BỊ CAN, BỊ CÁO
CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GÌ?
Hiện nay trong quy trình Tố
tụng hình sự, bị
can và bị
cáo luôn có sự không rạch ròi về quyền
và nghĩa
vụ, từ đó làm nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý liên quan. Vậy như thế nào gọi
là bị
can, như thế nào gọi là bị
cáo và bị
can, bị cáo có quyền
và nghĩa
vụ như thế nào?
Bị
can là ai, quyền
và nghĩa
vụ của bị
can?
Bị
can là người đã bị khởi
tố về tội hình
sự. Quyền
và nghĩa
vụ của bị
can được quy định tại Điều
49, Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, theo đó bị
can có những quyền
như sau:
- Quyền
được biết mình bị khởi tố vì tội gì.
Bị
can phải được giao
nhận bản sao quyết định khởi tố và được giải
thích về quyền và nghĩa vụ của họ. Trong trường hợp có sự thay đổi hoặc
bổ sung quyết định khởi tố bị
can cũng phải được thông báo.
- Quyền
được giao
nhận bản sao quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Bị
can phải được biết lý do mình bị áp dụng biện pháp đó và được quyền
khiếu nại về quyết định đó. Bị can cũng được thông báo nếu có sự thay đổi
trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn.
- Quyền
được đưa
chứng cứ và những yêu
cầu.
Bị
can có quyền này để chứng
minh là mình không có tội hoặc trình
bày những tình tiết, lý do để giảm nhẹ tội cho mình. Chứng
cứ mà bị can đưa ra cũng phải được tôn trọng như những chứng cứ khác của
vụ án.
- Quyền
xin thay
đổi những người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự.
Khi có căn cứ cho rằng những người
tham gia tố tụng, tiến hành tố tụng không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Bị
can có quyền xin thay đổi.
- Quyền
tự bào chữa hoặc nhờ
người khác bào chữa.
Nếu bị can là người chưa thành niên
hoặc người có nhược điểm về thể chất và tâm thần thì cơ quan điều tra, Viện Kiểm
sát hoặc Tòa án phải yêu cầu đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ. Bị
can và người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ
chối người bào chữa.
- Quyền
được giao
nhận kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra và giao nhận bản cáo
trạng sau khi Việm Kiểm sát quyết định truy tố.
- Quyền
được thông báo về nội
dung kết quả giám định.
- Quyền
khiếu nại quyết định hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố
tụng.
Song song với quyền như trên thì bị
can lẫn bị
cáo đều có những nghĩa
vụ như sau:
- Bị
can, bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố
tụng. Nếu bị can, bị cáo vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì có thể bị áp
giải.
- Bị
can, bị cáo không được sử dụng những phương pháp bào chữa trái pháp luật
như: mua chuộc nhân chứng, giám định viên; giả mạo chứng cứ…
- Bị
can, bị cáo phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của
cơ quan tiến hành tố tụng.
Cùng với bị can, bị cáo là người đã
bị Tòa án đưa ra xét xử, theo đó bị
cáo có những quyền sau:
Những quyền lợi mà bị cáo được hưởng
có những điểm khác biệt so với quyền lợi bị can. Nguyên nhân của điều này là do
bị
cáo là người trực tiếp tham gia vào phiền tòa xét xử.
- Quyền
được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định áp dụng thay đổi
hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định đình chỉ vụ án, bản án, quyết định
của Tòa án…
Bị cáo phải được giao nhận quyết định
đưa vụ án ra xét xử chậm nhất là 10 ngày trước khi xét xử. Nội dung của quyết định
này gồm: ngày, giờ, địa điểm, những người tiến hành tố tụng, người được triệu tập
đến phiên tòa….
- Quyền
được tham gia phiên tòa: đây vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của bị cáo.
Khi tham gia phiên tòa, bị cáo bình đẳng với kiểm sát viên cũng như những người
tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra chứng cứ, đưa những yêu cầu khác và
trong quá trình tranh luận tại phiên tòa.
- Quyền
đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên
dịch theo quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự.
- Quyền đưa ra chứng
cứ và yêu
cầu.
- Quyền được tự
bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
- Trình bày ý kiến, tranh luận tại
phiên tòa
Sau khi Hội đồng xét xử kết thúc quá
trình xét xử và tranh luận, bị cáo được nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét
xử nghị án. Trong lời nói sau cùng bị cáo có thể trình bày mọi vấn đề có liên
quan đến vụ án, tỏ thái độ của mình đối với sự buộc tội… Hội đồng xét xử cũng
phải lý tới lời nói sau cùng của bị cáo
- Quyền kháng
cáo bản án và quyết định của Tòa án:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
tuyên án sơ thẩm, bị cáo có quyền kháng cáo bản án của Tòa án và trong thời hạn
7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, bị cáo
có quyền kháng cáo quyết định của Tòa án.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng
của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Nhìn chung, bị can, bị cáo vẫn có những
quyền và nghĩa vụ nhất định trong quy trình tố tụng hình sự. Tuy nhiên trong
quá trình tố tụng vẫn có rất nhiều trường hợp bị can, bị cáo không biết được
quyền của mình từ đó vấp phải những sai lầm không đáng có, ảnh hưởng đến bản
thân lẫn kết quả phán quyết.