RCEP: bạn đã biết gì?

          RCEP là viết tắt của cụm từ Regional Comprehensive Economic Partnership, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực. Với số lượng thành viên tương đối, RCEP đặt ra nhiều mục tiêu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Đông Á.



RCEP có bao nhiêu thành viên?

-Tính đến thời điểm hiện tại thì RCEP bao gồm 10 nước Asean ( Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanama, Malaysia, Brunei, Philipine, Indonexia, Singapore) và 6 nước Asean đã ký hiệp định thương mại tự do ( Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc).

Mục tiêu của RCEP là gì?

- Mục tiêu của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực chính là hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á, nhằm khởi đầu cho Đối tác Kinh tế toàn diện Đông Á. Dự đoán những ảnh hưởng từ RCEP đem lại cho nền kinh tế mỗi nước hoàn toàn không thua kém TPP. Nếu TPP là một hiệp định thương mại mang tính toàn cầu, 12 quốc gia đến từ các châu lục khác nhau thì RCEP sẽ là một hiệp định thương mại ở khu vực Đông Á.

RCEP được bắt đầu khi nào? Đã có tiến triển gì chưa?  

- RCEP được bắt đầu vào tháng 11 năm 2012, là hiệp định thương mại tập trung chủ yếu vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.  
- Với những đồng thuận từ 16 quốc gia, có thể nếu RCEP được ký kết sẽ giảm thuế với 65% mặt hàng, khoảng 8000-9000 danh mục hàng hóa.  
- Ngày 12-16/10/2015 Tại phiên đàm phán thứ 10 ở Busan (Hàn Quốc), Bộ trưởng Bộ Thương Mại Thái Lan Tantraporn nói rằng hiệp định đã đạt được sự đồng thuận. Nội dung đồng thuận sẽ được trình bày chi tiết tại Hội nghị Thượng định Asean vào tháng 12 tại Kuala Lumpur, chính thức có hiệu lực từ năm 2017.




Giá trị thương mại từ RCEP:

Ước tính nếu RCEP được ký kết, hiệp định sẽ đem lại khối lượng thương mại trị giá 10,7 tỉ SD, chiếm gần 30% thương mại toàn cầu. Trong năm 2014, Thái Lan xuất khẩu hàng hóa trị giá 127 triệu USD đến các quốc gia RCEP, chiếm 56% giá trị xuất khẩu. Chủ yếu là: ô tô, sản phẩm cao su, nhựa platic pellets, máy tính, linh kiện... Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm máy móc, phụ tùng thép, sản phẩm từ thép, dầu thô, vi mạch điện tử, ước tính giá trị khoản 133 tỉ USD, chiếm 58% giá trị nhập khẩu.   Với nguồn đầu tư trực tiếp trị giá 280 tỉ Baht từ các quốc gia RCEP trong năm 2014, chiếm 70% tổng vốn đầu tư nước ngoài, có thể thấy rằng một nữa thương mại, đầu tư của Thái Lan là dựa vào thị trường của các quốc gia RCEP.

Được biết, để RCEP có thể nhanh chóng tiến triển không thể không nhắc đến vai trò của Trung Quốc, cường quốc đứng nhất nhì thế giới. Việc Trung Quốc thúc đẩy RCEP thay vì TPP được xem như một lời thách thức kinh tế với Mỹ cũng như khẳng định vị thế của Trung Quốc hiện nay trên trường thế giới.



Author:

Facebook Comment