PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI QUỐC TẾ BỊ TRUNG QUỐC PHỚT LỜ

Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế bị Trung Quốc phớt lờ
Hôm qua 30/10, trước phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về việc xét xử vụ kiện của Philipines về "đường lưỡi bò"phi lý của Trung Quốc vẽ trên Biển Đông, ngay lập tức Trung Quốc đã bác bỏ, tuyên bố không chấp nhận bất cứ phán quyết nào.
Kể từ tháng 1/2013, Philipines đã đệ đơn kiện lên PCA vì những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông không phù hợp với UNCLOS. Philipines cũng khẳng định một số rạn san hồ và bãi cát ngầm Trung Quốc chiếm đóng không được hưởng lãnh hải hoặc làm cơ sở để tuyên bố có lãnh hải. Nhiều năm nay Trung Quốc vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông dựa trên "đưỡng lưỡi bò" của nước này tự đưa ra, đi vào sát bờ của các nước láng giềng như Philipines, Việt Nam, ngoài ra Bắc Kinh còn tìm cách hiện thực hóa yêu sách thông qua các hoạt động cải tạo, xây dựng một số bãi đá ở  quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đứng trước những phản đối của dư luận thế giới, Trung Quốc giữ quan điểm rằng tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chống lấn ở Biển Đông còn được giải quyết song phương thay vì đa phương và kiên quyết không tham gia vụ kiện của Philipines.


Hôm 29 tháng 10, Tòa Trọng tài thường Trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở The Hague (La Haye) Hà Lan có thông báo, tòa có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philipines đối với "đường lưỡi bò" Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông, tuy nhiên phía Trung Quốc lại từ chối tham gia vì cho rằng vụ kiện là về chủ quyền và PCA không đủ thẩm quyền xét xử.   Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân phát biểu với báo giới bắc Kinh "Chúng tôi sẽ không tham gia và không chấp nhận tòa án", " Các phán quyết hoặc kết quả từ tòa sẽ không ảnh hưởng đến quan điểm của Trung Quốc".  Ông Lưu còn cho rằng PCA không thể ảnh hưởng đến cái gọi là " quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc" trên Biển Đông, những quyền của Trung Quốc "sẽ không bị xói mòn".
Một mặt, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Philipines trở lại "con đường đối thoại đúng đắn", đàm phán song phương thay vì đa phương theo quan điểm các nước nhằm tạo thuận lợi, ưu thế cho Trung Quốc. Tuy nhiên với tư cách thành viên thường trực có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, lập trường nêu trên của Trung Quốc có thể gây khó ngoại giao cho nước này nếu tòa án phán quyết Bắc Kinh vi phạm một trong những quy chế của Liên Hợp Quốc



Author:

Facebook Comment