Ai sẽ là người giữ trọng trách – ai sẽ là bộ trưởng?

Sự quan tâm của người dân về những người xứng đáng vào những vị trí quan trọng là sự quan tâm chính đáng.




Ai là Tổng bí thư, ai là Chủ tịch nước, ai là Thủ tướng, ai là Chủ tịch Quốc hội, ai là Bộ trưởng Bộ A, Bộ B...? Câu hỏi về nhân sự kiểu này không hiếm ở nước ta hiện nay.
Sự quan tâm của người dân về những người xứng đáng vào những vị trí quan trọng là sự quan tâm chính đáng.

Hỏi, đáp cũng chỉ là hỏi đáp vì ai cũng hiểu là nhân sự của Đảng thì do Đảng quyết, và cũng giống như chính sách, quyết đúng thì tốt mà quyết sai thì hại.

Trước khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 khai mạc tại Hà Nội, một trong các chủ đề được chú ý và cũng gây nhiều đồn đoán nhất là nhân sự cấp cao.

Ngoài các vị trí chủ chốt như chức Tổng Bí thư hay Thủ tướng Chính phủ, dư luận cũng quan tâm tới nhân vật sẽ giữ cương vị bộ trưởng quốc phòng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hiện đại hóa quân đội để đối phó với các thách thức mới.

Lâu nay, một số nguồn tin không chính thống dự đoán bộ trưởng đương nhiệm, Đại tướng Phùng Quang Thanh, có thể sẽ nhận một chức vụ lớn hơn, và chiếc ghế của ông Thanh sẽ do người khác đảm nhiệm.

Nhà quan sát chính trị Việt Nam tại Úc châu, Giáo sư Carlyle Thayer, vừa gửi cho BBC một số nhận định của ông:

"Theo đánh giá của tôi, Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ ở lại Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và tiếp tục vai trò Bộ trưởng Quốc phòng.

Đây là một quá trình gồm hai bước. Đầu tiên, ông Thanh phải được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội XI tuần tới. Điều này quá dễ dàng.

Bước thứ hai, Tướng Thanh phải trúng cử trong kỳ bầu cử Quốc hội vào tháng Năm 2011. Một lần nữa, không có nghi ngờ gì khả năng ông sẽ tái đắc cử.

Sau đó, ông Thanh sẽ được Thủ tướng tái bổ nhiệm vào vị trí ở bộ quốc phòng. Ông cũng phải được Ban Chấp hành Trung ương mới thông qua trước khi chuyển sang cho Quốc hội chuẩn thuận chức vụ bộ trưởng .

Tất cả những điều ở trên chỉ là thủ tục, và tôi không thấy có trở ngại gì đối với Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Người kế nhiệm

Trong báo chí và trên các blog cá nhân, từng có thông tin cho rằng một trong các thứ trưởng quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, có khả năng sẽ vào Bộ Chính trị và thay thế ông Thanh trong tương lai
.
Thậm chí có người còn nói đó là thông tin do tôi tung ra. Tuy nhiên, không có chuyện đó và bình luận của tôi về việc này trước sau vẫn là:

Nhân vật kế nhiệm ông Phùng Quang Thanh trong tương lai phải là một người có kinh nghiệm chiến đấu, từng chỉ huy quân khu và từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng như Tổng tham mưu trưởng hay Thứ trưởng. Tướng Vịnh không đạt các yêu cầu này.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thực hiện xuất sắc vai trò thứ trưởng của ông trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng.

Ông cũng là người đã chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc gặp quốc phòng mà Việt Nam đăng cai với tư cách chủ tích Asean năm vừa qua, tổng cộng hơn 30 cuộc.

Dấu son lớn nhất của ông là đã tổ chức thành công cuộc họp bộ trưởng quốc phòng Asean với các đối tác ADMM+ lần đầu tiên trong năm 2010.

Quân đội Việt Nam chỉ có một vị trí trong Bộ Chính trị, và hiện vị trí đó do Bộ trưởng Quốc phòng đảm nhiệm. Tôi không cho là con số thành viên Bộ Chính trị của ngành quốc phòng sẽ được tăng lên.
Muốn trở thành ủy viên Bộ Chính trị, Trung tướng Vịnh phải được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Có tin ông đã được lựa chọn để tham dự Đại hội Đảng lần này.

Thông thường, quân đội Việt Nam nắm giữ khoảng 10% số ghế trong Ban Chấp hành Trung ương. Tôi cho là Tướng Vịnh sẽ trở thành ủy viên Ban Chấp hành lần này.

Thế nhưng xuất thân của ông Vịnh là ngành tình báo quân đội chứ không phải tác chiến, nên ông khó có cơ hội trở thành bộ trưởng quốc phòng.

Dĩ nhiên ông Nguyễn Chí Vịnh hoàn toàn có thể tiếp tục cương vị thứ trưởng với trọng trách đối ngoại. Ông cũng có thể là ứng viên cho chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nếu như vị trí này khuyết người.

*Vì là quan trọng, nên việc chuẩn bị nhân sự Đại hội 12 đã được làm từ vài năm nay, từ câu chuyện tiêu chuẩn, độ tuổi cho đến việc luân chuyển từ trung ương về địa phương và ngược lại và nhất là nhân sự đã quyết tại đại hội đảng bộ các cấp, ngành trong năm nay.

Tất cả gần như đã hoàn tất, chỉ còn đợi gút lại tại Đại hội toàn quốc về nhân sự cấp cao cho cả hệ thống.

Nhưng chính cái “gút lại" cuối cùng này lại mang đến nhiều thứ để suy ngẫm.

- Một là, những vị trí chủ chốt trong hệ thống vẫn chưa hẳn đã rõ, cơ hội vẫn để ngỏ cho những vị trí này.

Nói cách khác, đã có sự xuất hiện tính đa dạng, đa chiều trong quyết về nhân sự.

Chưa có nhiệm kỳ đại hội nào mà thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lại chưa có ngay Bí thư, phải đợi, phải ngã ngũ sau.

- Hai là, gắn với điểm vừa nêu chính là đã xuất hiện nhiều kênh nhân sự trong ban lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Nền kinh tế thị trường mà ta đang chuyển sang bằng được đã và đang tác động không nhỏ tới hệ thống chính trị bằng các giá trị rất đời thường...

Quyền lực chính trị sinh ra quyền lực kinh tế, đến lượt mình quyền lực kinh tế lại hỗ trợ, củng cố và gia tăng quyền lực chính trị.

Theo cách này, rất có thể sẽ có đột biến “bất ngờ” trong nhân sự cao cấp sắp tới.

- Ba là, số lượng Ban chấp hành Trung ương qua các kỳ Đại hội và đến Đại hội lần này gia tăng. Tính chất “mặt trận” của Ban chấp hành Trung ương ngày càng rõ.

Đông hơn thì cơ hội vào Trung ương nhiều hơn, tiêu chuẩn phải mở ra, tính rộng rãi, tập hợp theo kiểu “mặt trận” tốt hơn. Đông nhưng vẫn cần tinh, vì đây là nơi hoạch định chính sách cho đất nước.

- Bốn là, bên cạnh số lượng là vấn đề chất lượng.

Tiêu chuẩn chất lượng cho những người vào Trung ương là khá rõ.

Tuy nhiên thực tế cho thấy sau khi vào rồi, phụ trách các công việc được phân công thì một số người năng lực, trình độ không đáp ứng.

Bộ trưởng đứng đầu một bộ mà năng lực, trình độ không tương xứng thì ngành, lĩnh vực đó về cơ bản là vất.

Đã đến lúc cần tổng kết qua mấy nhiệm kỳ Đại hội gần đây nhất, ví dụ như tỉ lệ phần trăm các bộ trưởng nguyên là bí thư tỉnh hoàn thành tốt trọng trách là tư lệnh ngành hoặc tỉ lệ phần trăm các ủy viên Trung ương trong độ tuổi dưới 45 hoàn thành tốt công việc được giao...

Chỉ có như vậy mới đưa ra dự kiến nhân sự tới tốt hơn, chuẩn hơn.Thậm chí phải xem lại tiêu chuẩn.

- Năm là, có thêm một thứ “thi” mới bổ sung vào hệ thống thi cử nước ta: thi công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi chức vụ lãnh đạo, quản lý... và bây giờ là thi vào cấp ủy, thi vào Trung ương.

Cuộc thi này không chính thức có, không ai định ra quy trình, tiêu chí... nhưng thực tế vẫn tồn tại.

Nguyện vọng vào Trung ương có gì là xấu, nếu không nói là quá tốt. Tuy nhiên, điều đáng nói lại là các phương pháp, cách thức “thi” vào Trung ương, có thể nói là đa dạng, phong phú, tích cực có và tiêu cực cũng có.

Dân chúng chỉ mong được như những gì có người đã nói không để vào Trung ương những người tham nhũng, cơ hội, những nhân vật 2Đ - đất và đô la, như Chủ tịch nước từng nhắc đến.




Author:

Facebook Comment