Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QH13, Khoản 2 Điều 14 Luật BHYT số 25/2008/QH12; Khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương và các khoản phụ cấp lương; từ ngày 1/1/2018, là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
1/ Người lao động trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài:
1.1. Mức đóng BHXH, BHTN:
Theo quy định, người lao động trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng BHYT, thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi; vẫn phải đóng BHXH, BHTN theo mức lương làm cơ sở trích nộp BHXH, BHTN trước khi được cử đi học tập, công tác tại nước ngoài.
Người lao động trong thời gian cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài mà vẫn hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị nơi cử người lao động đi: Mức đóng hằng tháng bằng 28% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: BHXH: 26% (đơn vị: 18%, người lao động: 8%); BHTN: 2% (đơn vị: 1%, người lao động: 1%).
Người lao động trong thời gian cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài không hưởng tiền lương, tiền công: Mức đóng hằng tháng bằng 22% (quỹ hưu trí và tử tuất) tính trên mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và do đối tượng đóng toàn bộ.
Mức đóng BHXH hằng tháng đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) được tính theo mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ, HĐLV và tỷ lệ đóng theo bảng tổng hợp dưới đây:
1. Đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT, BHTN (bảng 1).
Năm
|
Người sử dụng lao động (%)
|
Người lao động (%)
|
Tổng cộng (%)
| ||||
BHXH
|
BHYT
|
BHTN
|
BHXH
|
BHYT
|
BHTN
| ||
01/2007
|
15
|
2
|
5
|
1
|
23
| ||
01/2009
|
15
|
2
|
1
|
5
|
1
|
1
|
25
|
Từ 01/2010
đến 12/2011
|
16
|
3
|
1
|
6
|
1,5
|
1
|
28,5
|
Từ 01/2012
đến 12/2013
|
17
|
3
|
1
|
7
|
1,5
|
1
|
30,5
|
01/2014
trở đi
|
18
|
3
|
1
|
8
|
1,5
|
1
|
32,5
|
2. Đối tượng chỉ tham gia BHXH:
2.1 Người lao động là phu nhân (phu quân) hưởng lương từ Ngân sách của Nhà nước (bảng 2).
Năm
|
Người sử dụng lao động (%)
|
Người lao động (%)
|
Tổng cộng (%)
|
Từ 01/2007
|
11
|
5
|
16
|
Từ 01/2010 – 12/2011
|
12
|
6
|
18
|
Từ 01/2012 – 12/2013
|
13
|
7
|
20
|
Từ 01/2014 trở đi
|
14
|
8
|
22
|
2.2. Người lao động là phu nhân (phu quân) không phải là cán bộ, công chức Nhà nước nhưng đã có quá trình tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (bảng 3).
Năm
|
Người lao động (%)
|
Ghi chú
|
Từ 01/2007
|
16
|
Tính theo mức tiền lương, tiền công tháng trước khi đi làm việc ở nước ngoài
|
Từ 01/2010 – 12/2011
|
18
| |
Từ 01/2012 – 12/2013
|
20
| |
Từ 01/2014 trở đi
|
22
|
Người sử dụng lao động thu tiền đóng của phu nhân (phu quân) hoặc người lao động để đóng cho cơ quan BHXH
3. Tỷ lệ đóng BHYT sẽ được điều chỉnh khi Nhà nước có văn bản hướng dẫn thực hiện, nhưng tối đa bằng 6%.
1.2. Quy trình quản lý thu nộp BHXH:
Cơ quan BHXH sẽ cấp thêm mã số quản lý riêng đối với các đơn vị sử dụng lao động có người lao động thuộc đối tượng trên. Đối với đơn vị trích nộp BHXH theo lương hệ số có mã LAxxxxx, nếu đơn vị trích nộp BHXH theo mức lương có mã LBxxxxx.
Khi người lao động được cử đi học tập hoặc công tác nước ngoài; đơn vị lập Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu số D02-TS; gọi tắt là Mẫu số D02-TS); kèm theo công văn đề nghị thu BHXH, BHTN trong đó nêu rõ có hưởng lương hay không hưởng lương, Quyết định cử đi học tập hoặc công tác nước ngoài và các giấy tờ liên quan khác để cơ quan BHXH cấp mã số theo dõi riêng. Đồng thời đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh giảm trong Mẫu số D02-TS theo mã số đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN; tại cột ghi chú ghi: “Đi học tập hoặc công tác nước ngoài”, nộp kèm theo thẻ BHYT cho cơ quan BHXH, trường hợp không nộp thẻ BHYT thì phải đóng bổ sung hết giá trị còn lại của thẻ BHYT
Khi người lao động hết thời gian được cử đi học tập hoặc công tác nước ngoài trở lại làm việc theo quyết định của cơ quan, tổ chức cử đi, thì đơn vị lập Mẫu số D02-TS (theo mã số LAxxxxx hoặc LBxxxxx đã được cơ quan BHXH cấp); kèm theo: công văn, Quyết định tiếp nhận và các giấy tờ liên quan khác. Đồng thời điều chỉnh tăng lại trong Mẫu số D02-TS theo mã số đơn vị đang tham gia.
• Đăng kí tham gia BHXH.
NSDLĐ, cơ quan, doanh nghiệp quản lý các đối tượng tham gia có trách nhiệm đăng kí tham gia BHXH với cơ quan BHXH được phân công quản lý nhằm xác định số lượng người tham gia BHXH để thông báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về BHXH. Đây là khâu đầu tiên trong quá trình thu và quản lý thu quỹ BHXH, tuỳ vào mỗi nước mà có quy định khác nhau trong việc nộp hồ sơ đăng kí tham gia BHXH cho người lao động nhưng nhìn chung hồ sơ đăng kí tham gia BHXH thường bao gồm:
• Các quy định, công ước đăng kí tham gia BHXH.
• Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH
• Hồ sơ hợp lệ về đơn vị và NLĐ trong danh sách
Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định danh sách tham gia BHXH, số tiền lương phải đóng hàng tháng.
Đơn vị quản lý đối tượng căn cứ thông báo hoặc hợp đồng đã ký kết với cơ quan BHXH tiến hành cấp sổ BHXH.
• Sau quá trình đăng kí tham gia BHXH cho người lao động: cơ quan BHXH định kì (theo quy định của từng nước) sẽ tiến hành thu BHXH từ người tham gia BHXH hoặc từ các đơn vị, cơ quan sử dụng lao động tham gia BHXH thông qua việc mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc Nhà nước. Hoặc cũng có thể đến trực tiếp từng đơn vị, từng người tham gia BHXH để thu đóng góp BHXH. Quá trình thu được tiến hành theo hai cách như sau:
• Trường hợp 1: Cán bộ BHXH phải trực tiếp thu BHXH từ người tham gia BHXH: trường hợp này cán bộ BHXH hoặc bộ phận chuyên trách thu của cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu đóng góp từ người tham gia BHXH. Họ sẽ xuống tận cơ sở, nơi người lao động làm việc để trực tiếp thu.
• Trường hợp 2: Cơ quan BHXH thu thông qua NSDLĐ hoặc thông qua đại lý thu của mình như Ngân hàng, bưu điện, thông qua cơ quan thuế…Cơ quan BHXH thường mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc nhà nước để công việc chuyển tiền từ NSDLĐ và các đại lý thu đến cơ quan BHXH được thuận lợi hơn. Khi đó, NSDLĐ được giao kết là đại lý cho cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu BHXH từ NLĐ sau đó chuyển toàn bộ đóng góp BHXH của cả NSDLĐ và NLĐ cho cơ quan BHXH có kèm theo báo cáo số thu nộp BHXH và danh sách lao động nộp BHXH thông qua việc chuyển khoản vào tài khoản của cơ quan BHXH đã được mở tại Ngân hàng hoặc tại kho bạc Nhà nước.
• Hàng tháng nếu có sự biến động so với danh sách đã đăng kí tham gia BHXH, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mẫu quy định (tuỳ vào quy định của mỗi nước) gửi cơ quan BHXH có chức năng để kịp thời điều chỉnh, xử lý.
2/ Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp hằng tháng do mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày:
Kể từ ngày 01/01/2015, người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, thì đơn vị và người lao động không đóng BHXH, BHYT, BHTN; người lao động được cơ quan BHXH đóng BHYT. Cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT có mã thẻ BHYT khác cho người lao động thuộc đối tượng trên.
Khi người lao động nghỉ việc vì ốm đau, nếu đơn vị xác định thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hằng tháng do mắc bệnh dài ngày thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, thì lập hồ sơ điều chỉnh giảm trong Mẫu số D02-TS, tại cột ghi chú, đơn vị ghi đúng tên bệnh theo Danh mục bệnh thuộc các chuyên khoa của Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Đồng thời, nộp kèm theo thẻ BHYT (đã được cấp theo danh sách lao động của đơn vị), bản photo của một trong các chứng từ liên quan để xác định người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày như: Giấy ra viện, Mẫu C65-HD2 “Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH”, Biên bản hội chẩn, Phiếu hội chẩn, bệnh án hoặc sổ khám chữa bệnh (gọi tắt là chứng từ liên quan), Phiếu Giao nhận hồ sơ số 103 cho cơ quan BHXH để được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT (có mã thẻ BHYT cho đối tượng nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày).
Trường hợp đơn vị không nộp thẻ (đã được cấp theo danh sách lao động của đơn vị) hoặc thiếu chứng từ liên quan thì khi lập hồ sơ điều chỉnh giảm, tạm thời đóng bổ sung hết giá trị thẻ BHYT để người lao động được hưởng chế độ KCB trong thời gian nghỉ. Sau đó nếu tập hợp đầy đủ chứng từ liên quan, thì lập hồ sơ điều chỉnh giảm thu BHYT tương ứng trong Mẫu D02-TS, kèm theo thẻ BHYT nộp theo Phiếu Giao nhận hồ sơ số 103 cho cơ quan BHXH để được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT (có mã thẻ BHYT cho đối tượng nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày).
Hằng quý, căn cứ hồ sơ giải quyết chế độ BHXH, cơ quan BHXH sẽ thực hiện chấp nhận (hoặc không chấp nhận) việc không thu BHYT trong thời gian người lao động nghỉ ốm dài ngày và thông báo cho đơn vị vào tháng gần nhất. Khi đến đợt gia hạn thẻ BHYT, đơn vị lập văn bản (theo Mẫu D01b-TS) kèm danh sách kê khai người lao động đang nghỉ ốm dài ngày nộp cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng cuối trong kỳ hạn thẻ cũ để được gia hạn.
Khi người lao động hết thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm dài ngày theo quy định và đi làm lại, đơn vị điều chỉnh tăng lại theo Mẫu số D02-TS. Đơn vị nộp lại thẻ BHYT (diện nghỉ hưởng chế độ BHXH ốm đau dài ngày) để cấp thẻ BHYT theo mã đối tượng quản lý chung toàn đơn vị.
a/ Bản thân ốm đau:
Trong điều kiện bình thường
- 30 ngày (tham gia BHXH dưới 15 năm).
- 40 ngày(tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm).
- 60 ngày (tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên).
Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:
- 40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 70 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế)
- Tối đa 180 ngày/năm trong một năm.
- Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
b/ Con ốm:
- Con dưới 3 tuổi: tối đa 20 ngày/năm.
- Con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: tối đa 15 ngày/năm.
*Lưu ý: Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH: Nếu một người đã nghỉ hết thời hạn quy định mà con vẫn ốm đau thì người kia được nghỉ tiếp theo quy định trên.
c/ Ngày nghỉ nào được hưởng trợ cấp:
Ngày nghỉ ốm đau, hoặc nghỉ chăm sóc con ốm được trợ cấp theo ngày làm việc. Nếu những ngày nghỉ này trùng với ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết thì không được nghỉ bù để tính hưởng trợ cấp.
Ngày nghỉ ốm đau do bệnh dài ngày, nghỉ dưỡng sức, được tính hưởng trợ cấp cả những ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết.
3/ Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội:
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT
Khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH, thì đơn vị điều chỉnh giảm theo Mẫu số D02-TS, tại cột ghi chú, đơn vị ghi “Nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau trên 14 ngày trong tháng”, đồng thời phải đóng bổ sung hết giá trị BHYT để người lao động được hưởng chế độ KCB trong thời gian nghỉ.
Khi người lao động đi làm việc trở lại, đơn vị lập Danh sách tăng lại lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo Mẫu số D02-TS, đồng thời căn cứ vào danh sách người lao động hưởng trợ cấp ốm đau giảm đóng BHYT cho tháng nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng (tối đa không quá thời gian được nghỉ hưởng chế độ ốm đau) theo quy định của pháp luật về BHXH.
4/ Người lao động đi lao động tại nước ngoài:
Người lao động đi lao động tại nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT.
Khi người lao động thuộc đối tượng trên tham gia BHYT phải xuất trình bản photo: Hợp đồng lao động đối với thời gian lao động tại nước ngoài, Hộ chiếu có ghi nhận thời gian rời Việt Nam đi lao động tại nước ngoài và thời gian trở về nước hoặc các giấy tờ chứng minh liên quan khác để làm căn cứ ghi nhận thời gian tham gia BHYT liên tục.
Điều 2 – Bộ luật lao động 2006. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong trường hợp bạn thuộc đối tượng đóng BHXH thì việc công ty trừ tiền BHXH hàng tháng cảu bạn là hoàn toàn đúng. Bạn sẽ được hưởng đầy đủ chế độ về BHXH khi về nước. Về việc nhận tiền BHXH thì phải sau 1 năm nếu như không có nhu cầu tiếp tục đóng BHXH nữa thì bạn có thể làm đơn yêu cầu gửi đến BHXH để xin rút BHXH một lần.
Về thủ tục xin hưởng BHXH 1 lần được quy định như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội;
2. Quyết định nghỉ việc;
3. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.