MANG THAI HỘ CÒN NHIỀU BẤT CẬP

MANG THAI HỘ CÒN NHIỀU BẤT CẬP



            Tháng 1/2015, Chính phủ đã có những quy định chấp nhận việc mang thai hộmục đích nhân đạo. Những quy định một mặt đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các cặp vợ chồng nhưng mặt khác lại đặt ra nhiều vấn đề phức tạp liên quan.
            Quy định về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã được bổ sung tại khoản 22, 23 Điều 3, điểm g Điều 5, Điều 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100 Luật hôn nhân và gia đình 2014; Nghị định 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ông nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
            Theo đó mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được định nghĩa như sau: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.” Như vậy bằng việc sử dụng trứng của người vợ, tinh trùng của người chồng và tử cung của người phụ nữ tự nguyện sẽ có thể thực hiện việc mang thai hộ
            Quy định có nhiều ưu nhược
 Nhìn chung những quy định trên đã hợp pháp hóa việc mang thai hộ, giúp các cặp vợ chồng nhất là các bà mẹ có được cơ hội để thực hiện thiên chức làm mẹ. Song cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, bật cập hệ lụy như lạm dụng để thương mại hóa hoạt động nhân đạo, những hạn chế trong quy định, có nhiều trường hợp luật vẫn chưa đề cập đến.
Thương mại hóa hoạt động nhân đạo


“Việc mang thai hộ có chỉ định cụ thể theo luật chứ không phải ai không muốn mang thai là được nhờ người mang thai hộ. Vừa qua bệnh viện nhận nhiều cuộc điện thoại đề nghị tư vấn mang thai hộ không vì mục đích nhân đạo mà xuất phát từ việc không muốn thực hiện thiên chức làm mẹ vì sợ mang thai sẽ “phá” sắc đẹp, vóc dáng hoặc làm trì hoãn thăng tiến nghề nghiệp”, Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, phó giám đốc bệnh viện phụ sản Từ Dũ cho hay.
Nhiều phụ nữ hoàn toàn có đủ khả năng để thực hiện việc sinh con nhưng vì lo sợ đau đớn hay ảnh hưởng đến thân hình nên sẵn sàng chi số tiền lớn để tìm người mang thai hộ, trong khi đó có rất nhiều người phụ nữ khác cần tiền thế là người cung người cầu. Còn về quy định của luật như phải là người thân thích cùng hàng bên vợ, bên chồng (điểm a, khoản 2, Điều 95 Luật HN&GĐ 2014), đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần (điểm b, khoản 3 Điều 95), có xác nhận của tổ chức ý tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai, sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (điểm a khoản 2 Điều 95) thì hoàn toàn có thể lách luật. Chỉ cần có tiền thì sẽ có quyền, cứ như thế từ một hành động mang tính nhân đạo, nhân văn sẽ nhanh chóng trở thành một ngành thương mại dịch vụ và người phụ nữ sẽ tự động có thêm một ngành nghề “hợp pháp” bộn tiền.
Trường hợp nào được thực hiện mang thai hộ?
Có những trường hợp phụ nữ không có tử cung, không còn dự trữ buồn trứng nên không có trứng (noãn). Vậy trường hợp này, họ cần phải đi xin trứng người khác để mang thai hộ. Thế nhưng Luật hôn nhân và gia đình cũng như Nghị định 10 không có quy định thì bệnh viện có được thực hiện không? hay
Khoản 4, Điều 5, Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định đi ngược chỉ định chuyên môn: trong những trường hợp người vợ hoặc chồng, thậm chí cả hai vợ chồng bị bất thường di truyền về chuyển đoạn gen khiến người vợ bị sẩy thai hoài hoặc không có thai được thì sẽ phải xin noãn, hoặc đi xin phôi của người khác mới có thể nhờ người mang thai hộ được vậy họ có quyền xin trứng (noãn) từ người phụ nữ tự nguyện và việc mang thai hộ sẽ được tiến hành không?
Có áp dụng với người nước ngoài?
Trong Nghị định 10 có quy định đối tượng áp dụng mang thai hộ là người VIệt Nam và người nước ngoài nhưng quy định cho noãn thì chỉ áp dụng với người Việt Nam, Việt Kiều. Những trường hợp cho xin tinh trùng lại không đề cập tới. Thế thì có áp dụng mang thai hộ cho người nước không?
Cán bộ trả lời
 Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hải - phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) trả lời vấn đề có áp dụng với người nước ngoài “Không ai cấm người nước ngoài mang thai hộ mà chỉ cấm cho noãn và tinh trùng. Bộ Y tế và Bộ Tư pháp sẽ tính toán để có hướng xử lý. Đây là vấn đề pháp lý rất phức tạp nên các anh chị hết sức cân nhắc khi thực hiện”  tương tự TS Nguyễn Huy Quang - vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng cho rằng: “Nếu áp dụng cho người nước ngoài mang thai hộ thì chúng ta giải quyết hệ quả của vấn đề pháp lý thế nào khi người đó trở về đất nước họ? Việc này có thể dẫn tới các xung đột về mặt pháp lý liên quan đến hiệp định thương mại quốc tế, liên quan tới luật của nước họ có cho phép mang thai hộ hay không...”




Author:

Facebook Comment