LỢI DỤNG VIỆC TRÙNG TU ĐỂ THAM Ô TÀI SẢN.



Tình huống:

Trong một huyện nọ, có một đình Thần Hoàng được lên kế hoạch trùng tu. Trong thời gian thi công, một đội thầu xây dựng phụ trách đã đào bới lung tung mẫu đất phía trước đình Thần. Việc đào bới này sẽ ảnh hưởng đến các khối đá cổ chon sâu dưới lòng đất của ngôi đình cổ này. Ông từ trong đình đã hết sức can ngăn nhưng đội thầu xây dựng vẫn bất chấp và ngang ngược đào bới.

Kế hoạch trùng tu này được sự trợ vốn của Ủy ban huyện và người chịu trách nhiệm là ngài Chủ tịch huyện. Ông chủ tịch có một người trợ lý đắc lực. Anh này chính là người đã thuê đội thầu xây dựng đào bới lung tung với ý đồ riêng. Mặc dù chưa hỏi ý kiến của ngài chủ tịch huyện nhưng anh trợ lý này đã chủ động ra lệnh thi công làm ảnh hưởng đến di tích của ngôi đình. Sauk hi biết chuyện, ông chủ tịch kêu ngừng thi công nhưng với lý do của anh trợ lý là vì đã ký kết hợp đồng, nếu không tiếp tục thi công sẽ phải đền bù hợp đồng với số tiền trăm triệu nên ngài chủ tịch ra lệnh là chỉ trùng tu ở hạng mục bên ngoài và không được làm ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa.

Sau đêm bị đáo bới, các tảng đá cổ đã bị hư hại, ông từ lên Ủy ban huyện để trình bày vấn đề này. Anh trợ lý đã lừa dối ông từ với lý do đó là bọn ăn trộm chứ không phải là đội xây dựng mà anh ta đã thuê. Ông từ tin tưởng và đi về. Vì để thực hiện mưu đồ chiếm tiền công, anh ta muốn xây dựng lại mới hoàn toàn chứ không phải là trùng tu đình thờ vì số tiền trùng tu lớn hơn số tiền xây mới. Anh trợ lý đã thuê một người xe ôm chạy đụng ông từ làm ông bị gãy chân phải nằm viện 2 tháng. Trong thời gian 2 tháng đó, lợi dụng ông từ nằm viện và ngài chủ tịch thì không để ý đến việc thi công, anh trợ lý đã xây dựng mới hoàn toàn và số tiền dư ra từ việc trùng tu, anh ta đã hưởng trọn một mình. Tổng cộng số tiền tham ô là 250.000.000 đ. Đồng thời, những cổ vật xưa của ngôi đình cũng đã không còn nữa.

Xử lý tình huống:

*Trùng tu là hành động lưu giữ quá khứ. Trùng tu bảo vệ di tích là cả một vấn đề quan trọng không chỉ đối với một huyện, một xã mà là cả một xã hội, một đất nước.

*Anh trợ lý đã dối trên lừa dưới để trục lợi và anh không hề hiểu rõ thế nào là trùng tu =>vô tình đã làm mất đi giá trị di sản văn hóa.

- Có thể khẳng định rằng, tài sản mà anh trợ lý lấy từ việc xây mới hoàn toàn thay vì trùng tu là tài sản bất hợp pháp.

- Đây cũng thuộc về tài sản mà anh ta quản lý. Thế nhưng, anh ta đã không từ thủ đoạn và cách thức gian dối để chiếm đoạt tài sản.

=>Có thể xem như đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự: là một dạng tham ô tài sản, lén lấy tài sản và tương tự như trộm cắp.

Theo Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:

1.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

=>Như vậy, anh trợ lý đã vi phạm Điều 278 BLHS theo điểm a của Khoản 1, điểm b của Khoản 2 và điểm a của Khoản 3.

- Ngoài ra, anh trợ lý còn thuê người làm ông từ bị thương (gãy chân). Đây chính là hành vi cố ý gây thương tích.

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

=>Như vậy, anh trợ lý đã vi phạm điểm h Khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự.

*Về phần ngài Chủ tịch huyện: Ta thấy ông chủ tịch là người thiếu trình độ, thiếu trách nhiệm, nhận thức chưa đầy đủ về quá trình trùng tu nên ông đã không đến xem việc tiến hành thi công mà đã giao hết quyền cho anh trợ lý. Đây chính là hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo Điều 144, luật hình sự năm 1999 quy định về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước:

1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm.

=>Như vậy, ông chủ tịch có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của Nhà nước từ một năm đến năm năm theo khoản 4 Điều 144 BLHS.

Tóm lại:

Quốc hội đã ban hành Luật di sản văn hóa. Thế nhưng, nhiều cán bộ, nhà chức trách chưa hiểu rõ luật vẫn để hậu quả nghiêm trọng xảy ra làm mất đi những giá trị văn hóa cổ xưa. 

Cần phải phổ biến những quy định về luật bảo tồn di tích đến các vị có chức có quyền để việc trùng tu đạt hiệu quả hơn. Tránh để các trường hợp xấu xảy ra như tình huống trên.


Author:

Facebook Comment