Quy
định về tiền thưởng tết Âm lịch 2016 thế nào?
Tiền thưởng tết Âm lịch
luôn là một vấn đề gây nhiều suy nghĩ, tết Âm lịch hằng năm không chỉ là dịp để
người lao động
nghỉ ngơi thư giãn sau một năm làm việc mà còn là lúc người lao động nhận được
những khoảng thưởng
tương xứng trong thời gian làm việc. Tuy nhiên thưởng bao nhiêu, thế nào vẫn
còn là một câu hỏi.
Tết
Âm lịch 2015, tại TP.HCM một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo cáo mức thưởng tết
lên tới 583 triệu đồng. Trong khi đó tại Hà Nội, theo thống kế của Sở LĐ-TB&XH
Hà Nội, mức thưởng Tết âm lịch 2015 cao nhất của các doanh nghiệp là 85.600.000
đồng/ người, mức thưởng này chỉ bằng 1/7 so với mức thưởng tại khu vực TP.HCM.
Trong
khi đó đối với đội ngũ cán bộ giảng viên các trường Đại học, mức thưởng cũng chẳng
kém, cụ thể trường Đại học Công nghệ TP.CM cho biết "Mức
thưởng của trường dịp cuối năm chia làm 2 đợt là vào lúc tổng kết năm học
(tháng 11) và Tết Nguyên đán. Trung bình mỗi đợt từ 1-3 tháng lượng
hoặc cao hơn nữa với những cán bộ có đóng góp tích cực cho người hoạt động giáo
dục đào tạo nhà trường. Tôi cũng không nắm cụ thể mức lượng của từng người,
nhưng với những CBGV ở vai trò quản lý thì mức thưởng 2-3 tháng lương cũng có
thể lên tới hơn 100 triệu đồng" .
Theo
quy định tại Bộ luật Lao động 2012 tiền thưởng âm lịch sẽ dựa trên cơ sở
thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua thỏa ước lao
động tập thể. Do đó, việc trả
tiền thưởng tết âm lịch không phải là quy
định bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nhưng
được xem là một hành động khuyến khích thực hiện. Theo đó, thời gian để thưởng
tết, mức thưởng sẽ căn cứ vào chính nội bộ doanh nghiệp: doanh thu, thời gian học
việc, thử việc...
Nhưng
cũng theo khoản 1, Điều 103
quy định: "Tiền thưởng là khoản tiền
mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất
kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động"
theo đó người lao động hoàn toàn có thể không nhận được bất kỳ đồng tiền thưởng
nào nếu trong năm không có sự cố gắng trong kết quả làm việc
Thực
trạng cho thấy vào dịp tết Âm lịch hằng năm có những nơi thưởng cao ngất ngưỡng,
nhưng cũng có nơi thưởng một cách “hẩm hiu”. Thưởng là hành động không chỉ mang
giá văn hóa, phần quà
ngày tết, phần cảm ơn của người chủ doanh nghiệp đến người lao động của mình mà
nó còn là một hình thức kích thích người lao động làm việc tốt hơn vào năm mới.
Tuy là thế nhưng cũng không có bất kỳ một quy định nào quy định cụ thể phải thưởng
bao nhiêu, thưởng thế nào, mức thưởng ra sao mà việc thưởng sẽ căn cứ vào chính
bản thân chủ doanh nghiệp quyết định trên cơ sở kết quả làm việc, thành tích
trong năm của doanh nghiệp và nhất là vấn đề tài chính. Do đó cứ mỗi dịp tết là
lại xôn xao vấn đề khen thưởng, có nơi thưởng bạc tỷ nhưng có nơi chỉ vài trăm
nghìn.
Vấn
đề tiền thưởng Tết Âm lịch không chỉ là hành động kích thích sản xuất, thể hiện
những giá văn hóa ngày tết mà nó còn là một phản ảnh đến nền kinh tế quốc gia
trong năm qua. Với một năm đạt được nhiều thành tích tốt trong sản xuất kinh
doanh thì mức thưởng sẽ khá cao nhưng với một năm không ổn định thì vấn đề tiền
thưởng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.