Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự - Vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại

Có thể nói những điểm mới này là thành quả đấu tranh, phản biện của tầng lớp trí thức, trong đó có giới luật sư, báo chí...và sự lắng nghe, ủng hộ của đa số Đại biểu Quốc hội...



Đó là: 

1/ Ghi âm, ghi hình nhằm bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; đồng thời bảo vệ người hỏi cung, tránh bị vu cáo là cần thiết.

2/ Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, quy định như vây để đơn giản hóa thủ tục xác nhận tư cách tham gia tố tụng của người bào chữa, tạo điều kiện cho họ thực hiện việc bào chữa, tránh nhận thức cho rằng phải có "cấp phép bào chữa".

3/ Một trong những quy định mới đáng chú ý của bộ luật Tố tụng  hình sự (sửa đổi) là Quốc hội quyết định bỏ thủ tục "cấp giấy chứng nhận bào chữa", thay thế bằng thủ tục "đăng ký bào chữa".

4/ Liên quan đến “quyền im lặng”, Bộ luật quy định: "người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội".

Điểm 1,2,4 đều là những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần làm giảm án oan sai, chống bức cung, nhục hình và giúp cải thiện trình độ, chuyên môn của điều tra viên, luật sư và những người tiến hành tố tụng khác...

Với điểm 2, luật sư trẻ sẽ có cơ hội nhiều hơn để cọ xát với nghề...

Điểm 4 có tính đột phá nhất, tuy không đề cập đến quyền im lặng, nhưng nội dung nó hàm chứa đầy đủ quyền im lặng, anh có quyền trình bày, nhưng không buộc phải khai chống lại mình... Có nghĩa anh được quyền im lặng về những lời khai chống lại mình cho đến khi có luật sư hoặc tự bào chữa...

Còn điểm 3, chỉ giải quyết được vấn đề tâm lý, vì về bản chất nó chỉ thay đổi tên gọi, bằng một tờ giấy, gọi là thông báo người bào chữa được cấp bởi cơ quan điều tra, theo đó CQĐT vẫn có quyền không ra thông báo và có lý do... Nhưng hi vọng tâm lý của CQĐT cũng sẽ thay đổi theo...

Nhiều lo ngại,

Theo quy định, người bị bắt... có quyền tự bào chữa, có nghĩa họ có quyền từ chối luật sư và không cần luật sư, liệu vết bánh xe cũ có lặp lại, khi luật sư không thể tham gia bào chữa vì bị từ chối sau bức tường kín mít, mà không biết thực hư thế nào?

Ngoài ra còn một lỗ hổng lớn nữa là pháp luật chưa có một thủ tục riêng cho giai đoạn tiền tố tụng, tức khi chưa có quyết định khởi tố vụ án.

Thực tế, giai đoạn này, cơ quan điều tra làm việc rất nhiều với các nghi can, người liên quan...như một thủ tục tố tụng trong hoạt động điều tra, nhưng thiếu vắng sự kiểm soát của camera và luật sư...thiếu vắng quy định về quyền và nghĩa vụ của nghi can...

Một ý kiến của người dân cho rằng: “Ghi âm ghi hình là điều tốt, trách tiêu cực trong việc lạm dụng hỏi cung bức công cố tình làm sai( lấy người này thế người khác..) để có kết quả lập thành tích để lấy thưởng, nhưng đầu tư ghi âm ghi hình thì ai làm người kiểm tra niêm phong giám sát ( giao công an củng giống thả đá giữa biển rồi lặn tìm) do vậy phải có sự giám sát của quốc hội, niêm phong theo kỳ, quý, nhưng tôi thấy cũng không hiệu quả, do khi họ đã cố tình gian thì không thiếu chổ để làm gian. Nên đầu tư gì thì nên giám sát để biết kết quả đó, đừng bày ra diển kịch tốn tiền dân!”

Như vậy, sự thiếu vắng này có thể làm vô hiệu hóa các điểm mới nói trên...?! Điều này cần suy xét lại…


Author:

Facebook Comment