Sự khác nhau về vốn pháp định đối với doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không

Từ ngày 12/12/2015, Nghị định 102/2015/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay bắt đầu có hiệu lực thi hành. 




Theo Nghị định thì Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không.

Sau đây, mình xin trình bày sự khác nhau về Vốn pháp định đối với doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không của Nghị định 102/2015/NĐ-CP  với Nghị định 83/2007/NĐ-CP:

Trước đây, Nghị định 83/20017/NĐ-CP quy định:

1. Doanh nghiệp cảng hàng không:

a) Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng Việt Nam.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không:

a) Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng Việt Nam.

Bây giờ, Nghị định 102/2015/NĐ-CP quy định:

1. Đối với doanh nghiệp cảng hàng không:

a) Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 200 (hai trăm) tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 100 (một trăm) tỷ đồng Việt Nam.

2. Đối với doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác khu bay, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không:

a) Tỷ lệ vốn nhà nước không được thấp hơn 65% vốn điều lệ;
b) Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ.

Như vậy, số vốn pháp định đối với doanh nghiệp cảng hàng không đã tăng lên khá nhiều so với trước đây: Từ 100 tỷ VNĐ đã tăng lên 200 tỷ VNĐ đối với kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế và từ 30 tỷ VNĐ tăng lên 100 tỷ VNĐ đối với kinh doanh tại cảng hàng không nội địa. 

Rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung từ mọi người để cùng nắm rõ quy định


Author:

Facebook Comment