BONDAGE – CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ?
Bondage hay "nghệ thuật"
Bondage là một hình thức xả tress từ lâu của người Nhật, cũng có thể xem đó
là một hình thái tâm sinh lý, hành vi, quan điểm, sở thích khoái lạc kì lạ của
một bộ phận người trưởng thành. Tuy nhiên vì những yếu tố kì lạ của "bộ
môn nghệ thuật" này nên giữa nghệ thuật và tình dục luôn xen kẻ
vào nhau, cũng như bạo dâm và khổ dâm luôn song hành một cách tự nguyện. Nhưng
cũng chính từ những điều trên nảy sinh không ít câu hỏi pháp lý liên quan đến
Bondage.
Cũng
có thể nói rằng nước Nhật là cội nguồn của Bondage, cách đây 10 năm trào lưu văn hóa sex bắt đầu ở
giới trẻ Nhật, người ta tìm đến sex như một cách giải tỏa những bế tắc trong cuộc
sống, thậm chí rất rất nhiều tác phẩm điện ảnh, văn học công khai khai thác vấn
đề tư duy sex, lối sống sex như Rừng Nauy, Người đẹp ngủ mê hay các bộ phim The
Horrors Of Malformed Men, The Whispering of the Gods... Tuy nhiên vẫn chưa dừng
lại ở đó, khi mà áp lực cuộc sống ngày càng tăng cao cũng là lúc Bondage ra đời.
Bondage
cũng có thể xem là một phần của BDSM: Bondage (nô lệ),
Discipline (trừng phạt), Sadism (bạo dâm) và Masochism (khổ dâm). Tùy
theo mỗi quốc gia mà sẽ có những hình thức Bondage khác nhau, chẳng hạn như
Châu Âu thì khá mạnh bạo với những thiết bị máy móc hỗ trợ, còn Châu Á thì nhẹ
nhàng hơn với các kiểu trói nghệ thuật... nhưng nhìn chung thì bản chất của
Bondage là hình thức giải trí sex và cần phân biệt rằng bản chất của Bondage
không bao gồm tình dục mà chỉ những hình thức biến thể Bondage tại các quốc gia
mới bao gồm tình dục.
Bondage tại Việt Nam
Thời
gian gần đây tại Việt Nam, Bondage đã bắt đầu du nhập và khá thịnh hành trong
giới trẻ lẫn một bộ phận trung niên Việt, tuy nhiên nó có nhiều điểm khác so với
các nước. Tại Việt Nam Bondage pha lệch
yếu tố tình dục khá nhiều, đôi khi có thể xem là sự kết hợp giữa Bạo
dâm và khố dâm , đặc biệt thay
vì phổ biến ở nữ giới như các nước thì tại Việt Nam Bondage lại phổ biến ở nam
giới đồng tính hơn.
Từ
việc thay đổi bản chất của Bondage như hiện nay nên xuất hiện không ít câu
hỏi pháp lý chẳng hạn như: Nếu Bondage mang tính tự nguyện thì có bị xử
lý hình sự? Bondage đồng tính có bị xem là ngoại
tình? và liệu có nên cấm
Bondage hay không ?.. Đó là những câu hỏi chưa được pháp luật Việt quy
định một cách cụ thể mà chỉ có thể hiểu dưới gốc độ cá nhân, tuy nhiên cũng có
vấn đề nảy sinh từ Bondage hoàn toàn có thể giải đáp ngay dưới góc độ pháp lý
đó là hiện nay có khá nhiều người đồng tính nam khi chơi Bondage thường thích sử
dụng quân phục, cảnh phục như quân phục của bộ đội, công an, cảnh sát cơ động
kèm theo những quân hàm… Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 32 Nghị
định 120/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành
chính quốc phòng cơ yếu: “Mặc
quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng
quân binh chủng trái phép.” Sẽ bị phạt tiền từ 500 000 – 1 000 000 đồng.
Tuy nhiên còn các câu hỏi pháp lý khác thì phải giải quyết thế nào?
Bondage
“tự
nguyện” có vi phạm luật
hình sự?
Cần phải xét ra nhiều trường hợp, bao gồm:
Bondage có yếu tố tình dục và Bondage không có yếu tố tình dục. Tuy nhiên vì yếu
tố tình dục luôn tồn tại ít nhiều trong Bondage nên chỉ xét trường hợp Bondage
có pha trộn yếu tố tình dục. Vậy thì trong Bondage có quan hệ tình dục sẽ xét
hai gốc độ đó là “chơi” với trẻ chưa đủ tuổi thành niên và “chơi” với người đã
đủ thành niên ( khác giới và cùng giới ), và đương nhiên dù trong trường hợp
nào thì cả hai bên đều mang tính tự nguyện hoàn toàn.
Trước tiên là Bondage với trẻ chưa
đủ tuổi thành niên (cùng giới, khác giới), khi bắt đầu “cuộc
chơi” người chủ động ( gọi là Boss/Master) và người bị động ( gọi là Slave…) sẽ
có những thỏa thuộc mang tính tự nguyện, sau đó Master sẽ trói là Slv lại, do
đó SLv sẽ hoàn toàn trong thế bị động, nhưng lại xuất phát từ sự tự nguyện, do
đó không thể quy sang tội hiếp dâm được. Cụ thể tại
khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) có quy định
rõ về tội hiếp dâm "Người nào dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn
nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt từ hai năm đến bảy
năm" nhưng trong trường hợp ở đây thì hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện
hai phía nên không thể quy Bondage thành tội hiếp dâm, tuy nhiên vẫn có trường
hợp “Boss” bị phạt tù theo quy định tại khoản4 Điều 112: "Mọi trường hợp
giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội
bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình" và
còn tùy theo mức độ mà sẽ có hình phạt tù khác nhau.
Thứ hai là Bondage với người đã đủ tuổi thành niên (cùng giới,
khác giới), tại Việt Nam luật chưa có những điều khoản quy định cụ thể
về vấn đề đồng tính nên việc giải quyết các vụ việc liên quan đến đồng tính đều
khá khó giải quyết, còn với chơi Bondage cùng người khác giới đã trên tuổi
thành niên nhưng có yếu tố tự nguyện thì không có cơ sở gì để xử phạt tội hiếp
dâm.
Tuy nhiên điểm chung của Bondage với người đã đủ
tuổi thành niên lẫn chưa đủ tuổi thành niên, dù cùng giới hay khác giới chính
là đã xâm phạm vào thân thể, danh dự người khác. Tại Điều104 Bộ luật Hình sự 1999 (có sửa đổi, bổ sung 2009) có quy định về tội
cố ý gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe người khác; dù là xuất phát ở
sự tự nguyện hay không tự nguyện cũng không thể phủ nhận những tổn thương thể
xác từ Bondage gây ra, theo quy định tại Điều104 tùy vào tỷ lệ thương tật mà sẽ có mức phạt tương thích cho “Boss”,
chẳng hạn như khoản1, Điều 104 nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% trong một
số trường hợp sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm. Đồng thời Bộluật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) cũng quy định với tội xúc phạm,
làm nhục danh dự người khác tại Điều 121, khoản 1 Điều này ghi rõ "Người
nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm"
Như vậy Bondage có thể không bị xử phạt dưới tội
vi phạm tình dục, hiếp dâm nhưng sẽ bị xử phạt dưới tội xâm phạm danh dự, thân
thể người khác.
Bondage
có bị coi là ngoại
tình?
Trong
quy định tại khoản1 Điều 147 Bộ luật hình sự quy định về xử phạt hành vi ngoại tình: "Người nào đang có vợ, có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có
chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang
có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành
vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm". Theo đó một hành vi được coi là
ngoại tình khi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, trong
Bondage (khác giới) chỉ là quan hệ giải trí pha tình dục, các chủ thể luôn coi
nhau không bình đẳng như vợ chồng mà ở một địa cao – thấp, do đó không thể xét
là chung sống như vợ chồng, đó là chỉ là một hoạt động mang tính tạm thời; còn
với Bondage (cùng giới) thì càng không thể quy là tội ngoại tình bởi lẽ luật
pháp Việt Nam chỉ thừa nhận vợ chồng là quan hê giữa hai người khác giới, chưa
thừa nhận kết hôn đồng tính thì chưa có cơ sở để khẳng định việc hai người đàn
ông/ phụ nữ thân mật với nhau là vợ chồng.
Bondage có nên bị cấm?
Gần
đây hay xuất hiện các vụ án mạng mà nạn nhân trong tình trạng bị trói chặt miệng,
tay chân... sự việc trên đã khiến cộng đồng “dân chơi” Bondage xôn xao một thời
gian vì trong tình trạng “trói chặt” sẽ chẳng thể làm được gì. Tuy nhiên nhìn
nhận một cách khác quan thì Bondage cũng có những mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Cái tích cực là khả năng giải trí, xua tan những áp lực cuộc sống đời thường
nhưng cũng không thể phủ nhận cái tiêu cực trong việc ảnh hưởng sức khỏe, thân
thể người khác, thậm chí có thể dẫn đến án mạng trong cuộc chơi và sự lệch lạc
tâm sinh lý sau chơi.
Với
quan điểm bản thân, tôi nghĩ rằng nếu Bondage tồn tại ở đúng bản chất nguyên
thuần, chỉ là một hình thức giải trí pha trộn rất rất ít yếu tố sex thì nên để
nó tồn tại trong một bộ người dân (giới trẻ), xem như một nét văn hóa du nhập từ
nước ngoài; nhưng nếu nó đã quá lệch lạc, đi quá xa so với bản chất và có những
yếu tố nguy hiểm, chiếm hữu cao thì nên loại trừ một cách hiệu quả, vừa đảm bảo
tính văn minh, tránh gây phản cảm.