Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH - Thanh niên được hỗ trợ khởi nghiệp và vay vốn để tạo việc làm

Thanh niên được hỗ trợ khởi nghiệp và vay vốn để tạo việc làm là một trong những nội nội dung hướng dẫn thực hiện những quy định về tuyển và quản lý lao động, việc làm, bảo hiểm thất nghiệp và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được chia sẻ tại “Hội nghị tập huấn và đối ngoại pháp luật lao động”. Hội nghị do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tại TP.HCM trong hai ngày 3 và 4/8




Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và có hiệu lực từ hôm nay 1-9-2015.

Trong đó có một số quy định mới nổi bật về chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài và cho vay ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh) và người lao động từ Quỹ quốc gia về việc làm.

Theo đó, đối tượng vay vốn đi xuất khẩu lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ NHCSXH. Còn người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Mức vay vốn đi xuất khẩu lao động đối với hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm tối đa là 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Các đối tượng còn lại được vay theo quy định hiện hành của NHCSXH.

Cũng theo Nghị định, cơ sở sản xuất kinh doanh đồng thời sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật; dân tộc thiểu số; người khuyết tật và người dân tộc thiểu số được vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được hưởng mức lãi suất vay vốn ưu đãi bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo, tương đương 3,3%/năm. (Lãi suất cho vay hộ nghèo hiện nay đang áp dụng là 6,6%/năm). Mức vay vốn được nâng tối đa từ 500 triệu đồng/dự án lên một tỷ đồng/ dự án và không quá 50 triệu đồng/một người lao động được tạo việc làm (trước đây không quá 20 triệu đồng/một việc làm mới).

Nhiều chương trình hỗ trợ

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương Binh & Xã hội Phạm Minh Huân khẳng định: “Những năm qua, công tác giải quyết và hỗ trợ việc làm cho thành niên đã đạt được kết quả khả quan. Cơ chế, chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động quốc tế.”

Hiện nay, hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lao động, việc làm được bổ sung ngày càng hoàn thiện. Nhiều luật mới ra đời và đi vào thực tiễn đời sống như Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài,… Trong đó, các văn bản hướng dẫn về chính sách hỗ trợ việc làm, đặc biệt là hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý nhằm giải quyết việc làm và hỗ trợ cho thành niên khởi nghiệp.

Theo nội dung hướng dẫn này, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế  xã hội là các đối tượng được ưu tiên hỗ trợ việc làm. Các đối tượng này sẽ được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn, đồng thời được vay vốn tín dụng để học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo mức vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, các thanh niên sẽ được cấp Thẻ học nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm học nghề và có giá trị một năm kể từ ngày cấp.

Đối với các thanh niên lập nghiệp sẽ được định hướng nghề nghiệp, và cung cấp các thông tin và việc làm, nghề nghiệp mà các họ muốn lập nghiệp. Các kỹ năng như tìm việc và tham gia thực tập, làm việc tại doanh nghiệp cũng sẽ đuợc hỗ trợ miễn phí cho các đối tượng trên.

Cung cấp kiến thức và vốn

Theo thống kê, hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự tăng trưởng mạnh, tuy nhiên chỉ về mặt số lượng, chất lượng và năng lực cạnh tranh còn thấp xuất phát từ những nguyên nhân như: Thiếu tri thức chiến lược và khả năng quản lý; hệ thống quản trị chiến lược chưa có hoặc mờ nhạt; cơ cấu tổ chức còn đơn giản; nguồn nhân lực trẻ, có ý chí khát khao phấn đấu nhưng ít được đào tạo, không ổn định, năng suất và hiệu quả việc làm chưa cao.

Chính vì vậy việc đào tạo và nâng cao kiến thức cho thanh niên sẽ và đã khởi sự doanh nghiệp sẽ giúp họ trang bị hành trang vững chắc hơn trên con đường khởi nghiệp của mình. Các nội dung hỗ trợ như kiến thức về pháp luật, quản trị doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp… sẽ đáp ứng một phần nhu cầu trên con đường lập nghiệp cho các thanh niên.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ thanh niên, trong đó đặc biệt là chính sách hỗ trợ vốn nhằm tạo điều kiện cho họ bước đầu khởi nghiệp cho bản thân, yếu tố mang tính quyết định trên bước đường lập nghiệp.

Theo văn bản hướng dẫn về chính sách hỗ trợ việc cho thanh niên, hiện nay các cơ sở sản xuất, kinh doanh mức vay một dự án tối đa là 1 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho một lao động được tạo việc làm. Đối với người lao động tối đa là 50 triệu đồng, thời hạn vay vốn không quá 60 tháng.
Để có cơ chế phối hợp hoạt động nhằm kiểm soát, đề xuất hoạt động cho vay vốn nhiều hơn, hiệu quả hơn cho thanh niên, thời gian qua Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với Đoàn thanh niên trong việc hoạt động tư vấn hướng nghiệp, việc làm… từ đó có sự tham mưu, đề xuất và hỗ trợ, tiếp sức cho thanh niên trên bước đường khởi nghiệp.


Author:

Facebook Comment