BẢN TIẾNG VIỆT HIỆP
ĐỊNH TPP: CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH
VÀ ĐỊNH NGHĨA CHUNG (PHẦN II)
Toàn
văn Hiệp định TPP đã được
công bố (bản tiếng Anh), theo đó TPP có tất cả 30 chương và lời nói đầu. Với những
mục đích chung, các bên tham gia đã ghi nhận những thỏa thuận cơ bản về quy định và định
nghĩa chung . Tiếp nối phần I (Quy định và định nghĩa chung), tại phần II tôi sẽ bổ sung định nghĩa cho những thuật ngữ, cụ thể có 5 thuật ngữ như sau: cấp
trung ương, cơ quan hải quan, thể nhân có quốc tịch của một Bên, chính quyền cấp
khu vực và lãnh thổ:
cấp trung ương là:
(a) đối với Úc,
là chính phủ Khối thịnh vượng chung;
(b) đối với Brunei
Darussalam, là chính phủ cấp quốc gia;
(c) đối với Canada,
là Chính phủ Canada;
(d) đối với Chile,
là chính phủ cấp quốc gia;
(e) đối với Nhật
Bản, là Chính phủ Nhật Bản;
(f) đối với Malaysia,
là chính phủ liên bang;
(g) đối với Mexico, là chính phủ liên bang;
(h) đối với New Zealand, là chính phủ cấp
quốc gia;
(i) đối với Peru, là chính phủ cấp
quốc gia;
(j) đối với Singapore, là chính phủ cấp
quốc gia;
(k) đối với Mỹ,
là chính phủ liên bang; và
(l) đối với Việt
Nam, là chính phủ cấp quốc gia;
cơ quan hải quan là:
(a) đối với Úc,
là Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Úc;
(b) đối với Brunei
Darussalam, là Cục Hải quan và Thuế quan Hoàng gia;
(c) đối với Canada,
là Cơ quan biên giới Canada;
(d) đối với Chile,
là các Cơ quan Hải quan Quốc gia Chile;
(e) đối với Nhật
Bản, là Bộ Tài chính;
(f) đối với Malaysia. Là Cục Hải Quan Hoàng gia Malaysia
g) đối với Mexico,
là Bộ Tài chính và Tín Dụng Công;
(h) đối với New
Zealand, là Cơ quan Hải quan New Zealand;
(i) đối với Peru,
Cơ quan Quản lý hải quan và thuế Quốc gia;
(j) đối với Singapore,
là Cơ quan Hải quan Singapore;
(k) đối với Mỹ,
là Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ; và Cơ quan xuất nhập cảnh và hải
quan Mỹ đối với quy định liên quan đến việc thực thi, chia sẻ thông tin và điều
tra; và
(l) đối với Việt
Nam, là Tổng cục Hải quan Việt Nam;
hoặc cơ quan kế
nhiệm của các cơ quan hải quan này.
Thể nhân có quốc tịch của một Bên là:
(a) Đối với Úc
, là một thể nhân là công dân Úc như được định nghĩa trong Luật Quốc tịch Úc
năm 2007 đã được sửa đổi hoặc quy định pháp luật kế thừa;
(b) Đối với Brunei
Darussalam, là một đối tượng của Sultan (Vua) và Yang Di-Pertuan phù
hợp với pháp luật của Brunei Darussalam;
(c) Đối với Canada,
là một thể nhân là công dân của Canada theo pháp luật của Canada;
(d) Đối với Chile,
là một người Chile theo định nghĩa tại Điều 10 của Hiến pháp nước Cộng hòa
Chile;
(e) Đối với Nhật
Bản, là một thể nhân có quốc tịch của Nhật Bản theo pháp luật Nhật Bản;
(f) Đối với Malaysia,
là một thể nhân là công dân của Malaysia theo luật pháp và các quy định của
Malaysia;
(g) Đối với Mexico,
là một người có quốc tịch Mexico theo pháp luật của Mexico;
(h) Đối với New
Zealand, là một thể nhân là công dân theo định nghĩa tại Luật Quốc tịch
năm 1977 đã được sửa đổi hoặc quy định pháp luật kế thừa;
(i) Đối với Peru,
là một thể nhân có quốc tịch Peru do sinh ra tại Peru, do gia nhập quốc tịch,
hoặc tùy chọn theo Hiến pháp Peru (Constitución politica del Peru) và pháp luật
trong nước khác có liên quan;
(j) Đối với Singapore,
là một công dân bất k2y của Singapore theo định nghĩa tại Hiến pháp và pháp
luật của Singapore;
(k) Đối với Mỹ
với, là "công dân Mỹ" theo định nghĩa tại Luật Nhập cư và Quốc tịch;
và
(l) Đối với Việt
Nam, là một người bất kỳ là công dân Việt Nam theo định nghĩa tại Hiến
pháp và pháp luật của Việt Nam;
Chính quyền cấp khu vực là:
(a) đối với Úc,
là một tiểu bang của Úc, lãnh thổ thủ đô Úc, hoặc Lãnh thổ phía Bắc;
(b) khái niệm chính quyền cấp khu vực không
áp dụng đối với Brunei Darussalam;
(c) đối với Canada,
là chính quyền cấp tỉnh hoặc lãnh thổ của Canada;
(b) khái niệm chính
quyền cấp khu vực không áp dụng đối
với Chile,
vốn là một nước cộng hòa đơn nhất;
(b) khái niệm chính quyền cấp khu vực không áp dụng đối với Nhật Bản;
(f) đối với Malaysia,
là một Bang của Liên
bang Malaysia theo Hiến pháp Liên bang Malaysia;
(g) đối với Mexico,
là một bang của Liên
Bang Mexico;
(b) khái niệm chính quyền cấp khu vực không áp dụng đối với New
Zealand;
(i) đối với Peru,
là chính quyền khu vực phù hợp với Hiến pháp chính trị của Peru (Constitución
politica del Perú) và pháp luật hiện hành khác;
(b) khái niệm chính quyền cấp khu vực không áp dụng đối với Singapore;
(k) đối với Mỹ, có
nghĩa là một bang của Mỹ,
Quận Columbia, hoặc Puerto Rico; và
(b) khái niệm chính quyền cấp khu vực không áp dụng đối với Việt Nam;
Lãnh thổ là:
(a) Đối với Úc,
là phần lãnh thổ:
(i) không bao gồm
tất cả các vùng lãnh thổ bên ngoài khác với các Lãnh thổ của đảo Norfolk, Lãnh
thổ của đảo Giáng sinh, Lãnh thổ của quần đảo Cocos (Keeling, Lãnh thổ của quần
đảo Ashmore và Cartier, Lãnh thổ của Đảo Heard và quần đảo McDonald, và Lãnh
thổ quần đảo Coral Sea; và
(ii) bao gồm lãnh
hải của Úc, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hơn Úc thực
hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế;
(b) Đối với Brunei
Darussalam, là phần lãnh thổ của Brunei
Darussalam kể cả lãnh hải, mở rộng đến vùng trời trên lãnh thổ mà Brunei
Darussalam thực hiện chủ quyền, và các khu vực hàng hải ngoài lãnh hải của
mình, bao gồm đáy biển và lòng đất mà đã hoặc sau này có thể được chỉ định theo
pháp luật của Brunei Darussalam là một khu vực mà nước này thực hiện các quyền
và quyền tài phán theo luật pháp quốc tế;
(c) Đối với Canada, là:
(i) các lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng nội thủy và lãnh hải của
Canada;
(ii) các vùng đặc quyền kinh tế của Canada, được xác định bởi luật pháp
Canada, phù hợp với Phần V của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển tại Montego
Bay ngày 10 Tháng 12 năm 1982 (UNCLOS); và
(iii) các thềm lục
địa của Canada, được xác định bởi luật pháp Canada, phù hợp với Phần VI của UNCLOS;
(d) Đối với Chile,
là đất, biển, và vùng trời thuộc chủ quyền của Chile, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa mà Chile thực hiện các quyền và quyền tài phán phù hợp với luật
pháp quốc tế và luật pháp Chile;
(e) Đối với Nhật
Bản, là phần lãnh thổ của Nhật Bản và tất cả các khu vực bên ngoài lãnh
hải của mình, bao gồm cả đáy biển và lòng đất mà Nhật Bản thực hiện quyền chủ
quyền và quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật và quy định pháp luật của Nhật Bản;
(f) Đối với Malaysia,
là phần đất, lãnh thổ, vùng nội thuỷ và lãnh hải, cũng như bất kỳ vùng biển nào
nằm ngoài lãnh hải đã hoặc có thể sẽ được chỉ định là một khu vực trong đó
Malaysia thực hiện các quyền chủ quyền và quyền tài phán liên quan đến biển,
đáy biển, lòng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo pháp luật Malaysia
và luật pháp quốc tế;
(g) Đối với Mexico,
là
(i) Các Bang và Quận của Liên Bang Mexico
(ii) các đảo, bao gồm các rạn san hô ở các vùng biển lân cận;
(iii) các đảo Guadalupe và Revillagigedo ở Thái Bình Dương;
(iv) các thềm lục địa và thềm ngầm các đảo và các
rạn san hô này;
(v) các vùng biển
của lãnh hải phù hợp với luật pháp quốc tế và vùng biển nội thủy của Mexico;
(vi) vùng trời nằm
trên lãnh thổ quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế; và
(vii) bất kỳ khu vực
vượt ra ngoài lãnh hải của Mexico trong đó Mexico thực hiện các quyền liên quan
đến đáy biển và lớp đất đáy và tài nguyên thiên nhiên phù hợp với luật pháp quốc
tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (có thể được sửa đổi) và pháp
luật của nước mình;
(h) Đối với New
Zealand, là lãnh thổ của New Zealand và vùng đặc quyền kinh tế, thềm
biển và lòng đất mà New Zealand thực hiện quyền chủ quyền đối với tài nguyên
theo quy định của pháp luật quốc tế, nhưng không bao gồm Tokelau;
(i) Đối với Peru,
là phần lãnh thổ đất liền, các hải đảo, vùng biển, và vùng trời phía trên đó
thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Peru, phù hợp với
các quy định của Hiến pháp chính trị của Peru (Constitución politica del Perú)
và luật pháp trong nước và quốc tế có liên quan;
(j) Đối với Singapore,
là phần lãnh thổ đất liền, nội thuỷ và lãnh hải, cũng như bất kỳ vùng biển nào
nằm ngoài lãnh hải đã hoặc có thể trong tương lai được chỉ định là khu vực mà
trong đó Singapore thực hiện các quyền chủ quyền và quyền tài phán liên quan
đến biển, đáy biển, lòng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo luật pháp
của Singapore và luật pháp quốc tế;
(k) Đối với Mỹ, là
(i) lãnh thổ hải
quan của Mỹ, trong đó bao gồm 50 tiểu bang, Quận Columbia, và Puerto Rico;
(ii) các khu thương
mại nước ngoài đặt tại Mỹ và Puerto Rico; và
(iii) bất kỳ khu vực
nào bên ngoài lãnh hải của Mỹ trong đó Mỹ thực hiện các quyền chủ quyền đối với
đáy biển và lòng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp
của Mỹ; và
(l) Đối với Việt
Nam, là phần lãnh thổ đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng trời
phía trên đó, các vùng biển bên ngoài lãnh hải bao gồm đáy biển, lòng đất và
các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó mà Việt Nam thực hiện chủ quyền,
quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán của mình phù hợp với luật pháp Việt Nam và
quốc tế.