TPP tiếng Việt: Chương II, Mục B: Nguyên tắc đối xử quốc gia và mở cửa thị trường hàng hóa (Phần II.2)

BẢNG TIẾNG VIỆT HIỆP ĐỊNH TPP: Vấn đề xóa bỏ thảo luận đột xuất và xuất nhập khẩu (phần II.2)
( Chương II, mục B: NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA VÀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA)
            Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái bình dương TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) đã công bố chính thức bản tiếng Anh, với tổng cộng 30 chương TPP đã quy định nhiều vấn đề chung giữa 12 nước thành viên. Với chương II: Vấn đề thảo luận đột xuất,hạn chế  xuất và nhập khẩu hàng hóa cũng như tục nhập khẩu đã được quy định cụ thể chi tiết.
PHẦN II:
MỤC B: NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA VÀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
            Thảo luận đột xuất
            Trong trường hợp thảo luận đột xuất, mỗi bên phải chỉ định một đầu mối Liên hệ Thương mại Hàng hóa nhằm tạo điều kiện thông tin liên lạc giữa các Bên về mọi vấn đề thuộc Chương này, bao gồm mọi yêu cầu và thông tin được chuyển tải theo Điều 26.5 liên quan đến các biện pháp của một Bên tác động đến hoạt động của Chương này.
            Bất cứ Bên nào cũng có quyền yêu cầu thảo luận đột xuất nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh tại chương này, trừ trường hợp vấn đề có thể giải quyết theo cơ chế tham vấn tương ứng của từng Chương cụ thể, mà bên yêu cầu tin rằng có thể ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của mình trong thương mại hàng hóa bằng cách cung cấp một văn bản yêu cầu một Bên khác ( Bên được yêu cầu) thông qua các đầu mối liên hệ thương mại hàng hóa của Bên yêu cầu và Bên được yêu cầu. Yêu cầu phải được lập thành văn bản, xác định lý do yêu cầu, mô tả các vấn đề mà Bên yêu cầu quan tâm, chỉ dẫn đến Chương liên quan. Bên yêu cầu có thể cung cấp bản sao của yêu cầu cho tất cả các Bên khác.
            Trong phạm vi mà Bên nhận yêu cầu xét thấy có vấn đề cần được giải quyết theo cơ chế tham vấn của một Chương khác, Bên đó phải thông báo kịp thời cho các đầu mối liên lạc Thương mại Hàng hóa của Bên yêu cầu, bao gồm các lý do yêu cầu cần được giải quyết theo cơ chế khác và chuyển tiếp yêu cầu và thông báo đó cho đầu mối liên lạc tương ứng của các Bên được chỉ định theo Điều 27.5 (Đầu mối liên lạc) để có hành động thích hợp
            Bên nhận yêu cầu phải trả lời bằng văn bản cho Bên yêu cầu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn đó Bên yêu cầu nhận được văn bản trả lời, các Bên yêu cầu và Bên được yêu cầu sẽ họp trực tiếp hoặc thông qua phương tiện điện tử để thảo luận về các vấn đề được xác định trong yêu cầu. Nếu các Bên thảo luận chọn gặp trực tiếp, cuộc họp sẽ diễn ra trên lãnh thổ của Bên yêu cầu, trừ trường hợp các bên thảo luận có quyết định khác.
          Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu theo khoản 2, Bên được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản cho Bên yêu cầu. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bên yêu cầu nhận được văn bản trả lời, các Bên yêu cầu và Bên được yêu cầu ("các Bên thảo luận") sẽ họp trực tiếp hoặc thông qua phương tiện điện tử để thảo luận về các vấn đề được xác định trong yêu cầu. Nếu các Bên thảo luận chọn gặp trực tiếp, cuộc họp sẽ diễn ra trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu, trừ trường hợp các bên thảo luận có quyết định khác.
 Bất kỳ Bên nào cũng có quyền gửi yêu cầu bằng văn bản cho các Bên thảo luận để tham gia thảo luận đột xuất. Nếu vấn đề không được giải quyết trước khi nhận được yêu cầu và các Bên thảo luận đồng ý, Bên đó có thể tham gia vào các cuộc thảo luận đột xuất được tổ chức quy định tại theo Điều này với các điều kiện do các Bên thảo luận quyết định.
 Nếu Bên yêu cầu cho rằng một vấn đề là khẩn cấp thì có quyền yêu cầu cuộc thảo luận trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với quy định trong khoản 4. Mỗi bên có thể yêu cầu thảo luận đột xuất khẩn cấp khi một biện pháp:
(a) được áp dụng mà không thông báo trước hoặc không có cơ hội cho các Bên tham gia thảo luận đột xuất quy định tại các khoản 2, 3 và 4; và
(b) đe doạ cản trở việc nhập khẩu, bán hoặc phân phối hàng hóa có xuất xứ đang trong quá trình được vận chuyển từ Bên xuất khẩu đến Bên nhập khẩu, hoặc chưa được giải phóng từ khu kiểm soát hải quan, hoặc còn lưu trữ trong một kho hàng do Cơ quan Hải quan của Bên nhập khẩu kiểm soát.
 Các cuộc thảo luận đột xuất theo Điều này sẽ được giữ bí mật và không làm phương hại đến các quyền của bất kỳ Bên nào, kể cả các quyền liên quan đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp).
Hạn chế xuất nhập khẩu
Trừ trường hợp Hiệp định TPP quy định, ngoài ra không Bên nào có quyền cấm, hạn chế nhập khẩu bất kỳ hàng hóa nào hoặc hạn chế, cấm xuất khẩu, bán để xuất khẩu bất kỳ hàng hóa nào. Trừ trường hợp quy định tại Điều XI của GATT 1994.  Tuy nhiên các Bên có quyền cấm, hạn chế hàng khóa xuất, nhập khẩu từ các nước ngoài khối TPP. Nhưng trong trường này nếu có yêu cầu từ Bên khác cho rằng việc cấm, hạn chế hàng hóa xuất nhập khẩu đang ảnh hưởng lợi ích của Bên đó thì Bên cấm phải tham khảo ý kiến để tránh can thiệp hoặc làm ảnh hưởng về giá cả, tiếp thị, phân phối của Bên khác.
Không bên nào được đặt ra điều kiện nhập khẩu, tham gia nhập khẩu với Bên khác khi yêu cầu người của Bên khác phải thiết lập, duy trì quan hệ hợp đồng hay quan hệ khác với nhà phần phối trong lãnh thổ của mình.
Với hàng tái sản xuất: nếu một Bên thông qua hoặc duy trì các biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu các hàng hóa đã qua sử dụng, Bên đó không được áp dụng những biện pháp đó đối với sản phẩm tái sản xuất.
Với thủ tục cấp phép nhập khẩu: Không bên nào được áp dụng, duy trì 1 biện pháp không phù hợp với Hiệp định cấp phép nhập khẩu. Sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực với một bên, bên đó phải thông báo cho các bên khác về thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện tại của mình (nếu có).
Thủ tục cấp phép nhập khẩu hiện tại của một Bên sẽ được coi tuân theo thủ tục khoản 2 nếu:
(a) Bên đó đã thông báo thủ tục này cho Uỷ ban về Cấp phép Nhập khẩu quy định tại Điều 4 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu cùng với các thông tin quy định tại Điều 5.2 của Hiệp định này;
(b) Bên đó đã cung cấp các thông tin về thủ tục được yêu cầu trong bảng câu hỏi hàng năm về thủ tục cấp phép nhập khẩu quy định tại Điều 7.3 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu cho Uỷ ban về Cấp phép Nhập khẩu trước ngày có hiệu lực của Hiệp định này; và
(c) Bên đó đã cung cấp kèm theo thông báo trong mục (a) hoặc bản trả lời câu hỏi hàng năm trong mục (b) thông tin cần phải thông báo cho các Bên khác của Hiệp định này theo khoản 6. 4. Mỗi Bên phải tuân thủ Điều 1.4 (a) của Hiệp định cấp phép nhập khẩu đối với mọi thủ tục cấp phép nhập khẩu mới hoặc sửa đổi.
Mỗi Bên phải công bố thông tin cần thiết trên trang web chính thức của chính phủ theo Điều 1.4 (a) của Hiệp định cấp phép nhập khẩu từ nguồn mà đã được thông báo cho Uỷ ban về Cấp phép Nhập khẩu.
Mỗi Bên thông báo cho Bên kia về thủ tục cấp phép nhập khẩu mới hoặc sửa đổi của mình bất cứ khi nào có thể và không muộn hơn 60 ngày trước khi thủ tục mới hoặc sửa đổi có hiệu lực. Không Bên nào được thông báo chậm hơn 60 ngày sau ngày thủ tục đó được công bố. Thông báo phải bao gồm mọi thông tin cần thiết theo khoản
Mỗi Bên phải thông báo thủ tục cấp phép nhập khẩu mới hoặc sửa đổi cho Uỷ ban về Cấp phép Nhập khẩu theo các Điều 5.1 đến 5.3 của Hiệp định cấp phép nhập khẩu và kèm theo thông báo mọi thông tin cần thiết cho các Bên khác của Hiệp định này theo khoản 6.
(a) Một thông báo được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, hoặc 5 sẽ nêu các thông tin sau nếu thủ tục thuộc diện phải thông báo:
(i) các điều khoản của giấy phép nhập khẩu cho một sản phẩm bất kỳ có hạn chế về người dùng cuối được phép; hoặc
(ii) Bên đó áp đặt một trong các điều kiện sau để được cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm:
(A) là thành viên của một hiệp hội ngành công nghiệp;
(B) yêu cầu cấp phép nhập khẩu được hiệp hội ngành công nghiệp chấp thuận;
(C) đã từng nhập khẩu sản phẩm đó hoặc các sản phẩm tương tự;
(D) yêu cầu về năng lực sản xuất tối thiểu của nhà nhập khẩu hoặc người dùng cuối;
(E) yêu cầu về vốn đăng ký tối thiểu của nhà nhập khẩu hoặc người dùng cuối; hoặc
(F) một mối quan hệ hợp đồng hay khác mối quan hệ khác giữa các nhà nhập khẩu và nhà phân phối trong lãnh thổ của Bên đó.
(b) Một thông báo bất kỳ trong đó, căn cứ vào điểm (a), nêu rõ sự tồn tại của một giới hạn về người dùng cuối được cho phép hoặc một điều kiện cấp giấy phép phải:
(i) liệt kê toàn bộ sản phẩm có áp dụng giới hạn về người dùng cuối hoặc điều kiện cấp giấy phép; và
(ii) mô tả các giới hạn người dùng cuối hoặc điều kiện cấp phép.
Mỗi Bên phải trả lời trong vòng 60 ngày thắc mắc hợp lý của một Bên khác liên quan đến quy định cấp phép và thủ tục nộp đơn xin giấy phép nhập khẩu, trong đó có đủ điều kiện nộp đơn áp dụng đối với người, doanh nghiệp, và tổ chức để làm cho một ứng dụng, các cơ quan quản lý liên quan, và danh sách các sản phẩm cần cấp phép.
 Trường hợp một Bên đã từ chối hồ sơ cấp giấyphép nhập khẩu đối với một hàng hoá của một Bên khác thì phải cung cấp cho người nộp đơn văn bản giải trình lý do từ chối theo yêu cầu của người nộp đơn và trong một thời hạn hợp lý sau khi nhận được yêu cầu.
Không Bên nào phải áp dụng một thủ tục cấp phép nhập khẩu đối với hàng hoá của một Bên khác trừ khi hàng hóa đó đáp ứng được yêu cầu của khoản 2 hoặc khoản 4 về mặt thủ tục.
           
Bài viết có sự tham khảo từ thuvienphapluat.vn




Author:

Facebook Comment