tác động của những điều chỉnh thuế dựa trên Hiệp định TPP tác động đến DN. Nguồn: Khảo sát các DN V1000 do Vietnam Report thực hiện, tháng 9/2015
Vietnam Report đã tiến hành một cuộc khảo sát trong tháng 9-10 đối với các Doanh nghiệp nằm trong Bảng xếp hạng V1000, qua cuộc khảo sát với gần một nữa các doanh nghiệp tự tin hưởng lợi từ những thay đổi chính sách thuế sau khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP, 42% Doanh nghiệp cho rằng mình không chịu quá nhiều tác động từ những chính sách cải cách thuế.
Hiệp định TPP có đem lại
lợi ích thật ?
Thứ
nhất, doanh nghiệp Việt chưa thật sự đủ khả năng để đặt chân vào thị trường
Mỹ - Nhật, giả sử nếu có tham gia cũng không thể cạnh tranh nhiều trong
khi đó tại thị
trường nội địa hiện nay khi mà hàng hóa Việt vấp phải sự cạnh
tranh lớn từ phía Thái Lan, Trung Quốc. Nay với hiệp
định thương mại TPP, số lượng hàng hóa nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam
với giá rẻ, chất lượng cao, đó sẽ là những món hàng được người Việt sắm đầu
tiên. Trong khi đó với một số lượng lớn hàng Việt giá cao, chất lượng thấp sẽ
đi về đâu ?
Thứ
2, theo “bà Marybeth Turner, chuyên viên
kinh tế, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết TPP được ký kết là cơ hội cho
Việt Nam tiếp cận thị trường, nhất là khi 100% dòng thuế
sẽ giảm xuống 0%”, (nguồn: thuvienphapluat.vn ) cắt
giảm thuế quan sẽ có tác động tiêu cực đến tổng sản lượng các ngành, nhất
là ngành chăn nuôi. Khi đó các doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp
chuyên về lĩnh vực nông nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt
là cạnh tranh gay gắt từ các sản
phẩm nhập khẩu có giá thành rẻ hơn tương đương.
Cần làm gì để phát triển
cùng TPP ?
Hiệp định TPP không chỉ đem lại những
thuận lợi mà kèm cả những khó khăn, yêu cầu đặt ra cho doanh
nghiệp Việt đứng trước tình hình trên cần có cái nhìn đa diện, điều chỉnh
những chính sách thay đổi kịp thể để tận dụng tối đa những thuận lợi do TPP đem
lại cũng như hạn chế, giảm thiểu xuống thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực từ
phía hiệp định TPP. Cụ thể cần thay đổi ngay phương châm hoạt động, không chỉ đặt
quyền lợi bản thân lên hàng đầu mà còn phải xem trọng khách hàng của mình, nâng
cao chất lượng sản phẩm, thay đổi hệ thống công nghệ dây chuyền nhằm đảm bảo
tăng sức cạnh tranh, tạo chỗ đứng cho sản phẩm Việt cũng như tiếp thu học hỏi
những kinh nghiệm, bài học từ phía “đối thủ”. Cần thay đổi căn bản bản chất, loại
bỏ những cái cũ lỗi thời, tiếp thu có chọn lọc những cái mới, vượt qua mọi khó
khăn, vươn lên phát triển cùng TPP.