BÁN HÀNG ĐA CẤP SẼ BỊ XỬ PHẠT
Với
thực trạng bán
hàng đa cấp ngày càng tinh vi như hiện nay không nhỏ ảnh hưởng đến cuộc
sống người dân . Để giải quyết tình trạng trên ngày 19/11/2015 Nghị
định 124/2015/NĐ-CP vừa được ban hành, quy định rõ mức
phạt đối với trường hợp bán hàng đa cấp.
Bán
hàng đa cấp là gì?
Điều 2 Nghị định về quản lý hoạt động bán
hàng đa cấp do Chính phủ ban hành định nghĩa bán hàng đa cấp như sau: Bán hàng
đa cấp là một phương
thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau,
trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền
hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng
hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được
doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
Thực
trạng bán hàng đa cấp hiện nay?
Bán hàng đa cấp vốn không phải là một hoạt
động xấu nhưng nó đang bị biến chất và dần trở nên xấu đi trong mắt tất cả mọi
người. Tâm lý chung của người Việt là tham giàu, giàu và giàu nhưng lại không
muốn tốn công, tốn sức, chỉ thích giàu bằng con đường ngắn nhất có thể. Lợi dụng
chính điểm trên nhiều công ty đa cấp đã đánh vào tâm lý người Việt khi lôi kéo
họ tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp, cụ thể họ sẽ lôi kéo người tiêu dùng
bỏ vốn đầu tư vào công ty, lôi kéo bạn bè người thân mua sản phẩm để hưởng lãi
và nhanh chóng làm giàu nhưng sự thật thì luôn phũ phàng
Cụ
thể các công ty thay vì tập trung cho chất lượng sản phẩm thì họ lại tập trung
vào lôi kéo “con mồi”, để những “con mồi” này cùng nhau đầu
tư vốn vào rồi đến một ngày lại chạy mất chẳng thấy đâu, còn chất lượng
sản phẩm thì chẳng ra sao nên không ai mua cả, ruốt cục thì người tiêu dùng,
người đầu tư hám lợi lại là người thua lỗ.
Thay
vì quảng cáo sản phẩm thì họ lại tập trung thuyết trình lôi kéo người tiêu dùng
đầu tư vào công ty với những lời đường mật: nào là những ai đã nhanh chóng giàu
lên sau vài tháng đầu tư, nào là quy mô thế nào, cách thức ra sao… Những lời dụ
dỗ trên khá hữu hiệu nhất là khi áp dụng tại các miền quê, nông thôn, khi đối
tượng của họ là các mẹ, dì nhẹ dạ cả tin.
Pháp
luật vào cuộc
Theo quy định tại Điều
92 Nghị định 124/2015/NĐ-CP thì những hoạt động bán hàng đa cấp sẽ bị
phạt tiền tùy theo mức độ, cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000
đồng đến 1.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện
hoạt động bán hàng đa cấp khi chưa được cấp thẻ
thành viên theo quy định;
b) Không
xuất trình thẻ thành viên khi giới thiệu hàng hóa hoặc tiếp thị bán
hàng;
c) Không
cung cấp đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa kinh doanh
theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp theo quy định khi bảo trợ một người
khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ quy định trong quy
tắc hoạt động, chương trình trả thưởng của doanh nghiệp trong hồ sơ đề
nghị cấp Giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Cung cấp thông tin không trung thực
hoặc không chính xác về hàng hóa được chào bán.
3. Phạt tiền từ 3.000.000
đồng đến 5.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp
có hành vi yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp trả một khoản tiền nhất
định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng nhất định dưới bất kỳ hình
thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
4. Phạt tiền từ 5.000.000
đồng đến 10.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có
hành vi cung cấp thông tin sai lệnh hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham
gia bán hàng đa cấp hoặc tính chất, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của
thương nhân bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
5. Phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hội
thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm hoặc đào tạo mà
không được thương nhân bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
b) Lôi kéo, dụ
dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa
cấp của thương nhân khác tham gia vào mạng lưới của thương nhân
bán hàng đa cấp mà mình đang tham gia;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã
hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới
bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
6. Phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân bán hàng đa cấp có một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng
ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật trong quá
trình hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Không thực hiện thủ tục đề nghị sửa
đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi
liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa
cấp theo quy định;
c) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp
lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi Giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động bán hàng đa cấp bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy theo quy định;
d) Cung
cấp thông tin gian dối trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động bán hàng đa cấp;
đ) Giao kết hợp đồng tham gia bán
hàng đa cấp với cá nhân không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy
định của pháp luật;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia
bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
g) Không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc cấp, đổi, thu hồi thẻ thành
viên bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
h) Không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ việc công bố công khai tại trụ sở và cung cấp cho người có dự định tham
gia mạng lưới bán hàng đa cấp của thương nhân các thông tin, tài liệu theo quy
định của pháp luật;
i) Không thực hiện việc giám sát thường
xuyên hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia
bán hàng đa cấp thực hiện đúng quy tắc hoạt động, chương trình trả thưởng của
doanh nghiệp;
k) Không
khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp
để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi
ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp;
l) Không
quản lý người tham gia bán hàng đa cấp qua hệ thống thẻ thành viên theo
quy định của pháp luật;
m) Không thông báo hoặc thông báo
không đúng, không đầy đủ cho người tham gia bán hàng đa cấp những hàng hóa
thuộc diện không được doanh nghiệp mua lại trước khi người đó tiến hành mua
hàng;
n) Ký kết hợp đồng với người tham
gia bán hàng đa cấp không bằng hình thức văn bản hoặc không bao gồm đầy đủ các
nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật;
o) Không thực hiện thu hồi và nộp lại
Chứng chỉ đào tạo viên trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
quyết định thu hồi Chứng chỉ đào tạo viên theo quy định.
7. Phạt tiền từ 20.000.000
đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân bán hàng đa cấp có một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đối
tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp hoặc kinh doanh theo phương thức đa
cấp đối với hàng hóa chưa đăng ký với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ được pháp luật quy định khi tạm ngừng hoạt động
bán hàng đa cấp hoặc tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp sau thời gian tạm
ngừng;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt
hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp tại
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi chưa có xác nhận bằng văn bản của Sở
Công Thương tỉnh, thành phố đó về việc tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động bán
hàng đa cấp;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến Sở Công Thương nơi tổ chức hội
nghị, hội thảo, đào tạo theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng
đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu theo quy định của pháp
luật;
g) Trả cho người tham gia bán hàng đa cấp
tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong một năm
vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng
đa cấp;
h) Không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ pháp luật quy định khi chấm dứt hợp đồng tham gia
bán hàng đa cấp;
i) Rút khoản tiền ký quỹ trong quá trình
thương nhân hoạt động bán hàng đa cấp khi chưa có văn bản đồng ý của cơ quan
cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định;
k) Không thực hiện việc ký quỹ
hoặc cung cấp văn bản xác nhận nộp tiền ký quỹ mới cho cơ quan có thẩm quyền
cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi trụ sở
sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng,
không đầy đủ nghĩa vụ báo cáo định kỳ về hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
m) Không thông báo với Sở Công
Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có hoạt động
bán hàng đa cấp sau khi sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán
hàng đa cấp;
n) Thông báo tổ chức hội thảo, hội
nghị, đào tạo nhưng thực hiện không đúng như nội dung đã thông báo.
8. Phạt tiền từ 30.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh theo phương
thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
9. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định
tại Khoản
8 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn
từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có
được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật
hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm
c Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Khoản 4 Điều này.”