TPP tiếng Việt: Chương II, mục B: thủ tục minh bạch, lệ phí, thủ tục hành chính, thuế xuất khẩu... (phần II.3)

BẢNG TIẾNG VIỆT HIỆP ĐỊNH TPP: Minh bạch trong thủ tục, lệ phí, thủ tục hành chính, thuế xuất khẩu.... (phần II.3)
( Chương II, mục B: NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA VÀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA)
            Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái bình dương TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) đã công bố chính thức bản tiếng Anh, với tổng cộng 30 chương TPP đã quy định nhiều vấn đề chung giữa 12 nước thành viên. Với chương II: Vấn đề minh bạch trong thủ tục, lệ phí, thủ tục hành chính, thuế xuất khẩu, Ủy ban Thương mại Hàng hóa, Công bố thông tin, Thương mại Sản phẩm công nghệ thông tin. đã được quy định cụ thể chi tiết.
PHẦN II:
MỤC   B: NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA VÀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
Minh bạch thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu
Thủ tục cấp phép xuất khẩu phải minh bạch: Trong khoản 1 Điều 2.14, sau khi Hiệp định có hiệu lực thì trong vòng 30 ngày mỗi Bên phải thông báo cho nhau bằng văn bản các ấn phẩm trong đó nêu rõ thủ tục cấp phép xuất khẩu của mình, nếu có thì cung cấp cả địa chỉ trang web mọi thủ tục. Áp dụng càng sớm càng tốt nhưng tuyệt đối không được trễ quá hạn 30 ngày.
Mỗi bên cần đảm bảo ấn phẩm có đủ các điều kiện sau:
Các văn bản về thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu của Bên mình, bao gồm các sửa đổi, bổ sung;  các hàng hóa phải làm thủ tục cấp phép;
Mỗi thủ tục phải có mô tả về qui trình xin cấp phép, tiêu chí người nộp đơn cần đáp ứng ( giấy phép hoạt động, thành lập, duy trì một khoản đầu tư, hoạt động thông qua thành lập một cơ sở trong lãnh thổ của một bên);
Đầu mối liên lạc hoặc đầu mối từ đó người quan tâm có thêm các thông tin về điều kiện để có giấy phép xuất khẩu;
Các cơ quan hành chính hoặc cơ quan nhận hồ sơ; mô tả trích dẫn vào một tài liệu nêu đầy đủ các biện pháp phải thực hiện đối với thủ tục cấp phép xuất khẩu; khoảng thời gian thủ tục cấp phép có hiệu lực (trừ trường hợp văn bản kết thúc hiệu lực hoặc bị sửa đổi trong tài liệu mới);
Nếu Bên đó có ý định sử dụng một thủ tục cấp giấy phép quản lý hạn ngạch xuất khẩu, tổng số lượng và nếu có thể, giá trị hạn ngạch và ngày mở đầu và kết thúc hạn ngạch;
Các trường hợp ngoại lệ được công bố thay thế các điều kiện để có được giấy phép xuất khẩu; cách thức yêu cầu hoặc sử dụng các ngoại lệ và tiêu chí cho các ngoại lệ này.
Trong trường hợp có các chủ thể bị tiết lộ thông tin bí quyết kinh doanh, thông tin cá nhân cũng như theo yêu cầu từ một Bên khác có lợi ích thương mại đáng kể trong vấn đề này, một Bên phải cung cấp nhiều nhất có thể các thông tin sau về một thủ tục cấp phép xuất khẩu cụ thể mà Bên đó áp dụng, duy trì: tổng số lượng giấy phép mà Bên đó đã cấp trong thời gian gần đây mà do Bên yêu cầu nêu cụ thể; các biện pháp (nếu có) kết hợp với thủ tục cấp phép dùng để hạn chế sản xuất trong nước hoặc tiêu thụ, để ổn định việc sản xuất, nguồn cung, giá cả cho hàng hóa có liên quan.
Điều không yêu cầu một Bên cấp giấy phép xuất khẩu, hoặc ngăn cản một Bên thực hiện nghĩa/cam kết của mình theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cũng như chế độ không phổ biến vũ khí đa phương , bao gồm: Hiệp định Wassenaar về kiểm soát xuất khẩu vũ khí thông thường, các sản phẩm và công nghệ lưỡng dụng; Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân; Tập đoàn Australia; Công ước về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học ký kết tại Paris, ngày 13 Tháng 1 năm 1993; Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí sinh học và vũ khí độc tố ký kết tại Washington, London và Moscow, ngày 10 tháng 4 năm 1972; các hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân; và các chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa.
Lệ phí, thủ tục hành chính
Mỗi bên phải đảm bảo tuân theo quy định tại khoản 1, Điều VIII GATT 1994: tất cả các khoản phí, lệ phí (trừ thuế xuất khẩu, thuế hải quan, phí tương đương với một khoản thuế nội địa, phí nội bộ khác, thuế chống bán phá giá,) đánh vào hoặc liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu được giới hạn trong khoản chi phí ước tính của các dịch vụ được cung cấp, không đại diện cho việc bảo vệ gián tiếp đối với hàng hóa trong nước hoặc thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu cho các mục đích tài chính.
Không Bên nào được yêu cầu giao dịch lãnh sự, bao gồm các loại phí, lệ phí liên quan nhập khẩu hàng hóa, không được thu phí, lệ phi đánh vào việc xuất, nhập khẩu hàng hóa. Các Bên phải liệt kê các khoản phí, lệ phí hiện tại mà bên đó đặt ra trong mối liên hệ với việc nhập khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu trên Internet. Phải ra soát lại định kỳ các khoản phí, lệ phí của mình nhằm giảm số lương, giá trị các khoản này nếu có thể
Thuế xuất khẩu, các khoản phí khác
 Trường trường hợp được qui định tại Phụ lục 2-C (Thuế xuất khẩu và các loại phí khác) thì không Bên nào được áp dụng, duy trì thuế, phí đối với việc xuất khẩu hàng hóa đến lãnh thổ của thành viên TPP, trừ trường hợp áp dụng thuế, phí cho một loại hàng hóa tiêu dùng trong nước.
Ủy ban Thương mại Hàng hóa (Ủy ban)
Là một tổ chức được các Bên thành lập, bao gồm đại diện mỗi bên. Ủy ban sẽ tiến hành họp vào thời điểm các Bên thỏa thuận nhằm xem xét các vấn đề phát sinh. Địa điểm họp sẽ được sẽ được các Bên thỏa thuận. Trong 5 năm đầu tiên sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Ủy ban sẽ họp không ít hơn một lần năm năm.
Chức năng Ủy ban: Thúc đẩy thương mại hàng hóa giữa các Bên, bao gồm thông qua tham vấn đẩy mạnh cắt giảm thuế quan theo Hiệp định này, các vấn đề khác; giải quyết rào cản thương mại hàng hóa giữa các bên, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của các cơ quan TPP khác ngoài Ủy ban TPP, đặc biệt là các cơ quan liên quan đến việc áp dụng các biện pháp thuế quan, nếu thích hợp kiến nghị những vấn đề đó cho Ủy ban TPP để xem xét. Hệ thống Hài hòa cần xem xét sửa đổi nhằm bảo nghĩa vụ mỗi Bên theo Hiệp định không bị thay đổi, kể cả bằng cách hướng dẫn việc đổi Biểu thuế của các Bên sang Phụ lục 2-d và tư vấn giải quyết các mâu thuẫn; tư vấn, cố gắng giải quyết mọi sự khác biệt có thể phát sinh giữa các Bên về các vấn đề liên quan đến việc phân loại hàng hóa theo Hệ thống hài hòa và phụ lục 2-D; thực hiện công việc khác do Ủy ban TPP giao. Ủy ban sẽ tham khảo ý kiến, khi thích hợp thì các ủy ban khác được thành lập theo Hiệp định này khi giải quyết các vấn đề liên quan đến các ủy ban đó. Trong vòng  2 năm từ ngày Hiệp định có hiệu lực thì Ủy ban sẽ trình bày Ủy ban TPP báo cáo ban đầu về công việc của mình theo các điểm đoạn 3(a) và 3(b). Khi lập báo cáo này, ủy ban sẽ tham khảo ý kiến Ủy ban Thương mại Nông nghiệp được thành lập theo Mục C của Chương này và các Ủy ban về Hàng dệt may thành lập theo Chương IV của Hiệp định về các phần của các báo cáo có iên quan đến các ủy ban đó.
Công bố thông tin:
Các bên cần công bố kịp thời thông tin đến các bên liên quan, không được phân biệt đối xử: 
Thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh (cảng, sân bay, làm điểm làm thủ tục nhập cảnh khác), các biểu mẫu và tài liệu cần thiết;  thuế suất áp dụng hoặc có liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu;  
Các quy tắc dùng phân loại, xác định giá trị của sản phẩm cho mục đích hải quan;  
Các luật, quy định, quyết định hành chính áp dụng chung liên quan đến quy tắc xuất xứ;  Các hạn chế, quy định cấm đối với nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh;  
Các quy định về xử phạt với vi phạm thủ tục nhập, xuất khẩu, quá cảnh; 
Thủ tục khiếu nại;  
Thỏa thuận hoặc các phần thỏa thuận liên quan đến xuất nhập khẩu, quá cảnh với quốc gia khác;  
Các thủ tục hành chính liên quan đến áp đặt hạn ngạch thuế quan;  
Sự liên hệ giữa các hệ thống danh pháp quốc gia mới và cũ.
Thương mại Sản phẩm công nghệ thông tin:  
Mỗi Bên phải tham gia trong Tuyên bố WTO cấp Bộ trưởng về Thương mại sản phẩm công nghệ thông tin (Hiệp định công nghệ thông tin hoặc ITA) và hoàn tất các thủ tục sửa đổi và cải chính Biểu thuế ưu đãi theo Quyết định ngày 26 tháng 3 năm 1980 , L/ 4962, theo khoản 2 của ITA
Bài viết có sự tham khảo từ thuvienphapluat.vn




Author:

Facebook Comment