ÔNG TẬP CẬP BÌNH SẮP SANG THĂM VIỆT NAM

ÔNG TẬP CẬP BÌNH SẮP SANG THĂM VIỆT NAM

Ông Tập Cận Bình sắp sang thăm Việt Nam

       Dự kiến tuần sau, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình tới thăm Việt Nam.

     Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 5-6/11.
Nguồn: / BNG/VGP News

Read More

ĐÀ NẴNG ĐỀ NGHỊ BỘ QUỐC PHÒNG HỖ TRỢ 600 TỈ ĐỒNG

ĐÀ NẴNG ĐỀ NGHỊ BỘ QUỐC PHÒNG HỖ TRỢ 600 TỈ ĐỒNG

Đà Nẵng đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ 600 tỉ đồng

          Ngày 26/10, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ thông tin về Văn bản số 4370, nội dung đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ TP tối thiểu 600 tỉ đồng liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng khu đất của Tổng Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng).

Cụ thể khu đất này thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật khu phức hợp thương mại dịch vụ Bình Hiên - Bình Thuận (khu thương mại Bình Hiên - Bình Thuận, đường Bạch Đằng nối dài, quận Hải Châu). Trước đây, khu đất được Tổng Công ty  Sông Thu sử dụng làm trụ sở, xây cầu cảng, nhà máy đóng tàu. Sau đó toàn bộ tổng công ty này được di dời về phường Thọ Quang (quận Sơn Trà).
Trong văn bản, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, về kinh phí liên quan đến việc di dời Nhà máy Sông Thu (trong trường hợp tiền sử dụng đất của dự án nộp về tài khoản của Bộ Quốc phòng) thì “đề nghị Bộ Quốc phòng (hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng ủy quyền) hỗ trợ TP tối thiểu 600 tỉ đồng”. 
          Theo đó, số tiền 600 tỉ đồng này gồm các khoản như hoàn trả số tiền UBND TP đã cấp cho Ban Giải tỏa đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 (nay là Trung tâm Phát triển quỹ đất TP) để tạm ứng kinh phí đền bù cho Tổng Công ty Sông Thu 100 tỉ đồng; hoàn trả cho TP kinh phí xây dựng hạ tầng và bờ kè để có được mặt bằng khu vực dự án nêu trên khoảng 200 tỉ đồng.
Ngoài ra, theo quy định trước đây, đối với các khu đất chuyển mục đích sử dụng từ đất quốc phòng sang đất phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, nguồn kinh phí thu được do khai thác quỹ đất sẽ được đưa vào ngân sách của địa phương. Đối với khu đất này, trước đây UBND TP đã có kế hoạch khai thác để lấy nguồn kinh phí phục vụ cho việc đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý và các công trình quan trọng khác của TP với tổng kinh phí trên hàng ngàn tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo quy định mới của Chính phủ, tiền sử dụng đất đối với dự án này phải nộp vào ngân sách của Bộ Quốc phòng dẫn đến TP sẽ gặp rất nhiều khó khăn về nguồn kinh phí phục vụ cho việc thanh, quyếttoán cũng như đầu tư các công trình trọng điểm nhằm phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Do đó, UBND TP đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ số tiền khoảng 300 tỉ đồng để TP giải quyết một phần khó khăn nêu trên. Như vậy, tổng số tiền mà TP Đà Nẵng đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ 600 tỉ đồng.
Về mục đích sử dụng đất, ông Thơ cho biết, thống nhất nguyên tắc điều chỉnh các khu đất thương mại dịchvụ thành đất ở đô thị. Thủ tục giao đất, UBND TP Đà Nẵng ủng hộ chủ trương theo đề nghị của Bộ Quốc phòng về việc cho phép Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) đầu tư dự án. Để đảm bảo thủ tục về đất đai theo đúng quy định, giao Sở TN&MT TP Đà Nẵng báo cáo Bộ TN&MT xin ý kiến bằng văn bản liên quan đến thủ tụcpháp lý về giao đất trước khi triển khai các bước tiếp theo đúng quy định.
(Theo Báo Pháp luật )
Read More

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ YÊU CẦU KHẨN TRƯƠNG TÌM KIẾM, CỨU NẠN TÀU HOÀNG PHÚC 18

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ YÊU CẦU KHẨN TRƯƠNG TÌM KIẾM, CỨU NẠN TÀU HOÀNG PHÚC 18
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ YÊU CẦU KHẨN TRƯƠNG TÌM KIẾM, CỨU NẠN TÀU HOÀNG PHÚC 18
Hơn 20h ngày 30.10, tàu cá Hoàng Phúc bất ngờ bị chìm tại vùng biển Soài rập tiếp giáp TP.HCM và tỉnh Tiền Giang. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện1948/CĐ-TTg về việc tìm kiếm, cứu nạn tàu Hoàng Phúc 18.
Nội dung công điện như sau:
Theo báo cáo số 14541/BGTVT-PCLB&TKCN ngày 31/10/2015 của Bộ Giao thông vận tải, tối ngày 30/10/2015 tàu Hoàng Phúc 18 đã bị chìm trên khu vực luồng Soài Rạp cách Vũng Tàu 10 hải lý hướng về Tây Nam, đến nay một số thuyền viên vẫn còn đang bị mất tích.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chỉ đạo, huy động các lực lượng để tổ chức tìm kiếm, cứu nạn các thuyền viên còn đang bị mất tích của tàu Hoàng Phúc 18.
2. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các lực lượng của Thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân, tổ chức cứu chữa người bị thương, thăm hỏi động viên, giúp đỡ nạn nhân trong vụ chìm tàu Hoàng Phúc 18.

Theo tin từ Báo Lao động sáng nay (31.10), lực lượng cứu hộ - cứu nạn chuyên nghiệp của cảnh sát PCCC TP.HCM đã tiếp cận hiện trường nơi con tàu Hoàng Phúc 18 lật úp. Tuy có nhiều tín hiệu có thể do nạn nhân cố gắng kêu cứu nhưng việc tiếp ứng, giải cứu nạn nhân rất khó. Con tàu lật úp chỉ để lộ phần đáy, áp lực nước bên trong tàu cao khiến việc cập vào cứu hộ là rất khó. Một số người nhái đã được cử vào tiếp cận nhưng chưa thành công. Hiện các lực lượng vẫn đang khẩn trương tìm phương án tiếp cận bên trong tàu.
Khoảng 10h30, gần chục thợ lặn cùng nhiều trang thiết bị cứu hộ từ TP.HCM đã có mặt tại hiện trường phối hợp ứng cứu cùng lực lượng tại chỗ. Bên cạnh cano của bộ đội biên phong, tàu kiểm ngư, tàu cứu nạn hàng hải khu vực 3, thì tàu cá ngư dân và trực thăng cũng quần thảo trên biển để phòng có nạn nhân trôi dạt ra khỏi hu vực tàu chìm ( Theo VN.Express). 

Vào 11h30', lực lượng chức năng đã cứu được một thuyền viên.
Read More

PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI QUỐC TẾ BỊ TRUNG QUỐC PHỚT LỜ

PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI QUỐC TẾ BỊ TRUNG QUỐC PHỚT LỜ
Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế bị Trung Quốc phớt lờ
Hôm qua 30/10, trước phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về việc xét xử vụ kiện của Philipines về "đường lưỡi bò"phi lý của Trung Quốc vẽ trên Biển Đông, ngay lập tức Trung Quốc đã bác bỏ, tuyên bố không chấp nhận bất cứ phán quyết nào.
Kể từ tháng 1/2013, Philipines đã đệ đơn kiện lên PCA vì những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông không phù hợp với UNCLOS. Philipines cũng khẳng định một số rạn san hồ và bãi cát ngầm Trung Quốc chiếm đóng không được hưởng lãnh hải hoặc làm cơ sở để tuyên bố có lãnh hải. Nhiều năm nay Trung Quốc vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông dựa trên "đưỡng lưỡi bò" của nước này tự đưa ra, đi vào sát bờ của các nước láng giềng như Philipines, Việt Nam, ngoài ra Bắc Kinh còn tìm cách hiện thực hóa yêu sách thông qua các hoạt động cải tạo, xây dựng một số bãi đá ở  quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đứng trước những phản đối của dư luận thế giới, Trung Quốc giữ quan điểm rằng tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chống lấn ở Biển Đông còn được giải quyết song phương thay vì đa phương và kiên quyết không tham gia vụ kiện của Philipines.


Hôm 29 tháng 10, Tòa Trọng tài thường Trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở The Hague (La Haye) Hà Lan có thông báo, tòa có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philipines đối với "đường lưỡi bò" Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông, tuy nhiên phía Trung Quốc lại từ chối tham gia vì cho rằng vụ kiện là về chủ quyền và PCA không đủ thẩm quyền xét xử.   Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân phát biểu với báo giới bắc Kinh "Chúng tôi sẽ không tham gia và không chấp nhận tòa án", " Các phán quyết hoặc kết quả từ tòa sẽ không ảnh hưởng đến quan điểm của Trung Quốc".  Ông Lưu còn cho rằng PCA không thể ảnh hưởng đến cái gọi là " quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc" trên Biển Đông, những quyền của Trung Quốc "sẽ không bị xói mòn".
Một mặt, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Philipines trở lại "con đường đối thoại đúng đắn", đàm phán song phương thay vì đa phương theo quan điểm các nước nhằm tạo thuận lợi, ưu thế cho Trung Quốc. Tuy nhiên với tư cách thành viên thường trực có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, lập trường nêu trên của Trung Quốc có thể gây khó ngoại giao cho nước này nếu tòa án phán quyết Bắc Kinh vi phạm một trong những quy chế của Liên Hợp Quốc


Read More

TÒA QUỐC TẾ CHẤP NHẬN XỬ VỤ PHILIPINES KIỆN TRUNG QUỐC VỀ "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ"

TÒA QUỐC TẾ CHẤP NHẬN XỬ VỤ PHILIPINES KIỆN TRUNG QUỐC VỀ "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ"
Tòa quốc tế chấp nhận xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về 'đường lưỡi bò'

Hôm qua, Tòa Trọng tài thường trực phán quyết rằng họ có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philipines về yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc

"Sau khi xem xét các khiếu nại do Philipines nộp, tòa đã bác bỏ lập luận" của Trung Quốc rằng" tranh chấp thực ra là về chủ quyền đối với các đảo" ở Biển đông và do đó vượt quá thẩm quyền của tòa án. AFP dẫn tuyên bố của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở The Hague (La Haye), Hà Lan. 
Thay vào đó, tòa cho rằng vụ kiện "tranh chấp giữ hai quốc gia liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển (UNCLOS)" thuộc thẩm quyền của mình.
Kể từ tháng 1/2013, Philipines đã đệ đơn kiện lên PCA về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã vi phạm nghiêm trọng qui định của Luật Biển (UNCLOS), đây là một yêu sách không có căn cứ, Philipines cũng khẳng định một số rạn san hồ và bãi cát ngầm Trung Quốc chiếm đóng không được hưởng lãnh hải cũng như làm cơ sở để tuyên bố có lãnh hải.

Tòa án khẳng định họ có đủ thẩm quyền để xem xét 7 vấn đề chống lại Trung Quốc do Philipines đặt ra, bao gồm cả việc liệu bãi cạn Scarborough và bãi cạn nữa chìm nữa nổi Vành Khăn có được coi là đảo hay không. Tuy nhiên tòa cũng nói thêm rằng thẩm quyền của mình đối với 7 điểm khác cần được xem thêm và yêu cầu Manila làm rõ một vấn đề khác. Kế hoạch về các phiên điều trần tiếp theo đã được Tòa quốc tế lên kế hoạch và dự kiến sẽ đưa ra phán quyết vào năm tới.
Kể từ sau khi đưa ra thông báo, Trung Quốc vẫn khẳng định lập trường là không chấp nhận, không tham gia phiên tòa. "Nổ lực để đạt được nhiều lợi ích bất hợp pháp hơn nữa, bằng cách tiến hành phân xử đơn phương là không thực tế và sẽ chẳng dẫn đến đâu", Zhu Haiquan, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington nói "Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp liên quan thông qua đàm phán và tham vấn với các bên liên quan trực tiếp. đây là lương án đúng đắn duy nhất".
Trong khi đó, Mĩ lại hoan nghênh quyết định của Tòa quốc tế "Điều này cho thấy luật pháp quốc tế được áp dụng" vào tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, một quan chức quốc phòng cấp cao nói.


Kể từ sau khi đưa ra yêu sách "đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn", Trung Quốc đã tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ quyền bằng các hoạt động cải tạo và xây dựng trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc nhiều năm nay khẳng định tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chống lấn ở Biển Đông cần được giải quyết song phương và khăng khăng không đồng ý tham dự vụ kiện của Philipines
Read More

CHÍNH PHỦ CHÍNH THỨC ĐỒNG Ý NGHỈ TẾT BÍNH THÂN 9 NGÀY

CHÍNH PHỦ CHÍNH THỨC ĐỒNG Ý NGHỈ TẾT BÍNH THÂN 9 NGÀY
Chính phủ chính thức đồng ý nghỉ Tết Bính Thân 9 ngày

Tết Bính Thân 2016 nghỉ 9 ngày, từ ngày 6/2/2016 đến hết 14/2/2016 tức từ 28 tháng chạp năm Ất Mùi đến hết ngày 7 tháng giêng năm Bính Thân.

Phương án của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc nghỉ lễ, tết năm 2016 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đã được Chính phủ nhất trí thông qua trong phiên họp thường kỳ tháng 10 ngày 29/10.

Theo đó Tết Âm lịch 2016 sẽ được nghỉ 9 ngày, từ ngày 6/2/2016 đến hết 14/2/2016, tức từ 28 tháng Chạp năm Ất Mùi đến hết ngày 7 tháng giêng năm Bính Thân và không phải hoán đổi ngày nghỉ.

Theo Bộ Lao động trình với Chính phủ, năm nay sẽ không phải hoán đổi ngày nghỉ như các năm trước bởi dịp nghỉ tết liền với ngày nghỉ cuối tuần, không xuất hiện làm việc xen kẽ giữa ngày nghỉ.
Kể từ năm 2015, Chính phủ đã đồng ý việc hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào một số dịp nghỉ lễ, Tết khi có tình huống nghỉ ngắt quãng. Việc hoán đổi nhằm mục đích tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ lễ, Tết liên tục mà không bị gián đoạn.

2 năm trước, cán bộ, công chức đều được nghỉ Tết liên tục 9 ngày, nhưng phải hoán đổi ngày làm việc và ngày nghỉ.
Read More

QUYỀN IM LẶNG VÀ ÁN LỆ MIRANDA

QUYỀN IM LẶNG VÀ ÁN LỆ MIRANDA
QUYỀN IM LẶNG VÀ ÁN LỆ MIRANDA
Trong bài viết lần trước, chúng tôi đã nhắc đến Án lệ nổi tiếng tại Hòa Kỳ - Án lệ Miranda, thông qua đó có thể thấy rằng nghi can, nghi phạm hoàn toàn có quyền được biết quyền của mình. Người bị tình nghi phạm tội cần được cảnh sát thông báo trước khi thẩm vấn rằng họ có quyền giữ im lặng, từ chối trả lời câu hỏi và bất cứ điều gì người đó nói có thể dùng làm bằng chứng chống lại họ trước tòa. Cũng như người tình nghi có quyền không khai báo cho đến khi có luật sư, các nghi phạm có thể trả lời trước khi luật sư đến và ngưng bất cứ khi nào để chờ sự có mặt của luật sư. Nếu không có chi phí thuê luật sự thì nhà nước sẽ cung cấp một luật sư cho họ.
Hiện nay tại Việt Nam, quyền được im lặng vẫn còn là một tranh cãi, nhưng nhìn một cách khách quan thì không chỉ quyền được im lặng mà còn rất nhiều quyền khác chưa thật sự được thực thi trên thực tại, có nhiều trường hợp nghi can, nghị phạm không được biết mình có những quyền gì, từ đó nảy sinh không ít tiêu cực trong quá trình tố tụng hình sự.
Quyền im lặng tại Mỹ

Quyền im lặng là một trong những quyền đã được ghi nhận từ lâu trong pháp luật Mỹ. Theo quy định tại Tu chính án 5 Hiến pháp Mỹ ( phê chuẩn ngày 15 tháng 12 năm 1791): "Không người nào bị buộc phải trả lời về một tội có mức án tử hình hoặc một trọng tội nào khác, nếu không có một cáo tội trạng hay tố cáo trạng do một đại bồi thẩm đoàn đưa ra, ngoại trừ trong các trường hợp xảy ra trong lục quân, hải quân, hoặc trong hàng ngũ dân quân, khi đang thi hành công vụ trong thời chiến hoặc khi có nguy hiểm cho quần chúng; và không người nào phải bị xử hai lần cho cùng một tội có thể đưa đến tử hình hoặc giam cầm; và trong bất kỳ vụ án hình sự nào cũng không phải bị ép buộc làm nhân chứng chống lại chính mình, và không thể bị tước đoạt sinh mạng, tự do, hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng thủ tục quy định của pháp luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng cho mục đích công cộng nếu không được bồi thường thỏa đáng".
Việc sử dụng "Quyền không tự buộc tội bản thân" bao gồm Quyền im lặng và từ chối trả lời mọi câu hỏi, vì mọi lời nói của một người đều có thể bị đem ra làm bằng chứng chống lại bản thân anh ta. Ngoài ra theo Tu chính án 5 còn bắt công tố viên ngoài lợi khai bị cáo còn phải có bằng chứng khác để chứng minh bị cáo có tội
Lời cảnh báo Miranda
Lời cảnh báo Miranda đã trở án lệ theo một phán quyết năm 1966 của Tòa án tối cao Hòa Kỳ trong vụ Miranda kiện Arizona (xem ở bài viết trước). Theo đó "Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh. Nếu anh không thể tìm được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư." .

 Lời cảnh báo Miranda thường  được thông báo ngay sau khi nghi phạm bị bắt giữ. Cảnh sát sẽ phải lập tức dừng việc thẩm vấn một người nếu : Sau khi người đó được cung cấp Lời cảnh báo Miranda
+ Nghi phạm nói rõ rằng anh ta không muốn trả lời, nói chuyện hoặc
+ Nghi phạm nói rõ rằng anh ta muốn nói chuyện với một luật sư.
Quyền im lặng không chỉ dừng lại ở phòng thẩm vấn mà còn có cả tại tòa án, bồi thẩm đoàn và công tố viên không được phép suy diễn việc bị cáo sử dụng Quyền im lặng có nghĩa là bị cáo có tội, quyền im lặng còn có thể được nhân chứng sử dụng. Tuy nhiên nếu bị cáo quyết định đứng lên làm chứng và đưa ra các lời khai thì người đó không còn quyền từ chối trả lời các câu hỏi có liên quan đến lời khai đó.
Quyền im lặng tại Việt Nam
Tại Việt Nam trong thời gian gần đây đang dấy lên tranh cãi giữa các nhà khoa học pháp lý, luật sư, luật gia về vấn đề có nên qui định “quyền im lặng” hay không ? và liệu nếu quy định thì nó sẽ có những tác động như thế nào đến quá trình tố tụng hình sự ? Trong Công ước về quyền con người của Liên hợp quốc mà Việt Nam gia nhập tuy không đề cập trực tiếp khái niệm "quyền im lặng", nhưng điều 14.3(g) quy định " quyền không bị buộc phải cung khai bất lợi cho mình và quyền không thú tội". Quyền này cũng quyền được suy đoán vô tội tại điều 14.2 được nhà nước và tòa án ở nhiều quốc gia đồng nhất hoặc phát sinh ra quyền im lặng. Vấn đề quyền im lặng đã và đang được áp dụng ở nhiều quốc gia, nhưng ở Việt Nam thì chỉ mới được quy định trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)
Theo quy định tại :
- tiết d, điều 57: Người bị bắt, Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) quy định:
d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
-  tiết c, Điều 58: Người bị tạm giữ, Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự, quy định:
c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
- tiết d, Điều 59: Bị can có quy định:
d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
Theo đó người bị bắt giữ, tạm giữ, bị can hoàn toàn có quyền không khai báo những thông tin được cho là bất lợi với bản thân hay cũng có thể hiểu là “bất hợp tác” với cơ quan điều tra. Việc đặt ra quy định trong Dự thảo đã khiến dấy lên không ít suy nghĩ:
Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương chia sẽ: “Tôi băn khoăn lắm về câu chuyện “quyền im lặng", nếu đưa vào luật thì chẳng ai làm được”. Thượng tướng Vương phân tích, trước một vụ án thì cơ quan điều tra phải bảo vệ bị hại. "Họ chết rồi có tỉnh lại để tố giác tội phạm không? Và nếu như nghi phạm bất hợp tác, không khai báo hoặc chờ vài ngày đến khi Luật sư đến thì vụ án sẽ như thế nào”. Dưới cách hiểu hiện nay của phần lớn người dân, quyền im lặng được xem là quyền không cần khai bất cứ điều gì, nếu chỉ hiểu theo cách hiểu đó thì sẽ gây không ít khó khăn cho cơ quan điều tra cũng như khó đảm bảo tính công bằng của pháp luật, nhất là với thủ tục pháp lý hiện nay để Luật sư có thể đến hỗ trợ thân chủ cũng mất một khoảng thời gian, trong thời gian đó sẽ gây bao nhiêu khó khăn cho quá trình điều tra.
Nhưng nếu không quy định “quyền im lặng” thì cũng không được, trong thời gian qua từng có không ít vụ việc cơ quan điều tra dùng nhục hình, ép cung, móm cung, làm sai lệch sự thật của vụ án nhằm nhanh chóng kết án, chưa kể nếu bị can, bị cáo không khai báo sẽ bị hội đồng xét xử xử phạt nghiêm khắc hơn.
Gắn liền với "quyền im lặng" còn có quyền tự bào chữa, nhờ luật sự hoặc người bào chữa đã được quy định tại khoản 4, điều 31 Hiến pháp năm 2013. Đây là quyền tự do dân chủ trọng yếu trong các quyền tự do dân chủ của công dân, trở thành mọi nguyên tắc tố tụng căn bản phải được tôn trọng và triệt để thực hiện. Cũng như trong Thông tư số 2225-HCTP ngày 24/10/1956 của Bộ Tư pháp theo tinh thần chỉ đạo kiểm điểm công tác tư pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rằng nếu người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không được sử dụng đầy đủ quyền bào chữa thì không gọi là có công lý. Hiến pháp 2013 cũng ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo, trong đó đề cao vị trí, vai trò của chủ thể tham gia tranh tụng là luật sư ( khoản 5, Điều 103). Những nội dung mới nói trên cần được quán triệt và thể hiện trong các nguyên tắc và qui định cụ thể của Chương VII ( mới) của Bộ luật TTHS về bào chữa như Liên đoàn Luật sự Việt Nam đề xuất.
            Quyền im lặng có nên quy định?
            Thực tế vai trò của quyền im lặng không thể nào phủ nhận, có thể xem đây là một quyền tiến bộ trong việc đảm bảo quyền con người nhưng nếu áp dụng một cách rập khuôn quyền im lặng vào luật tố tụng hình sự Việt Nam thì sẽ gây không ít tai hại. Dưới gốc độ bản thân, thiết nghĩ quyền im lặng cần được ghi nhận nhưng có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp với pháp luật, hướng đến sự tự nguyện, tức bị can, bị cáo có quyền im lặng cho đến khi có luật sư đến, tuy nhiên những gì bị can, bị cáo khai trước khi luật sư đến sẽ giúp họ giảm tội; đồng thời hoàn thiện hóa thủ tục pháp lý để luật sư hỗ trợ thân chủ, tránh kéo dài như hiện nay.



Read More

QUYỀN ĐƯỢC BIẾT QUYỀN CỦA MÌNH

QUYỀN ĐƯỢC BIẾT QUYỀN CỦA MÌNH
Quyền được biết quyền của mình
Trong quá trình lấy lời khai, bị cáo có những quyền gì để đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi bản thân, tránh phải những sai lầm không đáng có. Trong quá khứ từng không ít vụ án oan diễn ra vì bị cáo chưa biết được hiểu được mình có những quyền gì, một mặt do những tác động từ phía cơ quan điều tra đã khiến cho kết quả vụ án bị sai lệch, gây nhiều hậu quả đáng tiếc, do đó bị cáo cần có quyền được biết quyền của mình. Nhắc đến quyền được biết quyền của mình. Nghe có vẻ "vô lý", "phiền phức" nhưng nó là một trong những quyền của người bị bắt, bị tạm giam, chưa xét xử.
 Án lệ Miranda

Trong lịch sử tư pháp nước Mỹ, khi nhắc đến quyền này sẽ khiến không ít người nghĩ ngay đến án lệ Miranda. Sự việc kể về một kẻ phạm tội hiếp dâm từng suýt thoát được mức án 30 năm tù chỉ vì lý do " không được cho biết quyền của mình". Rạng sáng chủ nhật (3/3/1963), một thiếu nữ 17-18 tuổi tên Jameson (tên thật đã được thay thế) ở Phoenix, bang Arizona trên đường đi từ trạm xe buýt về nhà đã bị một gã đàn ông bịt miệng, lô vào xe rồi chở đến nơi khác hãm hiếp, sau đó hắn lái xe quay lại và quăng cô gái xuống đó. Nhanh chóng sau đó cảnh sát đã bắt đầu điều tra vụ việc, chỉ một thời gian sau điều tra viên Carrol Cooley thuộc Sở Cảnh Sát Phoenix đã tìm ra nghi phạm:  Một người đàn ông tên Ernesto Miranda, sinh 1941, từng có tiền án trộm cắp, cố ý hành hung và cưỡng hiếp, từng bị bắt 6 lần, đi tù 4 lần.


Thứ 4, ngày 13/3/1963, Ernesto Miranda bị hai điều tra viên là Carroll Cooley và Wilfred mời về đồn thẩm phán tại một căn phòng có lẽ rất đáng sợ với bất kỳ ai đang bị cáo buộc phạm tội. Theo nhà lịch sử hiến pháp Liva Baker ghi lại, đây là "một khu vực biệt lập, không có luật sư, không có nhân chứng, không thiết bị ghi âm", đồng thời Jameson cũng đã vào nhận diện và chỉ nói là "trong giống" thủ phạm. Nhìn thấy cô, Miranda có vẻ choáng váng. Cô gái nghe Miranda trả lời thẩm vấn, về sau cô xác nhận với cảnh sát rằng giọng anh ta giống giọng kẻ đã cưỡng hiếp cô ta 2/3, rạng sáng 3/3. Sau khi cảnh sát đưa cô gái ra, một trong hai điều tra viên hỏi Miranda:
 - Có đúng cô ấy không? 
- Đúng
- Miranda đáp.
Ngay lúc đó, hai điều tra viên hỏi tiếp rằng Miranda có chịu nhận tội không. Vừa sọ, vừa hoang mang, mệt mỏi nên Miranda đã chấp nhận.
Cuộc chiến chốn quan tòa

Ngày 15/3/1963, tại phiên điều trần đầu tiên trong đó bị cáo thông báo về cáo buộc đối với mình, tòa đã chỉ định cho anh ta một vị luật sự già, Moore, 73 tuổi. Tại phiên tòa, vị luật lập luận: "Vì Miranda không được cho biết về quyền của anh ta, cho nên, bản nhận tội kia không hoàn toàn là tự nguyện. Bởi vậy, nó mất hiệu lực." Lập luận của luật sự bị bác bỏ, Miranda bị kết án 20 năm tù vì tội bắt cóc, 30 năm tù vì tội hiếp dâm. Dù luật sư đã chống án lên Tòa Tối cao bang Arizona nhưng vẫn Tòa tuyên y án, cuộc chiến tiếp tục đến Tòa án Tối cao Hòa Kỳ ( Tối cao Pháp viện Hoa kỳ), nhưng do Luật sư Moore không đủ sức khỏe nên một luật sư hình sự khác là John.F. Lyn và đồng sự John P.Frank tình nguyện bào chữa cho Miranda theo đề nghị của tổ chức ACLU.
Theo quan điểm "phe đa số" trong Tòa án Tối cao Hòa Kỳ được Chánh án Early Warren tuyên đọc, cho rằng cuộc thẩm vấn của cảnh sát đối với Miranda trong lúc đang tạm giữ anh mang tính cưỡng ép, bức cung, căn cứ vào Tu Chính Án Số 6 ( về việc khai báo có hại cho mình) và Tu Chính Án Số 6 ( về quyền có luật sư) của Hiến pháp Mỹ, thì mọi lời khai của nghi phạm khi không có ý thức về quyền của mình đều không được chấp nhận.
Chánh án Earl Warren phát biểu:
“Trước khi bị thẩm vấn, người bị tạm giam phải được thông báo rõ ràng rằng anh ta có quyền im lặng và bất kỳ điều gì anh ta nói đều sẽ được sử dụng làm bằng chứng chống lại anh ta trước tòa. Anh ta phải được thông báo rõ ràng rằng anh ta có quyền tham vấn luật sư và quyền được có luật sư ở bên cạnh trong suốt quá trình thẩm vấn, và nếu anh ta là người nghèo thì sẽ có một luật sư được chỉ định để đại diện cho anh ta”.
Như vậy phán quyết của các tòa án cấp bang bị hủy, nhưng dù là thế Miranda  vẫn không thể thoát mức án 20-30 năm tù dẫu cho bản án nhận tội của Miranda không đưa ra làm bằng chứng nữa.

Khép lại câu chuyện trên, quay về với thực tế Việt Nam hiện nay vẫn còn số lượng đông đảo các nhà khoa học pháp lý, luật sự, luật gia, báo chí... bàn luận sôi nổi về của bị cáo, nhất là quyền im lặng của bị can. Quyền im lặng không phải hiểu theo nghĩa đen một cách hoàn toàn, tức không khai báo bất cứ thông tin gì mà có thể hiểu rằng quyền im lặng là quyền không khai báo những thông tin mà bản thân thấy không cần thiết hay cho rằng cơ quan điều tra đang có hành động ảnh hưởng không tốt đến bị cáo. Thực tế, quyền im lặng đã được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sựBộ luật Tố tụng hình sự nhưng chỉ có điều là chưa được thể chế hóa quy định một cách cụ thể.
Theo khoản 3, Điều 14 Công ước Quốc tế quyền dân sự và chính trị năm 1968:     “ Không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội “; Khoản 2, Điều 3 Bộ luật Hình sự quy định việc thành khẩn khai báo sẽ được hưởng chính sách khoan hồng và được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ( Tiết p, khoản 1, Điều 46). Còn với quy định tại điều 48 thì không có nội dung nào quy định bị can, bị cáo im lặng không khai báo là tình tiết tăng nặng.
Cũng theo Điều 10, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: " trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội" ; Điều 48 "Người bị tam giữ", khoản 2 có ghi rõ quyền "trình bày lời khai", tương tự với bị can ( tiết c, khoản 2, Điều 49) và bị cáo ( tiết g, khoản 2, Điều 50). Đáng chú ý đã là quyền thì bị can, bị cáo hoàn toàn có thể thực hiện hay không còn tùy thuộc vào ý chí của bị can, bị cáo, hay đúng hơn quy định đã gián tiếp thừa nhận quyền được im lặng của bị can, bị cáo.

Hiện nay tình trạng bị can, bị cáo chưa nắm được rõ mình có những quyền nào từ đó đã phạm phải không ít sai lầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi bản thân, thậm chí là làm sai lệch sự thật của vụ án, ngoài ra vẫn còn tình trạng “lấy lời khai” chưa đúng quy định của pháp luật, gây ra nhiều tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến kết quả điều tra, tính công bằng của pháp luật mà còn gây tiếng xấu đến các cơ quan điều tra. Do đó việc đặt ra cho bị can, bị cáo quyền được biết quyền của mình, quyền được im lặng là những quyền hết sức ý nghĩa và tác động tích cực. Dẫu sao đây vẫn là một vấn đề đang được nhiều tranh luận giữa các nhà làm Luật Việt.
Read More

NGHỊ ĐỊNH 78/2015/NĐ-CP VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CÓ ƯU VÀ NHƯỢC GÌ

NGHỊ ĐỊNH 78/2015/NĐ-CP VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CÓ ƯU VÀ NHƯỢC GÌ
          Nghị định 78/2015 chỉ vài ngày nữa là được chính thức áp dụng, với những quy định từ Nghị định được xem là bước đột phá trong tiến trình cải cách, đổi mới quản lý hoạt động doanh nghiệp. Liệu dưới góc nhìn của dân luật thì Nghị định 78/2015 có ưu và nhược gì.


PHẦN I


Read More

QUY ĐỊNH VỀ TIỀN THƯỞNG TẾT ÂM LỊCH 2016 THẾ NÀO?

QUY ĐỊNH VỀ TIỀN THƯỞNG TẾT ÂM LỊCH 2016 THẾ NÀO?
Quy định về tiền thưởng tết Âm lịch 2016 thế nào?
                Tiền thưởng tết Âm lịch luôn là một vấn đề gây nhiều suy nghĩ, tết Âm lịch hằng năm không chỉ là dịp để người lao động nghỉ ngơi thư giãn sau một năm làm việc mà còn là lúc người lao động nhận được những khoảng thưởng tương xứng trong thời gian làm việc. Tuy nhiên thưởng bao nhiêu, thế nào vẫn còn là một câu hỏi.

           Tiền thưởng 2015 cao ngất ngưỡng



               Tết Âm lịch 2015, tại TP.HCM một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo cáo mức thưởng tết lên tới 583 triệu đồng. Trong khi đó tại Hà Nội, theo thống kế của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, mức thưởng Tết âm lịch 2015 cao nhất của các doanh nghiệp là 85.600.000 đồng/ người, mức thưởng này chỉ bằng 1/7 so với mức thưởng tại khu vực TP.HCM.
Trong khi đó đối với đội ngũ cán bộ giảng viên các trường Đại học, mức thưởng cũng chẳng kém, cụ thể trường Đại học Công nghệ TP.CM cho biết "Mức thưởng của trường dịp cuối năm chia làm 2 đợt là vào lúc tổng kết năm học (tháng 11) và Tết Nguyên đán. Trung bình mỗi đợt từ 1-3 tháng lượng hoặc cao hơn nữa với những cán bộ có đóng góp tích cực cho người hoạt động giáo dục đào tạo nhà trường. Tôi cũng không nắm cụ thể mức lượng của từng người, nhưng với những CBGV ở vai trò quản lý thì mức thưởng 2-3 tháng lương cũng có thể lên tới hơn 100 triệu đồng" .

          Tết 2016 quy định thưởng bao nhiêu ?
               Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012 tiền thưởng âm lịch sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua thỏa ước lao động tập thể. Do đó, việc trả tiền thưởng tết âm lịch không phải là quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nhưng được xem là một hành động khuyến khích thực hiện. Theo đó, thời gian để thưởng tết, mức thưởng sẽ căn cứ vào chính nội bộ doanh nghiệp: doanh thu, thời gian học việc, thử việc...
Nhưng cũng theo khoản 1, Điều 103 quy định: "Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động" theo đó người lao động hoàn toàn có thể không nhận được bất kỳ đồng tiền thưởng nào nếu trong năm không có sự cố gắng trong kết quả làm việc

         Tiền thưởng tết Âm lịch có nên quy định
               Thực trạng cho thấy vào dịp tết Âm lịch hằng năm có những nơi thưởng cao ngất ngưỡng, nhưng cũng có nơi thưởng một cách “hẩm hiu”. Thưởng là hành động không chỉ mang giá văn hóa, phần quà ngày tết, phần cảm ơn của người chủ doanh nghiệp đến người lao động của mình mà nó còn là một hình thức kích thích người lao động làm việc tốt hơn vào năm mới. Tuy là thế nhưng cũng không có bất kỳ một quy định nào quy định cụ thể phải thưởng bao nhiêu, thưởng thế nào, mức thưởng ra sao mà việc thưởng sẽ căn cứ vào chính bản thân chủ doanh nghiệp quyết định trên cơ sở kết quả làm việc, thành tích trong năm của doanh nghiệp và nhất là vấn đề tài chính. Do đó cứ mỗi dịp tết là lại xôn xao vấn đề khen thưởng, có nơi thưởng bạc tỷ nhưng có nơi chỉ vài trăm nghìn.
Vấn đề tiền thưởng Tết Âm lịch không chỉ là hành động kích thích sản xuất, thể hiện những giá văn hóa ngày tết mà nó còn là một phản ảnh đến nền kinh tế quốc gia trong năm qua. Với một năm đạt được nhiều thành tích tốt trong sản xuất kinh doanh thì mức thưởng sẽ khá cao nhưng với một năm không ổn định thì vấn đề tiền thưởng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.


Read More

LỊCH NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 2015 QUY ĐỊNH THẾ NÀO?

LỊCH NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 2015 QUY ĐỊNH THẾ NÀO?
LỊCH NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 2015 QUY ĐỊNH THẾ NÀO?
          Chỉ  vài tháng nữa là đến tết âm lịch 2016, vậy tết năm nay sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày, ngoài ra còn quy định gì khác không ?
               - Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 thì dịp Tết Âm lịch người lao động sẽ được nghỉ 05 ngày và hưởng nguyên lương. 
               - Căn cứ vào Khoản 1, Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ-CP thì thời gian nghỉ Tết Âm lịch do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm Âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm Âm lịch 
               - Mặt khác, 2 ngày 28, 29 tháng Chạp năm Ất Mùi rơi vào ngày thứ 7, Chủ Nhật nên thời gian nghỉ Tết Âm lịch 2016 sẽ được áp dụng như sau:
Với người lao động làm việc tại cơ sở có chế độ nghỉ 01 ngày/ tuần ( nghỉ vào ngày Chủ nhật):
               - Nghỉ 6 ngày liên tục:
+ Từ 29 tháng Chạp năm Ất Mùi đến Mùng 5 tháng Giêng năm Bính Thân ( 7-12/02/2016)
+Hoặc từ 28 tháng Chạp năm Ất Mùi đến Mùng 04 tháng Giêng năm Bính Thân ( 6-11/2/2016)

          Người lao động tại cơ sở có chế độ nghỉ 2 ngày/ tuần ( Thứ bảy và Chủ nhật)




                - Được nghỉ 9 ngày liên tục:
+ Ngày 28 tháng Chạp năm Ất Mùi đến Mùng 7 tháng Giêng năm Bính Thân (6-14/2/2016)

   - Hằng năm Chính phủ sẽ có văn bản quy định về việc hoán đổi ngày nghỉ Tết Âm Lịch với cán bộ, công chức, viên chức ( Tôi sẽ cập nhật khi có văn bản chính thức)

       Quy định về thời gian nghỉ tết Âm Lịch sẽ sớm được cơ quan phụ trách công bố chính xác cho mọi đối tượng, căn cứ vào thời gian nghỉ mà mọi người có thể thuận tiện hơn trong việc sắp xếp công việc cá nhân.


Read More

HIỆP ĐỊNH TPP - THÁCH THỨC CÙNG DOANH NGHIỆP VIỆT

HIỆP ĐỊNH TPP - THÁCH THỨC CÙNG DOANH NGHIỆP VIỆT
HIỆP ĐỊNH TPP – THÁCH THỨC CÙNG DOANH NGHIỆP VIỆT.

Việc thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) được xem là sự kiện nổi bật nhất Việt Nam trong năm 2015. Theo đánh giá từ Bloomberg, rất có thể Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ phía TPP, GDP có thể tăng thêm 11% trong 10 năm tới, kim ngạch xuất khẩu tăng 28%... Tuy nhiên bên cạnh đó là cả những thách thức lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp Việt Nam.





    Doanh nghiệp Việt nghĩ gì lợi ích do Hiệp định TPP đem lại ?



Nhận định của Doanh nghiệp về tác động của những điều chỉnh thuế dựa trên Hiệp định TPP tác động đến DN. Nguồn: Khảo sát các DN V1000 do Vietnam Report thực hiện, tháng 9/2015

Vietnam Report đã tiến hành một cuộc khảo sát trong tháng 9-10 đối với các Doanh nghiệp nằm trong Bảng xếp hạng V1000, qua cuộc khảo sát với gần một nữa các doanh nghiệp tự tin hưởng lợi từ những thay đổi chính sách thuế sau khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP, 42% Doanh nghiệp cho rằng mình không chịu quá nhiều tác động từ những chính sách cải cách thuế.

                Hiệp định TPP có đem lại lợi ích thật ?
Thứ nhất, doanh nghiệp Việt chưa thật sự đủ khả năng để đặt chân vào thị trường Mỹ - Nhật, giả sử nếu có tham gia cũng không thể cạnh tranh nhiều trong khi đó tại thị trường nội địa hiện nay khi mà hàng hóa Việt vấp phải sự cạnh tranh lớn từ phía Thái Lan, Trung Quốc. Nay với hiệp định thương mại TPP, số lượng hàng hóa nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam với giá rẻ, chất lượng cao, đó sẽ là những món hàng được người Việt sắm đầu tiên. Trong khi đó với một số lượng lớn hàng Việt giá cao, chất lượng thấp sẽ đi về đâu ?
Thứ 2, theo “bà Marybeth Turner, chuyên viên kinh tế, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết TPP được ký kết là cơ hội cho Việt Nam tiếp cận thị trường, nhất là khi 100% dòng thuế sẽ giảm xuống 0%, (nguồn: thuvienphapluat.vn ) cắt giảm thuế quan sẽ có tác động tiêu cực đến tổng sản lượng các ngành, nhất là ngành chăn nuôi. Khi đó các doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực nông nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu có giá thành rẻ hơn tương đương.
                 Cần làm gì để phát triển cùng TPP ?
            Hiệp định TPP không chỉ đem lại những thuận lợi mà kèm cả những khó khăn, yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp Việt đứng trước tình hình trên cần có cái nhìn đa diện, điều chỉnh những chính sách thay đổi kịp thể để tận dụng tối đa những thuận lợi do TPP đem lại cũng như hạn chế, giảm thiểu xuống thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực từ phía hiệp định TPP. Cụ thể cần thay đổi ngay phương châm hoạt động, không chỉ đặt quyền lợi bản thân lên hàng đầu mà còn phải xem trọng khách hàng của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi hệ thống công nghệ dây chuyền nhằm đảm bảo tăng sức cạnh tranh, tạo chỗ đứng cho sản phẩm Việt cũng như tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm, bài học từ phía “đối thủ”. Cần thay đổi căn bản bản chất, loại bỏ những cái cũ lỗi thời, tiếp thu có chọn lọc những cái mới, vượt qua mọi khó khăn, vươn lên phát triển cùng TPP.


Read More