Hướng dẫn quyết toán thuế Thu nhập cá nhân 2015 - Phần 2
Cứ mỗi dịp cuối kỳ, cuối
năm là lại đến lúc tổng kết sổ sách, chi phí thuế các loại, với số lượng sổ sách lớn, nhiều thủ tục việc quyết toán thuế cuối đợt đã và đang là
vấn đề gây nhiều khó khăn cho các kế toán. Tiếp tục ở phần trước, ở bài
này sẽ bao gồm các vấn đề sau thu
nhập chịu thuế, bổ sung một
số khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN, danh
sách phụ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN …
3. Thu
nhập chịu thuế - Thu nhập tính thuế
3.1 Thu nhập chịu thuế
Thực hiện xác định theo điều 2 Thông tư
111/2013/TT-BTC và các sửa đổi tại Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư
92/2015/TT-BTC. Về cơ bản thì việc xác định thu
nhập chịu thuế này thực hiện như những năm trước, có bổ sung thêm 1 số
khoản thu nhập được loại trừ khỏi thu nhập chịu thuế, cụ thể:
- Trợ cấp một lần đối với người
Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc (theo khoản 1điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
- Các khoản chi
phí dịch vụ khác đi kèm với nhà ở do NSDLĐ xây dựng để cung cấp miễn
phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp (theo khoản 2 điều 11 Thông
tư 92/2015/TT-BTC). Cần lưu ý là các khoản chi phí dịch vụ này sẽ được tính vào
thu nhập chịu thuế nếu NSDLĐ trả hộ cho NLĐ đối với nhà ở thuê ngoài (không
phải do NSDLĐ tự xây dựng và cung cấp miễn phí cho NLĐ).
- Các khoản
tiền mua sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí
bảo hiểm. Các loại bảo hiểm này gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức
khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ...
mà theo đó NLĐ sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thoả thuận
tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả mà không nhận được tiền phí
tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm (theo khoản 3 điều 11 Thông tư
92/2015/TT-BTC).
- Chi
phí đưa đón NLĐ đi làm từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại theo quy
chế của công ty, không phân biệt khoản tiền cho cả tập thể hay chỉ chi riêng
cho từng cá nhân (theo khoản 4 điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
- Khoản tiền đám hiếu, hỉ cho
bản thân và gia đình NLĐ theo quy định của NSDLĐ và không vượt quá 01 tháng
lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của NSDLĐ (theo khoản 5
điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
Ngoài ra, về các khoản
phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế thì NLĐ và NSDLĐ có
thể xem ở Công văn 1381/TCT-TNCN năm 2014 để xác định.
Lưu ý: Nếu NLĐ nhận thu nhập không bao gồm thuế TNCN thì sẽ phải quy đổi thành thu nhập có thuế TNCN được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4, Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Lưu ý: Nếu NLĐ nhận thu nhập không bao gồm thuế TNCN thì sẽ phải quy đổi thành thu nhập có thuế TNCN được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4, Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC.
3.2 Thu
nhập tính thuế
Thu
nhập tính thuế bình quân tháng
được xác định bằng tổng
thu nhập cả năm (12 tháng) trừ (-) tổng các khoản giảm trừ của cả năm
sau đó chia cho 12 tháng.
3.3 Các khoản
giảm trừ
- Giảm
trừ gia cảnh: đối với các cá nhân có hoạt động kinh doanh thì từ năm
2015 sẽ không tính giảm trừ gia cảnh, thay vào đó mức thuế suất thuế TNDN sẽ áp
dụng theo mức thuế tuyệt đối trên tổng doanh thu. Đây là một điểm thay đổi rất
quan trọng mà người nộp thuế cần phải biết.
Đối với phần thu nhập từ tiền
công, tiền lương thì vẫn áp dụng mức giảm trừ như năm cũ, theo đó:
Giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế là 9 triệu/tháng,
tức là 108 triệu/năm
Giảm trừ cho người phụ thuộc là 3,6 triệu/người/tháng.
Đối với người
phụ thuộc thì thời điểm bắt đầu tính giảm trừ được tính từ tháng phát
sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng (tuy nhiên người nộp thuế phải có đăng ký giảm trừ gia
cảnh cho người phụ thuộc vào thời điểm quyết toán thuế; đối với các đối tượng
là cá nhân không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng
như anh ruột, chị ruột, em ruột, Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột,
dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột, cháu ruột của người nộp thuế thì hồ sơ
đăng ký giảm trừ phải được thực hiện trước ngày 31/12).
3.4 Thuế
suất
Áp dụng theo bảng thuế lũy
tiến tại điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
Bậc thuế
|
Phần thu nhập
tính thuế/năm
(triệu đồng) |
Phần thu nhập
tính thuế/tháng
(triệu đồng) |
Thuế suất (%)
|
1
|
Đến 60
|
Đến 5
|
5
|
2
|
Trên 60 đến 120
|
Trên 5 đến 10
|
10
|
3
|
Trên 120 đến 216
|
Trên 10 đến 18
|
15
|
4
|
Trên 216 đến 384
|
Trên 18 đến 32
|
20
|
5
|
Trên 384 đến 624
|
Trên 32 đến 52
|
25
|
6
|
Trên 624 đến 960
|
Trên 52 đến 80
|
30
|
7
|
Trên 960
|
Trên 80
|
35
|
3.5 Miễn
giảm thuế TNCN
Đối với các cá nhân làm việc ở
khu
kinh tế thì sẽ được giảm 50% số thuế TNCN đối với thu nhận trong khu
kinh tế theo quy định của Thông tư 128/2014/TT-BTC hướng dẫn việc giảm thuế thu
nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại Khu kinh tế
Nguồn: ThuKyLuat.vn