TPP TIẾNG VIỆT: CHƯƠNG II, MỤC C: NÔNG NGHIỆP (PHẦN II.4)

TPP TIẾNG VIỆT: CHƯƠNG II, MỤC C: NÔNG NGHIỆP (PHẦN II.4)

            Hiệp định TPP đã chính thức công bố bản tiếng Anh, bên cạnh những quy định nổi trội về xuất nhập khẩu, đánh thuế hàng hóa thì vấn đề nông nghiệp cũng được TPP quy định ngay trong Chương II.
            Trước tiên, các khái niệm như hàng hóa nông nghiệp, trợ cấp xuất khẩu, công nghệ sinh học hiện đại, sản phẩm của công nghệ sinh học hiện đại đã được định nghĩa trong Hiệp định WTO về Nông nghiệp.
            
           Vấn đề trợ cấp xuất khẩu nông sản:
Được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2.2.3, theo đó các bên sẽ cùng nhau loại bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với những hàng hóa nông nghiệp nhằm mục tiêu chung là đạt được những thỏa thuận trong WTO: ngăn ngừa trợ cấp và tái áp dụng trợ cấp dưới mọi hình thức, do đó không Bên nào được quyền áp dụng, duy trì trợ cấp xuất khẩu đối với hàng hóa nông nghiệp dành cho lãnh thổ một Bên.

Trợ cấp xuất khẩu có thể hiểu là trợ cấp chỉ dành  cho những hoạt động xuất khẩu hoặc các hoạt động liên quan xuất khẩu nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu. Dự trên lượng hàng hóa xuất khẩu, dự kiến xuất khẩu mà có mức trợ cấp xuất khẩu khác nhau.
                                                                          
Tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, chương trình bảo hiếm:
Trong WTO xuất khẩu luôn là lĩnh vực cạnh tranh gay gắt, là một ưu tiên quan trọng trong hầu hết các cuộc đàm phán đa phương. Do đó các Bên sẽ cùng làm việc với nhau để phát triển ngành đa phương nhằm chi phối cung cấp tin dụng xuất khẩu, bão lãnh tín dụng xuất khẩu và các chương trình bao hiểm, bao gồm cả các vấn đề minh bạch, tự chủ tài chính, điều khoản về trả nợ.

Trợ cấp xuất khẩu có thể hiểu là trợ cấp chỉ dành cho  những hoạt động xuất khẩu hoặc các hoạt động liên quan xuất khẩu nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu. Dự trên lượng hàng hóa xuất khẩu, dự kiến xuất khẩu mà có mức trợ cấp xuất khẩu khác nhau.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thuộc sở hữu nhà nước:
Nhằm hướng tới một thỏa thuận trong WTO về các doanh nghiệp xuất khẩu do nhà nước sở hữu, theo khoản 1 Điều 2.25 yêu cầu: xóa bỏ hạn chế làm bóp méo thương mại đối với việc cho phép xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp;  các doanh nghiệp thương mại nhà nước không được tài trợ tài chính đặc biệt cho một thành viên WTO dù trực tiếp hay gián tiếp nhằm bán một phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một mặt hàng nông nghiệp của một thành viên; hoạt động minh bạch hơn các doanh nghiệp xuất khẩu do nhà nước sở hữu.
Xuất khẩu - an ninh lương thực hạn chế khi nào?
Điều 2.26 đã quy định rõ vấn đề trên, theo Điều XI.2(a) GATT 1994, lệnh cấm, hạn chế xuất khẩu có thể được áp dụng tạm thời bởi một Bên nếu không bị cấm theo Điều XI.I GATT 1994 về thực phẩm, miễn thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 12.1 của Hiệp định về Nông nghiệp. 
Một Bên có thể áp dụng một biện pháp cấm, hạn chế xuất khẩu ngoài thuế hay các khoản phí khác trên thực phẩm nếu thỏa mãn các điều kiện:
+ Bất kỳ bên nào: có thể áp dụng biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu thực phẩm sang một Bên khác nhằm ngăn ngừa, làm giảm thiếu hụt thực phẩm trầm trọng. Khi áp dụng trong tất cả trường hợp phải thông báo biện pháp đó cho các Bên khác trước ngày biện pháp đó có hiệu lực, trừ trường hợp thiếu hụt trầm trọng do sự kiện bất khả kháng gây ra, phải thông báo biện pháp đó cho các Bên còn lại ít nhất 30 ngày trước ngày biện pháp đó có hiệu lực;  duy trì biện pháp cấm, hạn chế thì phải thông báo cho các Bên khác trong vòng 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này.
+ Thông báo phải bao gồm: lý do việc áp đặt, duy trì biện pháp cấm, hạn chế; giải thích sự phù hợp của biện pháp với Điều XI.2(a) GATT 1994 cũng như lưu ý xem xét các biện pháp thay thế (nếu của) của Bên đó trước khi áp đặt biện pháp;   
+ Có thể không phải thông báo trong trường hợp cấm, hạn chế xuất khẩu, bán để xuất khẩu một hoặc 1 số loại thực phẩm nhất định mà Bên áp dụng biện pháp là một nước nhập siêu trong suốt ba năm dương lịch trước khi áp dụng biện pháp, trừ năm bắt đầu áp dụng biện pháp;
+ Nếu áp dụng, duy trì biện pháp cấm, hạn chế xuất khẩu, bán để xuất khẩu thực phẩm sang một Bên khác mà Bên đó là một nước nhập siêu của từng loại thực phẩm bị áp dụng biên pháp trong suốt ba năm dương lịch trước khi áp dụng, bao gồm cả năm bắt đầu áp dụng và Bên đó cũng không thông báo cho bên khác về vấn đề duy trì, áp dụng biện phấm cấm, hạn chế xuất khẩu, bán để xuất khẩu sang bên khác thì bên đó trong một thời gian hợp lý, cung cấp cho tất cả các Bên khác dữ liệu thương mại chứng minh rằng mình là một nước nhập siêu của các loại thực phẩm trong khoảng thời gian 3 năm dương lịch.
Bên thông báo biện pháp phải có trách nhiệm sau: tham khảo ý kiến Bên bất kỳ có quyền lợi đáng kể theo yêu cầu của Bên đó với vai trò một nhà nhập khẩu của thực phẩm bị áp dụng biện pháp; theo yêu cầu của bất kỳ Bên nào có lợi ích đáng kể với vai trò là một nhà nhập khẩu của thực phẩm bị áp dụng biện pháp, cung cấp cho Bên đó các chỉ số kinh tế có liên quan mang về việc một sự thiếu hụt trầm trọng theo định nghĩa tại Điều XI.2 (a) của GATT 1994 có tồn tại hay không hoặc có thể xảy ra hay không trong trường hợp không áp dụng biện pháp đó, và làm thế nào các biện pháp đó có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm sự thiếu hụt trầm trọng; trả lời bằng văn bản các câu hỏi về biện pháp đó do bất kỳ Bên nào khác đặt ra trong vòng 14 ngày kể từ khi nhận được câu hỏi.     
Nếu Bên nào cho rằng Bên khác không cần thông báo biện pháp áp dụng thì có thể đặt vấn đề với bên đó. Nếu vấn đề không được giải quyết thỏa đáng kịp thời sau đó, Bên cho rằng biện pháp cần phải được thông báo có quyền đặt vấn đề với các Bên khác.  
Khi chấm dứt một biện pháp, mỗi Bên nên thông báo theo khoản 2a Hiệp định TPP chương II mục C, hoặc khoản 4 trong vòng 6 tháng kể từ ngày nó được áp dụng. Nếu một Bên cân nhắc duy trì một biện pháp lâu hơn 6 tháng kể từ ngày áp dụng phải thông báo cho các Bên khác trong vòng 5 tháng kể từ ngày biện pháp này được áp dụng và cung cấp các thông tin quy định tại điểm 2(b). Trừ trường hợp Bên đó đã tham khảo ý kiến tất cả các Bên còn lại là nước nhập siêu của một loại thực phẩm bất kỳ bị cấm hoặc hạn chế xuất khẩu, các Bên sẽ không duy trì biện pháp này quá 12 tháng kể từ ngày áp dụng. Các Bên phải ngay lập tức ngừng áp dụng biện pháp tại thời điểm sự thiếu hụt nghiêm trọng hoặc mối đe dọa từ sự thiếu hụt trầm trọng đó không còn tồn tại.         

Không Bên phải áp dụng biện pháp cần phải thông báo theo khoản 2(a) hoặc khoản 4 đối với thực phẩm được mua nhằm mục đích nhân đạo phi thương mại.

Author:

Facebook Comment