TPP Tiếng Việt: Chương III Quy tắc xuất xứ (phần I)

TPP Tiếng Việt: Quy tắc xuất xứ (phần I)
Tại Chương III Hiệp định TPP, những vấn đề về quy tắc cũng như thủ tục xuất xứ đã được quy định chi tiết, qua đó góp phần giải đáp nhiều thắc mắc từ phía người dân, các tổ chức chịu ảnh hưởng từ TPP.
Trong Chương III, có nhiều thuật ngữ như nuôi trồng thủy sản, hàng hóa hoặc nguyên liệuthay thế, nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung, hàng hóa, nguyên liệu giántiếp, nguyên liệu, hàng hóa không có xuất xứ (nguyên liệu không có xuất xứ),hàng hóa có xuất xứ (nguyên liệu có xuất xứ), nguyên liệu đóng gói và vật chứađể vận chuyển, sàn xuất, giá trị giao dịch, giá trị hàng hóa đều được giải thích cụ thể tại Điều 3.1
Điều kiện hàng hóa có xuất xứ: 
Tại điều3.2 Một hàng hóa được xem là có xuất xứ khi đáp ứng các điều kiện sau:
Thu được hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên (giống quy định tại Điều 3.3 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy);
Được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên và hoàn toàn từ nguyên liệucó xuất xứ; hoặc được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một hoặc
Nhiều Bên sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện hàng hóa thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu có hiệu lực tại Phụ lục 3-D ( Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng).
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy:
Quy định tại Điều 3.3, khi đó một hàng hóa được xem là có xuất xứ thuần túy hay được xem là  sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một, nhiều Bên khi hàng hóa đó đáp ứng các yêu cầu sau:  
(a) một loại thực vật hoặc hàng hóa thực vật được trồng, thu hoạch, hái hoặc tập trung trong lãnh thổ đó;
(b) một động vật sống được sinh ra và nuôi lớn trong lãnh thổ đó;
(c) một loại hàng hóa thu được từ một động vật sống trong lãnh thổ đó;
(d) một động vật bị săn, bẫy, đánh bắt, khai thác hoặc bắt trong lãnh thổ đó;  
(e) một hàng hóa thu được từ nuôi trồng thủy sản trong lãnh thổ đó;
(f) một khoáng chất hoặc chất tự nhiên, không bao gồm trong các điểm từ (a) đến (e), được chiết xuất hoặc lấy trong lãnh thổ đó;
(g) cá, động vật có vỏ và các loài sinh vật biển khác đánh bắt từ biển, đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy bên ngoài lãnh thổ của các Bên và, theo luật pháp quốc tế, bên ngoài lãnh hải của các nước ngoài khối TPP1bằng tàu được đăng ký, niêm yết, hoặc ghi nhận với một Bên và được phép treo cờ của Bên đó;
(h) một hàng hóa được sản xuất từ các loại ​​hàng hoá nêu tại điểm (g) trên một tàu chế biến thủy sản được đăng ký, niêm yết với một Bên và được phép treo cờ của Bên đó;
(i) một hàng hóa khác ngoài cá, động vật có vỏ và các sinh vật biển khác do một Bên hoặc một người của một Bên bắt từ đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy bên ngoài lãnh thổ của các Bên, và ngoài phạm vi mà các nước ngoài khối TPP thực hiện quyền tài phán với điều kiện Bên đó hoặc người của Bên đó có quyền khai thác đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy theo luật pháp quốc tế;
(j) là một trong các loại sau:
(i) chất thải hoặc phế liệu có nguồn gốc từ sản xuất trong lãnh thổ đó; hoặc
(ii) chất thải hoặc phế liệu có nguồn gốc từ hàng đã qua sử dụng thu thập trong lãnh thổ đó, với điều kiện những mặt hàng này chỉ phù hợp cho việc thu hồi nguyên liệu thô; và
(k) một hàng hóa sản xuất trong lãnh thổ đó hoàn toàn từ các loại hàng hóa nêu trong cácđiểm từ (a) đến (j), hoặc từ các dẫn xuất của chúng.
Nguyên liệu được thu hồi sử dụng trong tái sản xuất:   
Một nguyên liệu được thu hồi trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên được xem là có xuất xứ khi nguyên liệu đó được dùng trong quá trình tái sản xuất hàng hóa hoặc cấu thành hàng tái sản xuất   
( hàng hóa được xem là tái sản xuất khi có xuất xứ thỏa mãn các điều kiện tại Điều 3.2: Hàng hóa có xuất xứ; một nguyên liệu được thu hồi không được sử dụng cho tái sản xuất hàng hóa hoặc cấu thành hàng hóa tái sản xuất chỉ được xem là có xuất nếu thỏa mãn các điều kiện tại Điều 3.2: Hàng hóa có xuất xứ)
Hàm lương giá trị khu vực:  
Sau đây là các công thức thức dùng để tính phương pháp giá trị tập trung, phương pháp "build-down", phương pháp "build-up", phương pháp chi phí ròng:
·        Phương pháp giá trị tập trung: dựa trên giá trị nguyên liệu không có xuất xứ
Hàm lượng giá trị khu vực (RVC)= [(giá trị hàng hóa- FVNM)/Giá trị hàng hóa] x 100
·        Phương pháp “build-down”: dựa trên giá trị nguyên liệu không có xuất xứ
Hàm lượng giá trị khu vực (RVC)= [ (Giá trị hàng hóa - VNM) / Giá trị hàng hóa ] x 100   
·        Phương pháp "build-up": dựa trên giá trị nguyên liệu có xuất xứ:   
Hàm lượng giá trị khu vực (RVC)= (VOM / Giá trị hàng hóa) x 100
·        Phương pháp chi phí ròng (chỉ áp dụng cho ô tô): 
Hàm lượng giá trị khu vực (RVC)=[ (NC-VNM) / NC ] x 100
Chú thích:
RVC là hàm lượng giá trị khu vực (regional value content) của hàng hóa, tính bằng phần trăm;
VNM là giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ, bao gồm nguyên liệu không rõ xuất xứ, sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa;
NC là chi phí ròng của hàng hóa được xác định theo điều 3.9 (Chi phí ròng);
FVNM là giá trị nguyên liệu không có xuất xứ, bao gồm cả nguyên liệu không rõ nguồn gốc quy định trong quy tắc cụ thể theo sản phẩm tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) và được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Để giải thích rõ hơn, nguyên liệu không có xuất xứ không được nêu trong quy tắc cụ thể theo sản phẩm tại Phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) không được dùng để xác định FVNM; và
VOM  là giá trị của các nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó trong lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên.

Các Bên quy định chi phí cho tính toán hàm lượng giá trị khu vực được hạch toán, duy trì theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung áp dụng trong lãnh thổ của Bên nơi hàng hóa đó được sản xuất.


(Còn tiếp…)

Author:

Facebook Comment