BẤT CẬP KỲ THI THPT QUỐC GIA 2015

BẤT CẬP KỲ THI THPT QUỐC GIA 2015

Năm 2016, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi thi THPT Quốc gia 2 trong 1 trên cơ sở “rút kinh nghiệm” từ kỳ thi 2015. Nhìn lại kỳ thi năm 2015 đã đạt được những kết quả tích cực như mong đợi nhưng cũng không thể phủ nhận những tiêu cực, hạn chế, thiếu sót từ khâu tổ chức thi, chấm thi cho đến kỳ xét tuyển. Bởi lẽ cũng là năm đầu tiên áp dụng quy chế thi mới nên có không ít bất cập, nhưng cũng không vì thế mà xem là không có gì, hãy cùng nhìn lại những điều “chưa ổn” trong kỳ thi vừa qua.

Những điều đã làm được


            Trước tiên, mục tiêu của kỳ thi thpt quốc gia là nhằm giảm tốn kèm chi phí cho phụ huynh, gộp hai kỳ thi vào làm một cũng như tạo một sự phân hóa giữa các thí sinh với nhau, từ đó sẽ phân loại các em vào các trường tương ứng. Có lẽ về mặt tiết kiệm chi phí phần đã Bộ đã đạt được cũng như khâu phân hóa học sinh, theo đánh giá sơ bộ thì đề thi năm nay có một sư phân hóa rất lớn, nhưng thiếu công bằng, bởi lẽ câu dễ thì rất dễ dù dở giỏi gì cũng làm được nhưng câu khó thì khó gặp nhiều lần so với mọi năm, do đó cái sự chênh lệch mức điểm khá thấp, nhưng chỉ chênh lệch 0,25 thôi cũng đủ phân bậc học lực.
            Bên cạnh đó việc hóa học sinh vào từng cấp trường đại học tương ứng cũng như tránh tình trạng “học tài thi phận” đã diễn ra một cách khá mĩ mãn. Nếu nhiều năm trước sự chênh lệch giữa trường Đại học top trên và top dưới chỉ là một khái niệm thì ở kỳ thi thpt quốc gia 2015, khái niệm đã trở thành thực tiễn khi mà trường top chỉ thật sự dành cho điểm cao chứ không còn khái niệm hên xui ở đây. Nếu bạn điểm cao thì bạn sẽ là người làm chủ cuộc chơi và trường top sẽ mở cửa chờ bạn từ từ bước đến, còn nếu bạn kém chăm chỉ thì dù bạn có nộp hồ sơ sớm thì họ cũng sẽ từ chối bạn mà thôi.
            Những điều chưa làm được
            Áp dụng rập khuôn chính sách, thiếu linh động

Trong Quyết định 3538/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 09 tháng 09 năm 2014, quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy 2015 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành ngày 26 tháng 2 năm 2015 kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT đã quy định rất rõ những chính sách ưu tiên đối với người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số cũng như công dân Việt Nam ở từng khu vực vùng miền được quy định tại Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác dân tộc. Đây là một chính sách nhằm xóa khoảng cách vùng miền, tạo sự bình đẳng, cơ hội cho tất cả thí sinh cả nước đều có cơ hội bước vào cổng trường đại học như nhau. Tuy nhiên sự hợp lý chỉ mang tính tạm thời, đó là khi kỳ thi được tổ chức giống như năm 2014 trở về trước, nhưng với quy chế thi mới 2015 thì việc áp dụng quy chế ưu tiên công điểm đã trở một bất công, thậm chí còn là vấn đề thời sự nóng khiến không ít nhà báo, giáo viên lên tiếng, đến cả Bộ giáo dục cũng phải thừa nhận và hứa thay đổi trong cuộc họp với báo chí.
Mọi năm việc thí sinh được cộng điểm sẽ rãi đều ra, cũng như đề thi có sự phân hóa đảm bảo thí sinh khá thì điểm thấp, giỏi thì điểm cao nhưng với năm 2015 thì khoảng cách giữa thí sinh khá và giỏi chỉ chênh lệch 0,25 chưa kể các thí sinh điểm cao nhờ cộng điểm không cần biết mình thích gì, quan tâm gì chỉ biết đổ dồn vào trường top mà không quan tâm đến sức học bản thân, lấy đi cơ hội đáng ra phải thuộc về người khác. Chính vấn đề trên đã gây ra những xôn sao khi thí sinh thi bằng năng lực, điểm cao vẫn rớt một cách tức tưởi, ngậm ngùi chuyển sang trường khác còn thí sinh chỉ nhờ cộng điểm lại đậu vào trường đáng lẽ ra không thuộc về mình, để rồi một hệ lụy đáng tiếc đã xảy ra đó là học không lại, đuối sức trước cổng trường đại học, khi mà cánh cổng này không thật sự giành cho mình nhưng mình vẫn bám lấy cho bằng được, không quan tâm sức học bản thân bao nhiêu mà cố bám cho bằng người để rồi tự mình chuốc lại cái lụy.
Những chính sách chưa thực tiễn

Song song với những bất cập trong khâu cộng điểm của Bộ Giáo dục cũng phải kể đến sự thiếu sót từ khâu ban hành luật, cụ thể có quy định trong thông tư số 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy có quy định bổ sung đối tượng 03 (được cộng 2 điêm đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945....Quy định trên đã nhận không ít ý kiến trái chiều vì cho rằng nó thiếu thực tế, một chính sách, quy định được ban ra phải đảm bảo tính thực tiễn trong đời sống vì luật là nhằm tác động đến con người, luật phải thực hiện được chứ không phải chỉ là trên lý thuyết. Thực sự thì liệu có bao nhiêu Bà mẹ Việt Nam anh hùng dự thi đại học, bao nhiêu đối tượng theo quy định nêu trên “đủ sức” để thi đại học và thi để làm gì? Chỉ 12 ngày sau khi ban hành thêm quy định trên Bộ GD&ĐT đã phải xóa bỏ nhanh chóng.

Nhìn lại kỳ thi thpt quốc gia 2015 đã khép lại nhưng vẫn để lại trong lòng người, nhất là giới học sinh, tân sinh viên không ít băn khoăn, ngậm ngùi, có lẽ là một kỳ thi đầu, là đợt “thử nghiệm” nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nhưng liệu ở kỳ thi thpt quốc gia 2016 có lặp lại những sai sót trên không vẫn là một câu hỏi.

Author:

Facebook Comment