NGHỊ QUYẾT 79/NQ-CP VỀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG

NGHỊ QUYẾT 79/NQ-CP VỀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG

            Ngày 4/11/2015, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 79 về phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2015. Một trong những vấn đề nổi trội ở Nghị quyết 79 là việc cải cách tiền lương, hiện nay tại Việt Nam vấn đè tiền lương vẫn đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý từ phía dư luận.
            Thực trạng đồng lương Việt
            Trong nhiều năm qua, nhà nước đã có những biện pháp cải cách tiền lương, một mặt đáp ứng nhu cầu từ xã hội mặt khác đề phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh những điều đã đạt được thì vẫn còn khá nhiều bất cập.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Nội vụ, từ 2003 cho đến nay trên cơ sở Đề án tiền lương giai đoạn 2003-2007, 2008-2012,  mức lượng tối thiểu dành cho người lao động trong khu vực hành chính - sự nghiệp đã điều chỉnh 7 lần, từ 210.000 đồng/ tháng đến 830.000 đồng/ tháng, riêng tháng 5/2012 mức lương tối thiểu là 1.050.000 nghìn đồng/ tháng. Việc điều chỉnh trên là căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng ngân sách nhà nước. Nhưng với thực tế mức sống hiện nay thì mức lương trên là hoàn toàn không đủ để người lao động có thể sống được trong một tháng, đặc biệt là tại các thành phố lớn trực thuộc trung ương như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh.
Về mức lương công chức nhà nước, theo kết quả điều tra từ Công đoàn Viên chức Việt Nam, tiền lương cứng của cán bộ công chức, viên chức vẫn khá thấp, chủ yếu là hưởng ở mức cán sự, chuyên viên, chiếm 7%, mức chuyên viên chính chiếm 24% còn chuyên viên cao cấp là 3%. Với chi phí cuộc sống ngày càng đắt đỏ, leo thang lại thêm lạm phát, mức lương công viên chức hiện nay hoàn toàn không đủ sống, rất khó để có thể lo sống cho bản thân chứ nói chi đến lo cho gia đình. Chính vì vấn đề trên mà hiện nay công chức, viên chức nhà nước sống chủ yếu là dựa trên nguồn thu nhập phụ, nói là thu nhập phụ nhưng mức lương kiếm được vẫn hơn nhiều lần so với lương nhà nước và đôi khi còn được xem là công việc chính. Bởi lẽ trên mà xuất hiện thực trạng cán bộ đi trễ về sớm, làm việc vô trách nhiệm, bởi họ đã xem việc nhà nước chỉ như một công việc kiếm thu nhập ổn định hằng tháng, chỉ kiếm cho vui, để “hỗ trợ công việc chính” hơn là làm một cách tận tâm, tận lực.
Còn về khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, theo phương án tối thiểu của Bộ lao động và thương binh trật tự xã hội, Chính phủ đã ra Nghị định 103/2014/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. Theo đó tùy thèo từng khu vực sẽ có mức lương tối thiểu khác nhau, nhưng thấp nhất là 2.150.000 đồng/tháng (Điều 3), Nghị định trên đã có những tác động tích cực đến việc điều chỉnh mức lương cho người lao động nhưng cũng không thể áp dụng hoàn toàn vì các doanh nghiệp tìm cách lách luật, khiến người lao động không đủ điều kiện để nhận được mức lương tối thiểu vùng.
Chính phủ đã lý giải vì những khó khăn trong khâu dự toán ngân sách nhà nước nên năm 2016 vẫn chưa cân đối được nguồn, chính vì thế mà không thực hiện được cải cách tiền lương.
Tuy nhiên trước mắt sẽ thực hiện phương án tiền lương như Chính phủ đã trình quốc hội. Cụ thể tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Chính phủ đã xin báo cáo Quốc hội về việc thực hiện cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức trên cơ sở rà soát, cân đối nguồn qua kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2015 và khả năng thu ngân sách nhà nước năm 2016.
Lương tăng từ 2016
Tuy cải cách tiền lương vẫn chưa thể thực hiện nhưng theo phương án lương tối thiểu của Hội đồng Tiền lương quốc gia trình lên Chính phủ thì từ 1/1/2016, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng so với năm 2015 (Nghị định 103/2014/NĐ-CP). Cụ thể
Lương tối thiểu 2015
Lương tối thiểu 2016

Vùng I
3.1
3.5
Vùng II
2.75
3.1
Vùng III
2.4
2.7
Vùng IV
2.15
2.4

Như vậy, so với năm 2015, mặt bằng lương tối thiểu vùng dự kiến được tăng trung bình 12,4%.
Vấn đề cải cách tiền lương vẫn còn là một vấn đề nan giải, nếu việc cải cách tiền lương được thực hiện một cách hiệu quả sẽ có những tác động tích cực đến hiệu quả, năng suất công việc, đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế thị trường.

Author:

Facebook Comment