Hộ chiếu quốc gia là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân. Hộ chiếu phổ thông cấp trong nước và cấp ở nước ngoài có hình thức và nội dung như nhau nhưng có ký hiệu riêng để thuận lợi trong quản lý.
Về thời hạn của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh thì Nghị định 94/2015/NĐ-CP đã quy định rõ ràng tại điều 1 khoản 1. Đây là điều sửa đổi bổ sung cho cả hai nghị định là: Nghị định 65/2012/NĐ-CP và Nghị định 136/2007/NĐ-CP.
Trước đây, Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định tại Chương 2, Khoản 2, Điều 4 như sau:
a) Hộ chiếu quốc gia:
- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày;
- Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn;
- Thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
b) Các giấy tờ khác :
- Giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành hồi hương có giá trị không quá 12 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn;
- Giấy thông hành có giá trị không quá 6 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
- Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu thuyền viên được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày.
Sau đó, Nghị định 65/2012/NĐ-CP đã bổ sung, sửa đổi tại Điều 1 như sau:
a) Hộ chiếu quốc gia:
- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 6 tháng thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
- Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
- Thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 9 tuổi thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định này.
b) Các giấy tờ khác:
- Giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành hồi hương có giá trị không quá 12 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn;
- Giấy thông hành có giá trị không quá 6 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
- Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu thuyền viên còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
Bây giờ, Nghị định 94/2015/NĐ-CP đã chỉnh sửa, bổ sung thêm tại Điều 1 như sau:
a) Hộ chiếu quốc gia:
- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 1 năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
- Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
- Thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 9 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
b) Các giấy tờ khác:
- Giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành hồi hương có giá trị không quá 12 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn;
- Giấy thông hành có giá trị không quá 6 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
- Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu thuyền viên còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
=>Tóm lại, có 5 điều khác biệt giữa 3 nghị định trên như sau:
- Thứ nhất: Ban đầu, hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được gia hạn một lần thì sau đó phải kèm thêm điều kiện là còn giá trị dưới 6 tháng và bây giờ thì phải còn giá trị dưới 1 năm thì mới được gia hạn một lần.
-Thứ hai: Ban đầu, việc gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày còn bây giờ thì đơn giản hơn, khi nào hết hạn thì đều có thể làm thủ tục cấp hộ chiếu mới.
-Thứ ba: Trước đây, Nghị định 136/2007/NĐ-CP chưa hề đề cập hay quy định gì việc cấp lại hộ chiếu phổ thông mới thì bây giờ Nghị định 94/2015/NĐ-CP đã quy định hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
-Thứ tư: Lúc trước, thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 14 tuổi thì bây giờ đã cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 9 tuổi.
-Thứ năm: Trước đây, hộ chiếu thuyền viên chỉ có giá trị không quá 5 năm và được gia hạn một lần. Thế nhưng bây giờ, hộ chiếu thuyền viên không được gia hạn nữa và có giá trị không quá 10 năm.