QUYỀN IM LẶNG VÀ ÁN LỆ MIRANDA
Trong
bài
viết lần trước, chúng tôi đã nhắc đến Án lệ nổi tiếng
tại Hòa Kỳ - Án lệ Miranda, thông qua đó có thể thấy rằng nghi can, nghi phạm hoàn toàn có quyền được biết quyền của mình.
Người bị tình nghi phạm tội cần
được cảnh sát thông báo trước khi thẩm vấn rằng họ có quyền
giữ im lặng, từ chối trả lời câu hỏi
và bất cứ điều gì người đó nói có thể dùng làm bằng chứng
chống lại họ trước tòa. Cũng như người tình nghi có quyền không khai báo
cho đến khi có luật sư, các nghi phạm có thể trả lời trước
khi luật sư đến và ngưng bất cứ khi nào để chờ sự có mặt của luật sư. Nếu không
có chi phí thuê luật sự thì nhà nước sẽ cung cấp một luật sư cho họ.
Hiện
nay tại Việt Nam, quyền được im lặng vẫn
còn là một tranh cãi, nhưng nhìn một cách khách quan thì không chỉ quyền được
im lặng mà còn rất nhiều quyền khác chưa thật sự được thực thi trên thực tại,
có nhiều trường hợp nghi can, nghị phạm không được biết
mình có những quyền gì, từ đó nảy sinh không ít tiêu cực trong quá trình tố tụng hình sự.
Quyền im lặng tại Mỹ
Quyền
im lặng là một trong những quyền đã được ghi nhận từ lâu trong pháp luật Mỹ. Theo quy
định tại Tu chính án 5 Hiến pháp Mỹ ( phê chuẩn
ngày 15 tháng 12 năm 1791): "Không
người nào bị buộc phải
trả lời về một tội có mức án tử hình
hoặc một trọng tội nào khác, nếu không có một cáo tội trạng hay tố cáo trạng do
một đại bồi thẩm đoàn đưa ra, ngoại trừ trong các trường hợp xảy ra trong lục
quân, hải quân, hoặc trong hàng ngũ dân quân, khi đang thi hành công vụ trong
thời chiến hoặc khi có nguy hiểm cho quần chúng; và không người nào phải bị xử
hai lần cho cùng một tội có thể đưa đến tử hình hoặc giam cầm; và trong bất kỳ
vụ án hình sự nào cũng không phải bị ép buộc làm nhân chứng chống lại chính mình, và không thể bị tước đoạt sinh mạng, tự
do, hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng thủ tục quy định
của pháp luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng cho mục đích công cộng
nếu không được bồi thường thỏa đáng".
Việc
sử dụng "Quyền không tự buộc tội bản
thân" bao gồm Quyền im lặng và từ chối trả lời mọi câu hỏi, vì mọi
lời nói của một người đều có thể bị đem ra làm bằng chứng chống lại bản thân
anh ta. Ngoài ra theo Tu chính án 5 còn bắt công tố viên ngoài lợi khai bị cáo
còn phải có bằng chứng khác để chứng
minh bị cáo có tội
Lời
cảnh báo Miranda
Lời
cảnh báo Miranda đã trở án lệ theo một phán quyết năm 1966 của Tòa án tối cao Hòa Kỳ
trong vụ Miranda kiện Arizona (xem ở bài viết trước). Theo đó "Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi.
Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để
chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh
sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh. Nếu anh
không thể tìm được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời
các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có
quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư." .
Lời cảnh báo Miranda thường được thông báo ngay sau khi nghi phạm bị bắt
giữ. Cảnh sát sẽ phải lập tức dừng việc thẩm vấn một người nếu : Sau khi người
đó được cung cấp Lời cảnh báo Miranda
+
Nghi phạm nói rõ rằng anh ta không muốn trả lời, nói chuyện hoặc
+
Nghi phạm nói rõ rằng anh ta muốn nói chuyện với một luật sư.
Quyền
im lặng không chỉ dừng lại ở phòng thẩm vấn mà còn có cả tại tòa án, bồi thẩm
đoàn và công tố viên không được phép suy diễn việc bị cáo sử dụng Quyền im lặng
có nghĩa là bị cáo có tội, quyền im lặng còn có thể được nhân chứng sử dụng.
Tuy nhiên nếu bị cáo quyết định đứng lên làm chứng và đưa ra các lời khai thì người đó
không còn quyền từ chối trả lời các câu hỏi có liên quan đến lời khai đó.
Quyền im lặng tại Việt Nam
Tại
Việt Nam trong thời gian gần đây đang dấy lên tranh cãi giữa các nhà khoa học
pháp lý, luật sư, luật gia về vấn đề có nên qui định “quyền im lặng”
hay không ? và liệu nếu quy định thì nó sẽ có những tác động như thế nào đến
quá trình tố tụng hình sự ? Trong Công ước
về quyền con người của Liên hợp quốc mà Việt Nam gia nhập tuy không đề cập
trực tiếp khái niệm "quyền im lặng", nhưng điều 14.3(g) quy định
" quyền không bị buộc phải cung khai bất lợi cho
mình và quyền không thú tội". Quyền này cũng quyền được suy đoán vô tội tại điều
14.2 được nhà nước và tòa án ở nhiều quốc gia đồng nhất hoặc phát sinh ra quyền
im lặng. Vấn đề quyền im lặng đã và đang được áp dụng ở nhiều quốc gia, nhưng ở
Việt Nam thì chỉ mới được quy định trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng
hình sự (sửa đổi)
Theo
quy định tại :
-
tiết d, điều 57: Người bị bắt, Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) quy định:
d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa
ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
-
tiết c, Điều 58: Người bị tạm giữ, Dự thảo
Bộ luật tố tụng hình sự, quy định:
c) Trình bày lời khai, trình bày ý
kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận
mình có tội;
-
tiết d, Điều 59: Bị can có quy định:
d) Trình bày lời khai, trình bày ý
kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận
mình có tội;
Theo
đó người bị bắt giữ, tạm giữ, bị can hoàn toàn có quyền không khai báo
những thông tin được cho là bất lợi với bản thân hay cũng có thể hiểu là “bất hợp tác” với cơ quan điều tra. Việc
đặt ra quy định trong Dự thảo đã khiến dấy lên không ít suy nghĩ:
Thứ
trưởng Công
an Lê Quý Vương chia sẽ: “Tôi băn
khoăn lắm về câu chuyện “quyền
im lặng", nếu đưa vào luật thì
chẳng ai làm được”. Thượng tướng Vương phân tích, trước một vụ án thì cơ
quan điều tra phải bảo vệ bị hại. "Họ
chết rồi có tỉnh lại để tố
giác tội phạm không? Và nếu như nghi
phạm bất hợp tác, không khai báo hoặc
chờ vài ngày đến khi Luật sư đến thì vụ
án sẽ như thế nào”. Dưới cách hiểu
hiện nay của phần lớn người dân, quyền im lặng được xem là quyền không cần khai
bất cứ điều gì, nếu chỉ hiểu theo cách hiểu đó thì sẽ gây không ít khó khăn cho
cơ quan điều tra cũng như khó đảm bảo tính công bằng của pháp luật,
nhất là với thủ tục pháp lý hiện
nay để Luật sư có thể đến hỗ trợ thân chủ cũng mất một khoảng thời gian, trong
thời gian đó sẽ gây bao nhiêu khó khăn cho quá trình điều tra.
Nhưng
nếu không quy định “quyền im lặng” thì cũng không được, trong thời gian qua từng
có không ít vụ việc cơ quan điều tra dùng nhục hình, ép cung, móm cung, làm sai lệch
sự thật của vụ án nhằm nhanh chóng kết án, chưa kể nếu bị can, bị cáo không
khai báo sẽ bị hội đồng xét xử xử phạt nghiêm khắc hơn.
Gắn
liền với "quyền im lặng" còn có quyền tự bào chữa, nhờ luật sự hoặc
người bào chữa đã được quy định tại khoản 4, điều 31 Hiến pháp năm 2013. Đây là
quyền tự do dân chủ trọng
yếu trong các quyền tự do dân chủ của công dân, trở thành mọi nguyên tắc tố tụng căn
bản phải được tôn trọng và triệt để thực hiện. Cũng như trong Thông tư số 2225-HCTP
ngày 24/10/1956 của Bộ Tư pháp theo tinh thần chỉ đạo kiểm điểm công tác tư
pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rằng nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không
được sử dụng đầy đủ quyền bào chữa thì
không gọi là có công lý. Hiến pháp 2013
cũng ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo, trong đó đề cao
vị trí, vai trò của chủ thể tham gia tranh tụng là luật sư ( khoản 5, Điều
103). Những nội dung mới nói trên cần được quán triệt và thể hiện trong các
nguyên tắc và qui định cụ thể của Chương VII ( mới) của Bộ luật TTHS về bào chữa
như Liên đoàn Luật sự Việt Nam đề xuất.
Quyền im lặng có nên quy định?
Thực tế vai trò của quyền im lặng
không thể nào phủ nhận, có thể xem đây là một quyền tiến bộ
trong việc đảm bảo quyền con người nhưng nếu áp dụng một cách rập khuôn quyền
im lặng vào luật tố tụng hình sự Việt Nam thì sẽ gây không ít tai hại. Dưới gốc
độ bản thân, thiết nghĩ quyền im lặng cần được ghi nhận nhưng có những điều chỉnh,
thay đổi phù hợp với pháp luật, hướng đến sự tự nguyện, tức
bị can, bị cáo có quyền im lặng cho đến khi có luật sư đến, tuy nhiên những gì
bị can, bị cáo khai trước khi luật sư đến sẽ giúp họ giảm tội; đồng thời hoàn
thiện hóa thủ tục pháp lý để luật
sư hỗ trợ thân chủ, tránh kéo dài như hiện nay.