TOÀN VĂN TPP: “CÒN MỜ ẢO LẮM”

TOÀN VĂN TPP: “CÒN MỜ ẢO LẮM”

Ngày 5/11, Bộ Công Thương Việt Nam cùng các cơ quan đại diện 11 quốc gia khác chính thức công bố toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, vậy là bắt đầu khoảng thời gian 90 ngày để quốc hội các nước xem xét phê duyệt. Dẫu là bước đầu nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng đây mới là nội dung cơ bản, chung nhất. Muốn nhận biết ảnh hưởng ra sao thì vẫn "còn mờ lắm".
            Thị trường mới mở ra
Sau sự sụp đổ vòng đám phán Doha 2009 thì chưa có nhóm nào có thể đi xa như TPP. Hiện nay TPP là một hiệp định thương mại tư do lớn nhất thế giới với 12 thành viên,  chiếm 40% GDP toàn cầu.
Văn kiện công bố TPP (bản tiếng Anh) với 30 chương, tương ứng 30 nội dung, gồm nhiều phụ lục liên quan với hơn 2.000 trang văn bản mà các nước thành viên đã đàm phát suốt 5 năm trước đó.
Dù còn nhiều nội dung khá mờ nhạt, chưa cụ thể nhưng có thể đánh giá rằng nếu được thông qua, hiệp định TPP sẽ gỡ bỏ, giảm thiều mức thuế hơn so với hiện nay đối với tất cả mặt hàng thương mại, mở ra thị trường châu Á Thái Bình Dương mới.


 TPP là một hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, gồm 12 nước tham gia.

Cụ thể TPP sẽ cắt giảm mạnh thuế các mặt hàng thương mại như thịt bò, sửa bơ, rượu, đường, gạo, thủy sản, may mặc, xe hơi, ... tăng cường hoạt động đầu tư, thương mại về dịch vụ và cả vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng.
 Nhiều vấn đề từ bảo hộ tài sản trí tuệ ( đối với dược phẩm ) đến hình thức trọng tài gây tranh cãi khi cho phép nhà đầu tư kiện cao chính phủ nước ngoài TPP đều đặt ra quy tắc chung. Ngoài ra còn có thêm những tiêu chuẩn mới cho đầu tư, môi trường, điều kiện lao động, quyền của người lao động. Bên cạnh đó, TPP còn đề cập đến nhiều nội dung mới như đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng cùng khu vực tư nhân, thực hiện các quy định mới nhằm thực hiện công tác chống tham nhũng, yêu cầu các nước phải có chế tài rõ ràng đối với tin tặc tấn công vào các tổ chức thương mại. 
Ngoài ra, TPP cũng yêu cầu các quốc gia phải cho phép lưu thông dữ liệu xuyên quốc gia với hầu hết các ngành kinh tế, nhất là ngành tài chính, cũng như có thể có những quy định nhằm dỡ bỏ tình trạng độc quyền, bảo hộ ngành c6ng nghệ trong khu vực.


Với lĩnh vực tài chính, 12 nước thành viên TPP cam kết không cố tình phá giá đồng tiền của mình. Nhưng vẫn có những điểm sơ sài như nội dung chi tiết về mức nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô. Các nhà nhập khẩu giày dép Mỹ phải đợi thuế dài dài bao lâu? Một số rào cản như TPP cho phép Mỹ và Canada có thể dùng biện pháp phòng vệ thông qua tăng thuế đối với oto nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật nếu lượng nhập khẩu các mặt hàng này tăng đột biến. Mỹ có thể áp dụng biện pháp trên trong 10 năm, còn Canada là 12 năm.
Song song đó Hiệp định TPP vẫn chưa có biện páp trừng phạt hành vi thao túng tiền tệ trong các giao dịch quốc tế, hay đặt thời gian độc quyền đối với các sản phẩm sinh dược mới lên tới 12 năm.
Việt Nam hưởng lợi gì từ TPP?
Theo văn kiện TPP, thuế xuất khẩu nhiều mặt hàng Việt Nam sẽ gỡ bỏ ngay lập tức khi hiệp định có hiệu lực, chẳng hạn như: dệ tmay, giày dép, cá ngừ... Mỹ cam kết sẽ bỏ thuế ngay lập tức với nhiều mặt hàng dệt may từ 11 nước TPP, trong đó có Việt Nam, thay vì mức thuế hiện nay là 17,5%.   Hàng dệt may Việt Nam được sử dụng một số loại vải, nguyên phụ liệu ngoài TPP trong vòng 5 năm và vẫn được hưởng ưu đãi thuế đầy đủ theo như quy định trong Hiệp định. 

Trong lĩnh vực tài chính, Việt Nam và các nước thành viên cho phép các tổ chức triển khai các dịch vụ tài chính qua biên giới mà không cần phải lập chi ngánh, cơ sở hoạt động tại nước sở tại.   Có lẽ đây là một thách thức mới đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, TCTD... Việt.  TPP giúp các tổ chức lớn, có công nghệ, dịch vụ ngân hàng số hóa. dễ dàng thâm nhập vào thị trường mới, cung cấp dịch vụ mới. Họ không cần phải mở chi nhánh mà chỉ cần thông qua nền tảng công nghệ tiên tiến là đã có thể vươn tới phát triển tại thị trường mới. Hiện nay ở Việt Nam không có ngân hàng đủ lớn, không có cơ chế trao đổi thông tin để triển khai các dịch vụ số hóa
Việc gia nhập một sân chơi kinh tế chuyên nghiệp như TPP đòi hỏi Việt Nam phải cải cách mạng mẽ hệ thống pháp lý, buộc các doanh nghiệp phải làm ăn bài bản hơn.  
Theo văn kiện TPP, thuế xuất khẩu đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam sẽ được gỡ bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực như: dệt may, giày dép, cá ngừ…

Xét về dài hạn, TPP sẽ giúp doanh nghiệp Việt gia nhập các chuỗi cung ứng mới. Thời gian gần đây, xu hướng này đang bắt đầu hình thành và phát triển mạnh. Một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới, nhât là tại Hòa Kỳ, Hàn Quốc… đã và đang đầu tư vào điện tử, thủy sản và dệt may Việt, coi nước ta như một trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới.
Hiệp định sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Mỹ tìm kiếm nền kinh tế có lao động giá rẻ như Việt Nam. Nhưng cũng giúp doanh nghiệp Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.  Hiện tại thị trường Mỹ đã mở rộng cho nhiều loại hàng hóa từ 11 nước thành viên TPP trong đó có Việt Nam. Do vậy việc giảm thuế theo quy định của TPP sẽ giúp Mỹ có thêm nhiều thị trường quốc tế mới. Xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sẽ tăng lên.

Hiệp định TPP chính thức hoàn tất đàm phán ngày 5/10/2015. Hiệp định có sự tham gia của 12 nước bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.

Author:

Facebook Comment