Mục C - Các vấn đề khác
Tại Chương III Hiệp định TPP, những vấn đề về thủ tục xuất xứ đã được quy định chi tiết, qua đó góp phần giải đáp nhiều thắc mắc từ phía người dân, các tổ chức chịu ảnh hưởng từ TPP.
Phụ lục C: Các trường hợp ngoại lệ đối với Điều 3.11 (Hàm lượng không đáng kể)
Mỗi Bên quy định rằng Điều 3.11 (Hàm lượng không đáng kể) không áp dụng đối với:
(a) nguyên liệu không có xuất xứ thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.06, hoặc chế phẩm từ sữa không có xuất xứ có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.90 hoặc 2106.90, được sử dụng trong sản xuất hàng hóa thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.06 mà không phải hàng hóa thuộc các phân nhóm từ 0402.10 đến 0402.29 hoặc 0406.307;
(b) nguyên liệu không có xuất xứ thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.06, hoặc các chế phẩm từ sữa không có xuất xứ có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.90, được sử dụng trong quá trình sản xuất các mặt hàng sau đây:
(i) Chế phẩm dùng cho trẻ em có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.10;
(i) Bột trộn và bột nhào có chứa hơn 25% bơ tính theo khối lượng khô, không dùng cho bán lẻ, thuộc phân nhóm 1901.20;
(i) Chế phẩm từ sữa có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.90 hoặc2106.90;
(iv) hàng hóa thuộc nhóm 21.05;
(v) đồ uống có sữa thuộc phân nhóm 2202.90; hoặc
(vi) thức ăn chăn nuôi có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 2309.90;
(c) nguyên liệu không có xuất xứ thuộc nhóm 08.05 hoặc các phân nhóm từ 2009.11 đến 2009.39, được sử dụng để sản xuất hàng hoá thuộc các phân nhóm 2009.11 đến 2009.39 hoặc một loại nước ép từ một loại quả hoặc rau, có bổ sung khoáng chất hoặc vitamin, cô đặc hoặc không cô đặc, thuộc phân nhóm 2106.90 hoặc 2202.90;
(d) các nguyên liệu không có xuất xứ của Chương 15 Hệ thống hài hòa, được sử dụng để sản xuất hàng hóa thuộc các nhóm 15.07, 15.08, 15.12, hoặc 15.14; hoặc
(e) đào, lê hoặc mơ không có xuất xứ thuộc Chương 8 hoặc 20 của Hệ thống hài hòa, được sử dụng để sản xuất hàng hóa thuộc nhóm 20.08.
____________________________________________________________________
1 Chương này không làm phương hại đến vị thế của các Bên liên quan đến các vấn đề về luật biển.
2 Chương không ngăn cản một Bên yêu cầu một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình lập một giấy chứng nhận xuất xứ để chứng minh rằng mình có thể hỗ trợ việc chứng nhận.
3 Đối với Brunei Darussalam, Malaysia, Mexico, Peru và Việt Nam, khoản 1 sẽ được áp dụng đối với giấy chứng nhận xuất xứ do nhà nhập khẩu cấp không chậm hơn 05 năm sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với mỗi nước.
4 Một Bên phải xác định yêu cầu kê khải của mình trong các pháp luật, quy định hoặc những thủ tục được công bố theo các hình thức cho những người quan tâm để làm quen.
5 Trong phạm vi của Điều này, các thông tin thu thập được theo Điều này sẽ được sử dụng cho các mục đích đảm bảo thực hiện hiệu quả Chương này. Một Bên không được áp dụng các thủ tục này để thu thập thông tin cho các mục đích khác.
6 Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên không bắt buộc phải yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất để xem xét yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan hoặc hoàn thành việc xác minh thông qua nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nếu yêu sách cầu hưởng ưu đãi thuế quan được dựa vào giấy chứng nhận xuất xứ của bên nhập khẩu.
7 Nhằm giải thích rõ hơn, sữa bột thuộc các phân nhóm từ 0402.10 đến 0402.29 và pho mát đã chế biến thuộc phân nhóm 0406.30, nếu được xác định là có xuất xứ đó theo kết quả áp dụng tỷ lệ cho phép 10% lệ tại Điều 3.11 (Yêu cầu tối thiểu), thì được xem là nguyên liệu có xuất xứ khi được sử dụng trong quá trình sản xuất một hàng hóa bất kỳ thuộc các nhóm từ 0401 đến 0406 như đã đề cập ở điểm (a) hoặc các hàng hóa được liệt kê trong điểm (b).
Thông tin thêm:
Báo cáo “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mêkông” đã được Ủy ban Sông Mêkông Việt Nam (VNMC) cùng với các đơn vị tư vấn trình bày tại một phiên hội thảo đặc biệt ngày 21-10-2015 trong khuôn khổ Diễn đàn Nước, Lương thực và Năng lượng tiểu vùng Mêkông mở rộng diễn ra tại Phnôm Pênh (Campuchia) từ 21 đến 23-10-2015.
Trước hết, cần biết rằng nghiên cứu này được thực hiện trên một diện tích 10,5 triệu héc ta thuộc 13 tỉnh, thành của Việt Nam và 14 tỉnh, thành của Campuchia, trong đó phần lãnh thổ Việt Nam thuộc ĐBSCL được nghiên cứu là hơn 3,9 triệu héc ta, kéo dài từ Kratie (cách Phnompenh gần 300 cây số về phía thượng lưu) cho đến các vùng cửa biển thuộc ĐBSCL của Việt Nam.
Cũng cần nói thêm là nghiên cứu này chỉ đánh giá tác động đơn lẻ của 11 công trình thủy điện đang và dự kiến xây dựng trên dòng chính sông Mêkông mà chưa tính đến tác động tổng hợp của các công trình thủy điện này trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Nghiên cứu này cho biết rằng so với điều kiện cơ sở (baseline), tác động của việc xây dựng 11 con đập trên dòng chính Mêkông đến mực nước của ĐBSCL là rất nhỏ, chỉ 2 cen ti mét. Trong điều kiện vỡ đập tại thủy điện Sambor thì đỉnh lũ tại ĐBSCL do vỡ đập Sambor cũng chỉ là 0,4 mét; đồng thời tác động do thay đổi độ mặn tại ĐBSCL là tương đối nhỏ, chỉ trên dưới 1 g/l.
Từ đó, nghiên cứu đưa ra các kết luận chính như sau: (1). Về lưu lượng: Chỉ tác động vừa phải, trừ khi xảy ra vỡ đập tức thời; (2). Về xâm nhập mặn: chỉ có vài tác động tùy thuộc vào việc vận hành (của các đập thủy điện); (3). Về di chuyển trầm tích: tác động đáng kể chủ yếu là phù sa (suy giảm nồng độ và hạ thấp mức độ bồi lắng phù sa do lũ lụt); (4). Chất lượng nước: giảm đáng kể về hàm lượng các chất dinh dưỡng; (5). Trầm tích ven biển: suy giảm trầm tích chủ yếu tại các vùng phụ cận cửa sông.
Mâu thuẫn với Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược?
Có thể thấy rằng, kết quả nghiên cứu trên dựa vào phương pháp mô hình hóa để tính toán và dự báo. Nhưng các mô hình toán học cũng chỉ là sản phẩm của con người, và kết quả có phản ánh chính xác thực tế trong tương lai hay không tùy thuộc vào khả năng và trình độ của người thiết lập mô hình, cũng như mức độ có sẵn, tính đồng nhất, liên tục và chính xác của số liệu đưa vào mô hình.
Điều đó có nghĩa là bất cứ mô hình toán nào cũng đều có sai số nhất định, vấn đề là sai số ở mức độ chấp nhận được hay không. Bởi vậy, thông thường sau khi có kết quả chạy mô hình, người ta cần có thời gian khảo sát đo đạc thực tế tại hiện trường để so sánh và hiệu chỉnh mô hình.
Báo cáo nghiên cứu của VNMC thừa nhận rằng cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán có nhiều vấn đề: nhiều số liệu được thu thập tại nhiều địa điểm khác hẳn nhau, thời điểm khác nhau, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, cho nhiều mục đích khác nhau, thiếu số liệu thô hoặc ít số liệu được phân tích dự trên quy trình đảm bảo chất lượng số liệu, nhiều số liệu quá cũ... điều này đã được GS. Nguyễn Ngọc Trân chỉ ra trong một bài báo gần đây (Tuổi Trẻ ngày 31-10-2015).
Xét tổng thể, cách trình bày của báo cáo nghiên cứu làm người đọc cảm nhận dường như những tác động của 11 đập thủy điện đang và dự kiến xây dựng trên dòng chính Mêkông được làm cho bớt nghiêm trọng, không đáng kể.
Quay trở lại kết quả nghiên cứu, chưa nói đến nhận định tác động của việc xây dựng 11 con đập trên dòng chính Mêkông đến mực nước của ĐBSCL chỉ là 2 cen ti mét theo kết quả tính toán, nhưng việc chạy mô hình chỉ duy nhất một trường hợp vỡ đập Sambor là chưa đầy đủ, chưa tính hết trường hợp xấu nhất là vỡ đập liên hoàn theo hiệu ứng domino khi vỡ đồng thời cả 11 con đập trên dòng chính.
Theo Báo cáo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012 của Bộ Tài nguyên Môi trường, nếu mực nước biển dâng 0,5 mét thì ĐBSCL bị ngập 5,4% diện tích, nếu mực nước biển dâng 0,9 mét thì ĐBSCL bị ngập 29,8% diện tích và chỉ cần nước biển dâng đến 1 mét thì ĐBSCL sẽ bị ngập tới 39% diện tích, cho thấy ĐBSCL có mức độ nhạy cảm và dễ tổn thương rất cao do tác động của nước biển dâng.
Bộ Tài nguyên Môi trường cũng thường lấy mực nước dâng 1 mét vào cuối thế kỷ 21 để nói về tác động do nước biển dâng tại Việt Nam, và cho biết mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cen ti mét tại Việt Nam trong vòng 50 năm qua.
Như trên đã nói, nghiên cứu của VNMC chưa tính đến tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nên giả sử xảy ra vỡ đập Sambor trong điều kiện nước biển dâng 1 mét thì đập thủy điện này sẽ góp thêm 0,4 mét nữa làm ĐBSCL bị ngập tới 1,4 mét, theo đó tổng diện tích ĐBSCL bị ngập lên tới 72%. Không rõ khi đồng loạt vỡ 11 con đập thủy điện trong điều kiện nước biển dâng cao 1 mét, thì ĐBSCL còn chỗ nào là không ngập?
Theo ông Marc Goichot, Chuyên gia Quỹ Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên (WWF) trình bày tại diễn đàn “Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa vì sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL” tại Cần Thơ ngày 26-6-2015, trầm tích lơ lửng trên sông Mêkông năm 2014 chỉ còn khoảng 75 triệu tấn/năm so với ghi nhận được khoảng 160 triệu tấn/năm trong năm 1992. Điều đó có nghĩa là trong 22 năm qua, trầm tích lơ lửng trên sông Mêkông đã giảm hơn 50%. Thông tin này không rõ có được tư vấn của VNMC đưa vào làm cơ sở dữ liệu tính toán hay không, nhưng rõ ràng không thấy báo cáo nghiên cứu đề cập đến.
Xét tổng thể, cách trình bày của báo cáo nghiên cứu làm người đọc cảm nhận dường như những tác động của 11 đập thủy điện đang và dự kiến xây dựng trên dòng chính Mêkông được làm cho bớt nghiêm trọng, không đáng kể. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với văn phong cũng như các kết luận trong Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) của việc phát triển các dự án thủy điện trên dòng chính Mêkông do Ủy ban Sông Mêkông hợp tác với ICEM thực hiện, công bố tháng 10-2010.
Theo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược này, việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính Mêkông sẽ gây ra các tác động xuyên biên giới và làm gia tăng căng thẳng quốc tế do tác động nghiêm trọng đến tính thống nhất và đa dạng của hệ sinh thái mà không thể đảo ngược, làm suy giảm trầm tích và chất dinh dưỡng trong nguồn nước, làm giảm năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người.
Báo cáo này cũng kết luận rằng nhiều rủi ro liên quan đến việc phát triển các dự án thủy điện trên dòng chính không thể giảm thiểu vào thời điểm hiện nay, vì các dự án này sẽ gây ra tổn thất vĩnh viễn và không thể đảo ngược các tài sản về kinh tế, xã hội và môi trường.
Có hai khuyến nghị quan trọng trong số năm khuyến nghị mà nhóm thực hiện Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược đưa ra, một là “Các quyết định về việc xây dựng đập trên dòng chính Mêkông nên được hoãn lại trong khoảng thời gian 10 năm với chu kỳ đánh giá ba năm một lần để đảm bảo rằng các hoạt động cần thiết trong thời kỳ trì hoãn này đang được tiến hành một cách hiệu quả”. Hai là “Dòng chính Mêkông không nên bao giờ được sử dụng như là một trường hợp thử nghiệm để chứng minh và hoàn thiện công nghệ về thủy điện”.
Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) cũng tuyên bố trên trang web của mình: “WWF ủng hộ trì hoãn 10 năm trong việc phê duyệt các đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mêkông để hiểu rõ ràng các chi phí và lợi ích trong việc xây dựng và vận hành các đập thủy điện này”.
Ví dụ:
Mức độ ô nhiễm Arsen (thạch tín) trong nước ngầm, nước đóng chai, nước cấp nông thôn, trong đất ở TP HCM là không đáng kể, có thể xem là chưa bị nhiễm bẩn Arsen. Đây là kết luận của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Môi trường và Tài Nguyên TP HCM sau 2 năm tiến hành khảo sát và phân tích hàng trăm mẫu nước, đất được lấy tại nhiều khu vực khác nhau ở TP.
Mô hình keo tụ tạo bông do nhóm nghiên cứu đề xuất để xử lý nước ngầm nhiễm Arsen từ 10 µg/l trở lên
Kết luận trên được đưa ra tại Sở KHCN TP HCM vào ngày 14/10. TS Lâm Minh Triết, chủ nhiệm đề tài cho biết: hàm lượng Arsen có trong 39 mẫu nước ngầm được khảo sát từ các giếng có chiều sâu từ 5-60 mét tại TP HCM nằm trong khoảng 0,1-3µg/l.
Các nguyên tố kim loại nặng như: arsen ,chì, cadmium và thuỷ ngân trong tầng nước này đều thấp hơn nhiều lần TCVN về chất lượng nước, tiêu chuẩn nước ngầm được cho phép (TCVN 5944-1995: 10µg/l) . Nước sinh hoạt được lấy mẫu từ các giếng sinh hoạt ngoại thành cũng chưa thấy có biểu hiện ô nhiễm về kim loại nặng. Chỉ riêng hai điểm khảo sát có hàm lượng kim loại vượt quá giới hạn cho phép là bãi rác Đông Thạnh (Hóc Môn) và phường 10, quận Gò Vấp. Các kết quả khảo sát tại tầng nước có chiều sâu từ 180-250 mét cũng chưa có biểu hiện bị ô nhiễm về chì, thuỷ ngân và cadium. Hàm lượng Arsen có trong tổng số 20 mẫu đất được phân tích cũng không đáng kể, thấp hơn nhiều lần so với các tỉnh phía Bắc. Vì vậy có thể xem trong đất không bị nhiễm Cadium.
Các kết quả phân tích 12 mẫu nước uống đóng chai và nước khoáng ở TP HCM cũng cho thấy: hàm lượng Arsen là nhỏ hơn 0,66 µg/l (ngoại trừ nước khoáng Lavie là 0,9µg/l). Trong khi đó, theo qui định của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6096-1996 về nước uống đóng chai là 5 µg/l. Do đó, hàm lượng nước được đóng chai có thể xem là không bị nhiễm Arsen, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Đối với một số vùng có nguy cơ nhiễm Arsen cao (từ 10 µg/l/lít trở đi), nhóm nghiên cứu cũng đề xuất qui trình công nghệ xử lý Arsen trong nước ngầm bằng việc oxi hoá sắt và mangan dưới hạng hydro oxit để tránh kết tủa tạo ra Arsen trong nước bằng phương pháp hấp thụ kết tủa keo của hydro oxit sắt. Công nghệ này có giá thành thấp, vận hành đơn giản, song hiệu quả lại rất cao. Các kết quả thử nghiệm cho thấy, hàm lượng Arsen sau khi qua lắng lọc còn lại không đáng kể.
Arsen còn được gọi là thạch tín, là một chất rất độc, độc gấp 4 lần so với thuỷ ngân. Nếu bị nhiễm độc từ từ, mỗi ngày một ít, tuỳ mức độ nhiễm và thể trạng mỗi người có thể xuất hiện nhiều bệnh như: buồn nôn, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, ung thư...Phụ nữ và trẻ em thường có nguy cơ chịu bị bệnh rất cao nếu nhiễm Arsen vào người.
Kết thúc chương 3 của hiệp định TPP