Cá biển Vũng Áng chết do đâu?

Cá biển Vũng Áng chết do đâu?

Hàng loạt cá biển Vùng Án chết tạo thành một biển chết hôi thối, trong lúc chưa rõ nguyên nhân thì một ngư dân phát hiện đường ống dẫn chất thải dưới biển đến từ dự án Formosa.


Ngày 4.4 một ngư dân tên Thành tự mình lặn xuống biển "săn" cá thì phát hiện một đường ống xả thải khổng lồ được cắm dưới biển. Theo miêu tả đường ông này dài khoảng 1,5 km; đường kính 1,1 km; bao phủ trên ống là nhiều lớp đất cùng các đá học, bảo tải các. Một đầu ống nối từ khu vực dự án Formosa đầu còn lại nói đến 3 đoạn đường nhỏ.

Ngoài ra theo lời anh Thành từ ống nước thảy ra nước có màu vàng, mùi hôi thối "Vào thời điểm phát hiện, tôi thấy đường ống này phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, mùi hôi thối, khi ngửi thì cảm thấy rất ngạt thở”

Ngay sau khi phát hiện ống nước trên, anh Thành đã đến trình báo tại Đồng biên phòng Đèo Ngang (thuộc Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh) cũng như vẽ lại sơ đồ, vị trí đường ống trên, trung tá Nguyễn Khắc Minh, đồn phó Đồn biên phòng Đèo Ngang cho biết: “Chúng tôi đã trình báo vụ việc này cho cấp trên là Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và đang chờ ý kiến chỉ đạo”.

Trong ngày 21.4, đoàn công tác của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT), Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT Hà Tĩnh) và chính quyền TX.Kỳ Anh kiểm tra thực tế, tìm hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt tại cảng Vũng Áng (gần dự án Formosa) và 2 xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà (TX.Kỳ Anh).

Làm việc với đoàn công tác, nhiều ngư dân địa phương cũng đã cung cấp thêm thông tin cụ thể về đường ống xả thải nối liền từ khu vực dự án Formosa ra biển mà ngư dân đã tận mắt nhìn thấy. Anh Hoàng Văn Thiện (26 tuổi, ngư dân xã Kỳ Lợi) nói: “Đây là một đường dài được chôn lấp ở độ sâu khoảng 13 m so với mặt nước biển”.
Read More

Phán quyết PCA: Trung Quốc không sợ vì có Nga!

Phán quyết PCA: Trung Quốc không sợ vì có Nga!

Phán quyết PCA (Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực) sắp được nhằm giải quyết vụ kiện của Philipine đối với Trung Quốc, mặt khác có hành động can thiệp thích đáng trước sự bành trướng của Trung Quốc.


Phán quyết PCA được đông đảo giới chuyên gia đánh giá sẽ có những tác động mạnh đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Bắc Kinh không thể tiếp tục phớt lờ thái độ của quốc tế nhất là khi phán quyết PCA trực tiếp can thiệp vào. Theo ông Jerome A. Cohen, giáo sư tại Đại học Luật New York đồng thời là một thành viên cấp cao chuyên về châu Á của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ cho rằng Trung Quốc không dễ để chống lại phán quyết PCA.

Nếu hành động chống đối hay phớt lờ phán quyết PCA của Trung Quốc là thật điều này sẽ càng khắc sâu hình ảnh một Trung Quốc tham lam, ngang ngược trên biển Đông nói riêng và thế giới nói chung. Hành động chống đối phán quyết PCA của Trung Quốc sẽ tác động mạnh vào UNCLOS trong khi đó chính Trung Quốc đã thông qua và đóng vai trò quan trọng trong công ước này.

Nhưng không thể loại trừ trường hợp Trung Quốc kiên quyết rút khỏi UNCLOS, dẫu có rút khỏi UNCLOS hay không cũng không giải quyết được nghĩa vụ của Trung Quốc do phán quyết PCA gây ra, mặt khác thời gian để rút khỏi UNLOS là 1 năm kể từ ngày đưa ra tuyên bố.

Trước sức ép từ phía phán quyết PCA, Trung Quốc vẫn tiếp tục thể hiện thái độ phớt lờ nhưng với một cách khôn ngoan hơn. Bằng cách thiết lập quan hệ với các nước nhằm tranh thủ sự ủng hộ chống lại phán quyết PCA, Trung Quốc đã bước đầu thành công trong việc tranh thủ sự ủng hộ từ phía Nga.

Trong cuộc họp Moscow vào tháng 4/2016, Trung Quốc đã lôi kéo được sự ủng hộ từ Ngoại trưởng Nga Lavrov, ông Lavrov cũng thuận theo ý Trung Quốc khi cho rằng các tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết bằng đàm phán song phương, tránh quốc tế hóa vấn đề này.

Trước phát biểu này các tờ báo của Trung Quốc cũng không quên dẫn lại và tung hô. Được biết trong cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không quên nhấn mạnh "cả Trung Quốc và Nga cần phải cảnh giác trước những hành động lợi dụng hình thức trọng tài ràng buộc" nhằm "quốc tế hóa". Lời kêu gọi của Trung Quốc trở nên hiệu quả hơn khi tác động vào chính tình trạng hiện tại của Nga khi mà Nga đang bị các nước Châu Âu và Mỹ bày tỏ lo ngại sâu sắc.
Read More

Chủ quán phở bị khởi tố vì đăng ký kinh doanh chậm: Luật Sư phân tích

Chủ quán phở bị khởi tố vì đăng ký kinh doanh chậm: Luật Sư phân tích

Chủ quán phở Bình Chánh vì đăng ký kinh doanh trễ mà bị khởi tố, vụ việc còn đang khiến dư luận xôn xao bởi công an đang hình sự hóa vụ việc dân sự. Sau đây là phân tích của giới Luật Sư trong ngành.


Cách đây vài ngày các trang báo đứa tin anh Nguyễn Văn Tấn ( cư ngụ quận Bình Tân) thuê mặt bằng tại số C12/26 khu phố 3, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh để mở quan cơm, cà phê, ăn sáng. Chỉ sau 5 ngày khai trương (13/8/2015) hai chiến sĩ Công an huyện Bình Chánh đến kiểm tra hành chính, lập biên bản vi phạm "kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh danh". Trước vụ việc trên anh Tấn đã lên UBND huyện ngay hôm sau để đăng ký chứng nhận kinh doanh hộ cá thể và 5 ngày sau anh nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Số tiền phạt lên đến 17 triệu đồng khiến anh Tấn rơi vào thế tiến lùi không được bởi anh đã ký hợp đồng thuê thời hạn 5 năm mặt bằng trên với giá 4 triệu đồng/ tháng kèm thế chân, nếu bỏ thì mất tiền thế chân. Nên anh quyết định ngưng kinh doanh để tiến hành các thủ tục theo yêu cầu. Trong thời gian anh chưa kiếm được tiền nộp phát, hai cán bộ Công an huyện Bình Chánh lại đến kiểm tra, dù anh Tấn không còn kinh doanh không phép nhưng vẫn bị công an kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm! Theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP biên bản lần này là ghi anh vi phạm hành chính về hành vi "sử dụng khu vực chế biến có côn trùng độc hại” và “sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm”.

Căn cứ vào 2 biên bản kiểm tra vi phạm hành chính nói trên mà Công an huyện Bình Chánh sử dụng để khởi tố anh về tội Kinh doanh trái phép. Sự việc chưa dừng lại khi Bộ luật Hình sự 2015 lại bãi bỏ tội kinh doanh trái phép, vậy trong trường hợp này vụ án có bị đình chỉ không. Để giải đáp các thắc mắc trên một trang bảo điện tử đã tiến hành liên hệ với Luật sư Lê Ngọc Luân thuộc đoàn luật sư TP.HCM

Cơ sở pháp lý nào để luật sư khẳng định điều trên?
Ls. Lê Ngọc Luân: Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định rất rõ về việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức được toàn quyền đầu tư và kinh doanh tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
Cạnh đó, Luật Thương mại 2005 Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ quy định về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Điều đó cho thấy việc hình sự hóa một vấn đề dân sự trong vụ việc này là hành vi chà đạp, coi thường pháp luật của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.
Luật đầu tư 2014 liệt kê rất rõ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, ngoài các ngành nghề đó thì thương nhân, tổ chức không cần phải đăng ký. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong vụ việc này cũng sai phạm rất rõ nên việc khởi tố, truy tố cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng của các cơ quan đã nêu.
Điều mà tôi bất ngờ là ngay cả Viện Kiểm sát, một cơ quan không chỉ có chức năng công tố mà còn có cả chức năng giám sát các hoạt động tư pháp lại có thể ra cáo trạng truy tố một vụ việc vi phạm quá rõ ràng như thế này. Thú thực, tôi không thể tin vào những gì đã và đang xảy ra.
Theo quy định tại BLHS 2015 thì tội kinh doanh trái phép đã được bãi bỏ. Vậy trong trường hợp này phải xử lí như thế nào?
Ls. Lê Ngọc Luân: BLHS 2015 đã bãi bỏ tội Kinh doanh trái phép, tức là với hành vi kinh doanh trái phép sẽ không bị xử lý hình sự nữa. Mặc dù BLHS 2015 còn khoảng ba tháng nữa mới có hiệu lực thi hành (hiệu lực 1/7/2016) nhưng theo điểm d khoản 2 điều 1 Nghị quyết thi hành Bộ luật Hình sự thì tính từ thời điểm BLHS 2015 được công bố, sẽ không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà BLHS năm 1999 quy định là tội phạm những đã được BLHS 2015 bãi bỏ, trong đó có tội kinh doanh trái phép.
Cá nhân tôi cho rằng, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát huyện Bình Chánh cần phải xem xét lại việc khởi tố vụ án và truy tố ông Nguyễn Văn Tấn ra tòa. Việc làm này cho thấy việc áp dụng pháp luật có phần tùy tiện và thiếu căn cứ.
Như đã phân tích ở câu hỏi đầu tiên, việc khởi tố, truy tố ông Nguyễn Văn Tấn là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nên phải ra quyết định đình chỉ vụ án ngay lập tức. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến chính sự thượng tôn pháp luật và niềm tin của người dân vào cơ quan tiến hành tố tụng. 
Vâng, cảm ơn luật sư về cuộc trao đổi này!
Theo Nguoiduatin

Read More

Đường nào đến Đền Hùng không ùn tắc

Đường nào đến Đền Hùng  không ùn tắc

Giỗ tổ Hùng Vương 2016 đang đến gần đây là dịp người dân cả nước thể hiện lòng nhớ ơn, "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nhưng cũng chính vì thế mà tình trạng ách tắc đều diễn ra mỗi năm.


Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn có phương án giao thông tốt nhất tham gia Lễ hội Đền Hùng, nhằm tránh bị ùn tắc.
Hướng Hà Nội, Hải Dương: Xe có 2 hướng đi:
Đi theo đường cao tối Nội Bài - Lào Cai đến nút giao IC8 và  đi theo đường Quốc lộ 2 đến Việt Trì, rẻ vào đường 32C, đi theo biển chỉ dẫn đến bãi giữ xe trung tâm Đền Hùng.
  • Nếu đi từ Tuyên Quang, Yên Bái thì đi theo Quốc lộ 2, rẻ vào đường Tỉnh 325, đi theo chỉ dẫn đến bãi giữ xe trung tâm, nếu là xe mô tô thì đi đến KCN Đồng Lạng rẻ vào bãi gửi xe số 5.
  • Nếu đi từ hướng Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghĩa Lộ thì đi theo hướng Quốc lộ 32, qua cầu Phong Chân, theo hướng dẫn vào bãi gửi xe trung tâm.
Ngoài ra các cơ quan chức năng đã bố trị thêm 1 quầy thu phí. Nếu xảy ra ùn tắc thì lực lượng chức năng phải điều tiết giao thông sang các nút giao thông trước và sau nút IC 8 như nút IC 6 đi Vĩnh Phúc hay IC 9 đi thị xã Phú Thọ.
Read More

Minh Béo lần đầu xuất hiện từ sau khi bị bắt

Minh Béo lần đầu xuất hiện từ sau khi bị bắt
Sau hơn 3 tuần bị giam giữ tại nhà tù Theo Lacy, ngày 15/4 mới đây,Minh Béo sẽ tham dự phiên luận tội tại Nhà tù Trung tâm Quận Cam (Orange County Central Jail). Đây cũng là lần đầu tiên Minh Béo được xuất hiện sau 3 tuần bị giam giữ.
Để tìm hiểu các thông tin trước phiên tòa đầu tiên, phóng viên Vũ Hoàng Lân từ Phố Bolsa TV, một kênh truyền hình tiếng Việt tại quận Cam đã tổ chức một buổi phỏng vấn ngắn với luật sư Từ Huy Hoàng và luật sư Walter Teague.

Phóng viên Vũ Hoàng Lân từ Phố Bolsa TV phỏng vấn luật sư Từ Huy Hoàng và luật sư Walter Teague trước nhà tù Trung tâm Quận Cam - nơi sẽ diễn ra phiên luận tội đầu tiên của Minh Béo. (Link video)
Phóng viên Vũ Hoàng Lân từ Phố Bolsa TV phỏng vấn luật sư Từ Huy Hoàng và luật sư Walter Teague trước nhà tù Trung tâm Quận Cam - nơi sẽ diễn ra phiên luận tội đầu tiên của Minh Béo. (Link video)
Buổi phỏng vấn ngắn này diễn ra ngay trước nhà Nhà tù Trung tâm Quận Cam (Orange County Central Jail), đây cũng là nơi diễn ra phiên luận tội đầu tiên của Minh Béo.
Được biết, trong ngày 15/4, Minh Béo sẽ được cảnh sát đưa từ nhà tù Theo Lacy tới nhà tù Trung tâm Quận Cam. Luật sư Từ Huy Hoàng cũng cho biết việc di chuyển nghệ sĩ hài Minh Béo sẽ được lực lượng cảnh sát đảm bảo vấn đề an ninh ở một mức tối đa.
Cụ thể, Minh Béo sẽ được đưa vào xe chuyên dụng và di chuyển tới phòng luận tội tại nhà tù Trung tâm Quận Cam. Nghệ sĩ Minh Béo sẽ mặc quần áo tù nhân (màu cam) và bị còng tay trong phiên luận tội.

Nhà tù Trung tâm Quận Cam - nơi sẽ diễn ra phiên luận tội đầu tiên của Minh Béo.
Nhà tù Trung tâm Quận Cam - nơi sẽ diễn ra phiên luận tội đầu tiên của Minh Béo.
Để xử lý việc bất đồng ngôn ngữ thì tòa án sẽ cung cấp người phiên dịch miễn phí cho Minh Béo.
Cũng chia sẻ của luật sư Từ Huy Hoàng và luật sư Walter Teague thì tại phiên luận tội ngày 15/4 sẽ làm rõ việc Minh Béo có nhận tội hay không.
Có khả năng trong phiên tòa ngày 15/4, luật sư bào chữa cho Minh Béo sẽ yêu cầu bên phía Công tố giảm số tiền tại ngoại cho Minh Béo.
Tuy nhiên, để "làm tin" cho tòa án thì luật sư của Minh Béo phải đảm bảo rằng sẽ không có bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong việc Minh Béo tại ngoại, chẳng hạn như việc Minh Béo trốn hầu tòa.
Tất nhiên, giả thuyết này khá khó thực hiện bởi nhiều khả năng phía công tố sẽ phản đối yêu cầu này, thậm chí yêu cầu mức tiền tại ngoại cao hơn hoặc hủy quyền được tại ngoại của Minh Béo.
Theo luật sư Walter Teague thì sẽ chẳng có Chánh Án nào dám mạo hiểm nhận lời của luật sư Minh Béo bởi chẳng có căn cứ nào cho việc anh sẽ quay lại tòa đúng lịch.
Trong buổi phỏng vấn ngắn này, luật sư Từ Huy Hoàng cũng cho biết trong phiên tòa tiếp theo sẽ không có bất kỳ bằng chứng nào được đưa ra. Bên Công tố sẽ giữ những bằng chứng này cho tới phiên tòa chính thức diễn ra vào nhiều tháng sau.
Theo Phố Bolsa TV
Read More

Hợp pháp hóa mại dâm- Nên hay không?

Hợp pháp hóa mại dâm- Nên hay không?





Mại dâm đang là một vấn đề xã hội tương đối nóng bỏng với nhiều quan điểm đang gây tranh cãi hiện nay. Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần hợp pháp hóa mại dâm?


Với truyền thống của dân tộc và phong tục tập quán từ lâu đời, mại dâm chưa từng được xem là một nghề hợp pháp. Chúng ta thường xem xét nó dưới góc độ một vấn nạn xã hội hơn là một hiện tượng xã hội không thể phủ nhận. Tuy nhiên, dưới một góc nhìn khách quan hơn, đây có phải là thời điểm thích hơn để những nhà lập pháp thay đổi quan niệm về nó.

Chúng ta đang tiến đến xây dưng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ mà luật pháp là tối thượng cho mọi quan hệ xã hội. Trên thực tiễn, những quan hệ xã hội luôn phát sinh một cách mạnh mẽ và luật pháp phải đóng vai trò là một con đê để dẫn những dòng “quan hệ xã hội” này đi theo một hướng nhất định và có lợi cho xã hội. Mại dâm về bản chất cũng là một quan hệ xã hội. Hiện nay, pháp luật chúng ta đang cấm việc mại dâm, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đang xây 1 bức tường lớn để chặn dòng “quan hệ xã hội” này thay vì định hướng nó đi theo một quỹ đạo có lợi nhất định. Quy luật tất yếu mà tất cả chúng ta đều biết là một dòng nước ngày càng mạnh lên thì sớm hay muộn bức tường đó cũng sẽ bị phá vỡ.

Nói cách khác, hiện nay không chỉ với mại dâm mà với nhiều vấn đề khác, chúng ta đang không có 1 cái nhìn khách quan về những hiện tượng xã hội này. Thay vào đó, đối với những vấn đề mà chúng ta không quản lý được thì lại ban hành những văn bản cấm thực hiện những hành vi đó. Câu hỏi đặt ra rằng, việc cấm mại dâm như hiện nay có thật sự mang tính hiệu quả? Thực tế thì những biện pháp xử phạt hành chính hay thậm chí là hình sự đối với những hoạt động lên quan đến mại dâm hiện nay là không hề mang tính hiệu quả. Nếu vẫn tiếp tục giữ nguyên cơ chế xử lý như vậy, chắc chắn rằng sẽ đến lúc mại dâm thực sự gây nên những hậu quả to lớn cho xã hội và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý. Thay vì chờ đến thời điểm này, có lẽ chúng ta nên bắt đầu xây dựng những bước đi đúng đắn để đưa mại dâm trở thành hợp pháp nhằm có sự quản lý toàn diện và có hiệu quả hơn.

Trên đây chỉ là một góc nhìn khác về pháp luật của nước ta hiện nay đối với vấn đề mại dâm. Vấn đề này là một vấn đề còn mang tính nhạy cảm và cần phải có một quá trình thay đổi trong cả cách nhìn nhận lẫn hành động để có thể có một hành lang pháp lý khách quan đối với mại dâm nói chung và các hiện tượng xã hội khác nói riêng.



Read More

Cách tránh dịch Zika cho thai phụ

Cách tránh dịch Zika cho thai phụ

Quyết định 1223/QĐ-BYT được ban hành hướng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai tránh dịch bệnh Zika cũng như cách chăm sóc khi bị nhiễm virus Zika.

Hiện tại Việt Nam đã phát hiện 2 ca nhiễm virus Zika tại Thành phố Hồ Chí Minh, trước tình trạng khẩn cấp trên Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định 1223/QĐ-BYT hướng dẫn chăm sóc thai phụ khỏi dịch Zika.

Dịch bệnh Zika là gì?

Virus Zika la gi
Virus Zika là gì?
Dịch bệnh Zika là dịch bệnh do virus Zika gây ra, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muối vằn Aedes truyền, có thể gây thành dịch.
Dịch bệnh Zika có thể lây qua đường tình dục, đường máu và đường từ mẹ sang con.Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 12 ngày. Người bệnh có biểu hiện như sau: sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi, đau đầu. Nhưng có khoảng 80% trường hợp nhiễm bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới dịch bệnh Zika hiện nay là sự kiện khẩn cấp đáng lo ngại vì đây là nguyên nhân gây ra chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh do các bà mẹ nhiễm virus Zika sinh ra và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh Guillain - Barre. Hiện chưa có thuốc Điều trị đặc hiệu và vacxin phòng bệnh.

Khi nào cần xét nghiệm virus Zika:

Khi nào cần xét nghiệm virus Zika
Khi cần cần xét nghiệm virus Zika

Nếu phụ nữ mang thai có đủ các yếu tố sau đây cần đến ngay cơ sở y tế xét nghiệm:
  • Mang thai trong 3 tháng đầu;
  • Đang sinh sống hoặc từng đến vùng có dịch: chồng/ bạn tình có xét nghiệm dương tính virus Zika;
  • Sốt hoặc phát ban, đau mỏi cơ/ khớp, viêm kết mạc mắt.
Ngoài ra thai phụ cần theo dõi danh sách địa phương đang có dịch bênh Zika cũng như nơi có cơ sở xét nghiệm virus Zika trên Website của Cục Y tế dự phòng: vncdc@gov.vn.

Cách chăm sóc phụ nữ mang thai khi có dịch Zika

Dịch Zika đang bùng phát mạnh và hiện chưa có thuốc Đặc trị cũng như vacxin phòng bệnh do đó biện pháp tốt nhất là đưa phụ nữ mang thai khám thai định kỳ ít nhất 4 tháng 1 lần trong cả thai kỳ (lần đầu càng sớm càng tốt trong 3 tháng đầu, lần 2 trong 3 tháng giữa, lần 3 và 4 trong 3 tháng cuối).
Ngoài ra cần thông báo cho bác sĩ tiền sử của người mang thai hoặc chồng/ bạn tình nếu đã từng đến vùng có dịch. Ngoài ra cần chú ý siêu âm, kết quả chấn đoán chính xác nhất là 3 tháng đầu.
Chỉ có thể xác định được đầu nhỏ nếu đánh giá được chính xác tuổi thai. Trong bối cảnh dịch bệnh do virus Zika, khi siêu âm cần chú trọng xác định đầu nhỏ ở thai nhi, và/hoặc các bất thường khác của não như giãn não thất, vôi hóa, teo não, không xác định được các bộ phận của não...
Read More

Dữ liệu e-mail động trời của ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton đã bị công bố.

Dữ liệu e-mail động trời của ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton đã bị công bố.



Vừa qua, Wikileaks- một tổ chức phi chính phủ chuyên đăng tải các thông tin rò rỉ đã công bố nội dung gây chấn động của toàn bộ 50 547 trang tài liệu về những e-mail đã được nhận và gửi bởi ứng viên Tổng thống Mỹ- bà Hillary Clinton.


Những e-mail này đề cập đến nhiều vấn đề mang tính chất bí mật chính trị như bê bối của Mỹ tại Syria. Một trong số những e-mail này đã nêu rõ Google đề nghị giúp Chính phủ Mỹ trong việc cung cấp một công cụ để thể hiện một cách trực quan thông tin hình ảnh và bản đồ để khuyến khích thêm nhiều người làm phản và giúp cho Hoa Kỳ đạt được mục đích lật đổ chính quyền Tổng thống Assad.

Bên cạnh đó, rất nhiều e-mail được wikileaks công bố có liên quan đến hàng loạt các vụ đánh bom tại các quốc gia hồi giáo như vụ đánh bom ở thủ đô Baghdad (Bát đa) của Iraq, vụ đánh bom ở Pakistan hay một số vụ đánh bom diễn ra tại các đền thờ linh thiêng của người Hồi giáo.

Ngoài ra, rất nhiều các hoạt động của các tổ chức vũ trang Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Libya đều được trao đổi qua những e-mail này.

Những đoạn e-mail được công bố chủ yếu được diễn ra từ chính bà Hillary Clinton và trợ lý cao cấp của bà trong vấn đề chính sách ngoại giao là Jake Sullivan. Nhà báo kỳ cựu của Mỹ Sydney Blumenthal, được xem là trợ lý thân tín của bà Hillary, cũng nằm trong danh sách những người gửi và nhận e-mail này. Nhìn chung, đa phần nội dung mà wikileaks công bố là những cuộc nói chuyện về những vấn đề vô cùng quan trọng nhận được sự quan tâm của thế giới trong giai đoạn từ năm 2010 cho đến tháng 12 năm 2014 như vấn đề Libya, Syria, vấn đề khủng bố hay phân biệt đối xử với người hồi giáo... thông qua sự trao đổi giữa bà Hillary Clinton và các trợ lý thân cận nhất của mình.

Hiện nay, chưa có một thông tin gì về tính xác thực của những e-mail này. Tuy nhiên, với uy tín của mình, có thể khẳng định rằng việc tranh cử cho vị trí Tổng thống Mỹ của bà Hillary Clinton trong thời gian sắp tới sẽ gặp không ít khó khăn khi mà các thông tin về những dữ liệu e-mail “nhạy cảm” này được càng nhiều người tiếp cận hơn.


Read More

Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự- Hiểu thế nào cho đúng?

Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự- Hiểu thế nào cho đúng?




Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự- một trong các nội dung của Bộ luật tố tụng dân sự đang trở thành đề tài tranh luận do không có một định nghĩa chính xác về nội hàm của vấn đề này.



Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2016. Bộ luật mới đã cụ thể hóa nhiều quy định bất cập của Bộ luật cũ, tuy nhiên, vấn đề xác định “thế nào là vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng”, được nêu ra tại Điều 326 quy định về căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, vẫn còn là một vấn đề có nhiều quan điểm trái chiều.

Trong pháp luật tố tụng hình sự, việc những trường hợp nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được liệt kê rất rõ tại Thông tư 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC. Tuy nhiên, trong pháp luật tố tụng dân sự, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể nào đối với những trường hợp được xem là “vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng” ngay cả đối với Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Chúng ta có thể chờ đợi những văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền quy định về vấn đề này sau khi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 chính thức đi vào hiệu lực, tuy nhiên, từ đây cho đến khi có hướng dẫn cụ thể thì chúng ta cần xác định thế nào?

Thiết nghĩ, việc xác định thế nào là “vi phạm nghiêm trọng trong thủ tụng tố tụng” hiện nay đang có 2 góc độ nhìn nhận khác nhau. Góc độ thứ nhất đó chính là cách nhìn một cách chi tiết và thứ hai là cách nhìn mang tính tổng quan.

Đối với cách nhìn mang tính chi tiết, có thể thấy rằng, mọi trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng dù mang tính nhỏ nhất mà chỉ cần đương sự cho rằng nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của họ thì tất cả đều phải được xem xét là thuộc một trong những trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Nói cách khác, quan điểm này đề cao việc có sự vi phạm thủ tục tố tụng hay không hơn là việc xem xét tổng quát tính nghiêm trọng của nó.

Ngược lại, đối với cách nhìn nhận thứ hai, quan điểm này lại tập trung vào việc phân tích mức độ nghiêm trọng của nó như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các đương sự và hậu quả pháp lý của nó nếu nó được xác định là một trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Một ví dụ có thể dẫn giải là trường hợp biên bản hòa giải không thành của Tòa án cấp sơ thẩm không có chữ ký của Thư ký tòa án và Thẩm phán. Rõ ràng đây chắc chắn là một sự vi phạm thủ tục trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên, vi phạm này có nghiêm trọng hay không lại là một vấn đề khác. Nếu đối chiều theo quan điểm đầu tiên, vi phạm này sẽ là một sự vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng. Nhưng đối với cách nhìn nhận thứ hai, nếu đây là một “vi phạm nghiêm trọng” thì căn cứ theo Điều 326 nó sẽ là căn cứ để tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm. Nếu Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án và tiến hành xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì có thật sự giải quyết được nội dung cốt lõi của tranh chấp này không hay là chỉ gây mất thêm thời gian của đương sự để kéo dài việc giải quyết tranh chấp?

Đây là một câu hỏi tương đối khó, tuy vậy, thực tiễn cho thấy Tòa án trong nhiều trường vẫn có một góc nhìn tổng quát hơn dưới góc độ của quan điểm thứ hai nêu trên.

Read More

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại



a, Đơn kiện và thụ lí đơn kiện
Bước đầu của quá trình tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn kiện đến trung tâm trọng tài (trong trường hợp giải quyết bằng trung tâm trọng tài) hay gửi đơn kiện cho bị đơn (trong trường hợp giải quyết bằng trọng tài vụ việc). Trong quá trình tố tụng các bên có thể bổ sung, sửa đổi đơn kiện.
Đơn kiện phải đáp ứng đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 LTTTM 2010. Một trong những nội dung quan trọng của đơn kiện là nguyên đơn chỉ ra cụ thể thông tin về người được nguyên đơn chọn làm trọng tài viên. Cùng theo đưn kiện các bên cần gửi theo bản thỏa thuận trọng tài, đây là tài liệu quan trọng để trung tâm trọng tài đánh giá tranh chấp có được thụ lí hay không. Thời hiệu khởi kiện theo tố tụng trọng tài là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
b, Tự bảo vệ của bị đơn
Theo Điều 35 LTTTM 2010, trong thời hạn luật định bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ (đối với tranh chấp giải quyết tại trung tâm trọng tài). Đối với tranh chấp giải quyết tại trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo do chính nguyên đơn gửi, bị đơn phải gửi đồng thời hai bản tự bảo vệ cho nguyên đơn và trọng tài viên, kềm theo các thông tin về người được chọn làm trọng tài viên.
c, Thành lập hội đồng trọng tài.
Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thường trực thì mỗi bên trong tranh chấp sẽ chọn một trọng tài viên và hai trọng tài viên đó sẽ cùng chọn ra một trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Nếu hết hạn luật định mà bị đơn không chọn được trọng tài viên cho mình thì chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.
Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, ngay từ khi nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn họ đã chọn trọng tài viên cho mình và bị đơn trong bản tự bảo vệ cũng đã chọn ra một trọng tài viên. Và hai trọng tài đó sẽ bầu ra một trọng tài viên khác làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Điều khác ở đây là nếu bị đơn không chọn trọng tài viên thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu tòa án chỉ định trọng tài viên cho các bị đơn. Căn cứ xác định thẩm quyền của tòa án được quy định tại khoản 2 điều 7 LTTTM 2010.

d, Chuẩn bị giải quyết vụ việc
Sau khi hội đồng trọng tài được thành lập trành chấp thương mại sẽ chính thức được chuẩn bị giải quyết. Quá trình này gồm các công việc: nghiên cứu hồ sơ, xác định sự việc, thu thập chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
e, Hòa giải
Hòa giải là một trong những biện pháp tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Trong tố tụng trọng tài hòa giải không phải là thủ tục tố tụng bắt buộc song hội đồng trọng tài phải tôn trọng việc tự hòa giải của các bên.
f, Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài
Thời gian tiến hành, địa diểm giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp và phải gửi giấy triệu tập cho các bên đương sự tham gia phiên họp chậm nhất là 30 ngày trước nhày mở phiên họp.
Các bên có thể trực tiết tham dự phiên họp giải quyeets tranh chấp hoặc cử đại diện của mình, nếu bị đơn đã được gửi giấy triệu tập mà vắng mặt không có lí do thì phiên họp vẫn được tiến hành, các bên đương sự cũng có thể yêu cầu hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp nếu có lí do chính đáng.
Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp hội đồng trọng tài phải đưa ra phán quyết trọng tài. Quyết định trọng tài được biểu quyết theo nguyên tắc đa số, nếu vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trọng tài viên này quyết định. Quyết định của trọng tài phải đảm bảo về nội dung và hình thức theo quy định của luật này.
Read More

Hồ sơ Panama- Tương lai nào cho vụ việc thế kỷ?

Hồ sơ Panama- Tương lai nào cho vụ việc thế kỷ?


Gần đây, Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã công bố những bí mật động trời được lấy từ công ty Mossack Fonseca tại Panama- Công ty luật lớn thứ tư thế giới.


Hồ sơ Panama là gì?


Hồ sơ Panama có thể hiểu đơn giản là một tập tài liệu trong đó nêu ra tên của những chính khách, những người nổi tiếng trên thế giới liên quan đến việc thực hiện hoạt động “rửa tiền” tại nước ngoài, mà cụ thể ở đây là Panama. Những người trong danh sách này được xem là những khách hàng “thân thiết” của công ty Mossack Fonseca. Họ sẽ chuyển những khoản tiền khổng lồ được xem là tài sản của họ ra nước ngoài thông qua công ty luật này. Điều này sẽ không là một vấn đề gì quá to tát nếu như những khoản tiền được chuyển ra nước ngoài này không đang bị đặt dưới sự nghi ngờ rằng đây là những khoản tiền “bẩn” có được từ hoạt động tham nhũng, trốn thuế và các hoạt động bất hợp pháp khác.


Tương lai nào cho hồ sơ Panama?


Hồ sơ Panama có thể được xem là một trong những vụ việc bí mật được tiết lộ gây ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến chính trị thế giới. Hàng loạt những nhân vật quyền lực và những quốc gia có tầm ảnh hướng lớn trên thế giới đang trở nên điêu đứng sau khi thông tin về bộ hồ sơ này được hé lộ. Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh với một cái nhìn khác hơn, hồ sơ Panama đang có nhiều điểm bất thường cần phải lưu ý.

Thứ nhất, việc phơi bày những thông tin này có phải là một chiêu bài chính trị cao tay của một quốc gia nào đó hay không? Như chúng ta đã biết, Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) là một tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, không phải vì lẽ đó, chúng ta loại bỏ khả năng có một quốc gia đứng đằng sau xây dựng kịch bản cho màn kịch “hồ sơ Panama” này. Mặt khác, các nhà lãnh đạo của hai ông lớn trên thế giới là Nga và Trung Quốc đều có liên quan mật thiết đến hồ sơ này. Trong khi đó, không một quan chức lãnh đạo cấp cao của Hoa Kỳ được nhắc đến. Điều này làm cho chúng ta có cơ sở để tin rằng mục đích sâu xa của hồ sơ này không chỉ gói gọn trong bề nổi của nó.

Thứ hai, nếu như hồ sơ Panama này theo kết quả điều tra của các quốc gia là đúng và chính xác thì liệu Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có những động thái gì trước những kết quả điều tra này. Hai trong số những nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới sẽ đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của họ. Tuy vậy, với tầm ảnh hưởng rộng lớn của mình, thật khó để chúng ta tin rằng việc xác minh hồ sơ Panama tại Nga và Trung Quốc sẽ có kết quả gây bất lợi cho họ. 

Quan điểm trên chỉ mang tính tham khảo và mọi kết luận chính thức cần phải có thời gian mới có thể xác thực. Dù sao đi nữa, hồ sơ Panama cũng đang cho dư luận thấy mảng tối của những người hoạt động chính trị trên thế giới.


Read More

Hướng dẫn cách tính án phí dân sự- Phần I

Hướng dẫn cách tính án phí dân sự- Phần I
Án phí dân sự và tạm ứng án phí dân sự thường là một yếu tố quan trọng mà chúng ta thường bị nhầm lẫn trong cách tính. Vậy án phí và tạm ứng án phí được tính thế nào?



Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về vụ án dân sự có giá ngạch và vụ án dân sự không có giá ngạch.

Vụ án dân sự không có giá ngạch: Vụ án mà yêu cầu của đương sự không thể quy ra được bằng tiền.
- Vụ án dân sự đối với tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động: 200.000 đồng
- Vụ án dân sự đối với tranh chấp kinh doanh, thương mại: 2.000.000 đồng.

Vụ án dân sự có giá ngạch: Vụ án mà yêu cầu của đương sự có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
Trường hợp này thì tùy theo tranh chấp này là loại tranh chấp gì (tranh chấp dân sự; tranh chấp kinh doanh thương mại; tranh chấp lao động) và số tiền tranh chấp cụ thể được xác định là bao nhiêu thì Tòa án sẽ có những mức tính án phí riêng căn cứ theo Bảng tính án phí.

Ở đây tôi xin hướng dẫn ví dụ 2 trường hợp về tính án phí đối với tranh chấp về dân sự có giá ngạch.




Ví dụ 1: Trường hợp Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu

TÌNH HUỐNG: A nợ B 100 triệu đồng. B kiện A ra Tòa yêu cầu Tòa án buộc A trả lại toàn bộ số tiền. Tranh chấp giữa A và B được xác định là tranh chấp dân sự. 

Đầu tiên chúng ta xác định mức án phí phải nộp là: 5%*100.000.000 = 5.000.000 đồng (Áp dụng mục b bảng trên)
Sau đó, xác định người có nghĩa vụ phải trả án phí như sau:
+ Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu của B: Án phí sẽ do A có nghĩa vụ trả.
+ Tòa án bác toàn bộ yêu cầu của B: Án phí sẽ do B có nghĩa vụ trả. 

Ví dụ 2: Trường hợp Tòa án chấp nhận 1 phần yêu cầu.

TÌNH HUỐNG: A nợ B 1. 000. 000. 000 đồng. B kiện A ra Tòa yêu cầu Tòa án giải quyết. Bản án của Tòa án như sau:
- Chấp nhận một phần yêu cầu của B, buộc A phải hoàn trả cho B số tiền là 700. 000. 000 đồng. 

Điều này đồng nghĩa với việc Tòa án chấp nhận yêu cầu của B trong phạm vi phần tiền là 700.000.000 đồng, 300.000.000 đồng còn lại Tòa án không chấp nhận.

Án phí sẽ được tính như sau:
Đối với phần tiền 700 triệu đồng: Người có nghĩa vụ trả án phí đối với phần tiền này sẽ là A với mức án phí là: 20 triệu + 4%*( 700 triệu- 400 triệu)= 32 triệu đồng. (Áp dụng mục c bảng trên)

Đối với phần tiền 300 triệu đồng: Người có nghĩa vụ trả án phí đối với phần tiền này là B với mức án phí là: 5%* 300 triệu đồng= 15 triệu đồng (Áp dụng mục b bảng trên) 

Read More

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Những điều phải biết- Phần IV

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Những điều phải biết- Phần IV



Như đã được đề cập ở phần trước, phương thức thanh toán là một trong những điều khoản tối quan trọng của một hợp đồng. Vậy ngoài các cách xác định tổng số tiền phải thanh toán, điều khoản này còn gì cần phải lưu ý?


Điều khoản về phương thức thanh toán (tiếp theo)

Trong thực tiễn kinh doanh, thương mại, bên cạnh vấn đề xác định tỷ giá hối đoái thì việc chọn cách thức thanh toán phù hợp cũng là một vấn đề không kém quan trọng. Vậy thế nào được xem là một cách thức thanh toán phù hợp?

Một định nghĩa mang tính chính xác và tổng quát cho một cách thức thanh toán phù hợp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là rất khó để đưa ra. Tuy nhiên, để có được một điều khoản thuận lợi nhất thì chúng ta cần xem xét dựa trên những tiêu chí: quy mô hợp đồng, mối quan hệ thương mai giữa hai bên (các bên là đối tác lâu năm hay mới chỉ là lần đầu tiên giao kết hợp đồng), tập quán thương mại được cả 2 bên thừa nhận. Dựa vào những tiêu chí trên, một trong các phương thức thanh toán phổ biến sau có thể được áp dụng: phương thức tín dụng chứng từ (L/C), phương thức điện chuyển tiền (TT), phương thức nhờ thu. Tại đây, phương thức tín dụng chứng từ được xem là phương thức mang lại hiệu quả nhất trong các hợp đồng thương mại hiện nay.

Tại sao tín dụng chứng từ đang là phương thức tối ưu hiện nay?

Câu trả lời đơn giản đó chính là phương thức này hạn chế được tối đa nhưng rủi ro mà một bên có thể gặp phải trong việc thanh toán. Hay nói cách khác,ở một mức độ nào đó, nó cân bằng quyền và nghĩa vụ của hai bên trong việc thanh toán. Điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng nếu chúng ta so sánh L/C với các hình thức thanh toán khác. Ở các phương thức thanh toán khác, cán cân lợi ích, dù ít hay nhiều, đều nghiêng hơn về 1 bên người mua hoặc người bán.

Những rủi ro sẽ được hạn chế như thế nào?

Đối với bên bán, vấn đề họ quan tâm nhất chính là việc nhận được thanh toán một cách đầy đủ và đúng hạn đối với số hàng mình đã giao. Khi thực hiện phương thức L/C, người bán sẽ không phải lo lắng về việc người mua sau khi nhận hàng sẽ không thanh toán (vì lý do chủ quan hoặc khách quan nào đó) bởi lẽ nghĩa vụ thanh toán của người mua lúc này đã được chuyển giao cho ngân hàng- một tổ chức tín dụng. Người bán sẽ được thanh toán nếu họ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C

Đối với bên mua, trái lại, họ quan tâm đến việc hàng hóa có được giao trên thực tế như hợp đồng hay không. Với việc ngân hàng đại diện của họ thanh toán và nhận bộ chứng từ hợp lệ, người mua với bộ chứng từ hợp lệ đó trong tay sẽ tiến hành nhận hàng theo hợp đồng. Nói một cách nôm na, cơ chế của L/C chính là việc 1 bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình để có thể được hưởng quyền.

Tuy vậy, trong một số trường hợp tín dụng thư cũng có sự bất lợi của nó. Vậy nên, chúng ta cần xem xét tất cả các tiêu chí được nêu ở trên để có thể thỏa thuận một phương thức thanh toán phù hợp nhất.




Read More

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Những điều phải biết- Phần III

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Những điều phải biết- Phần III


Mục đích cuối cùng của kinh doanh, thương mại nói chung đều nhằm hướng đến lợi nhuận. Do vậy, một điều khoản chặt chẽ, tối ưu về phương thức thanh toán sẽ là tối cần thiết.



Điều khoản về phương thức thanh toán.

Trong hợp đồng thương mại quốc tế, việc chênh lệch về tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau được xem là một con dao 2 lưỡi. Nó có thể mang đến nguồn lợi nhuận to lớn nhưng đồng thời cũng hoàn toàn có thể nguyên nhân chính khiến cho việc thực hiện hợp đồng không đem lại nguồn lợi gì, thậm chí nhiều trường hợp phải gánh chịu những khoản lỗ nặng.

Thực tiễn cho thấy rằng dù đã lường trước được điều này nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi những rủi ro phát sinh từ điều khoản này. Phương pháp giảm thiểu rủi ro do chênh lệch tỷ giá thường được sử dụng là phương thức bù trừ chênh lệch tỷ giá hoặc phương thức “rổ tiền tệ”. Trong đó, bù trừ chênh lệch về tỷ giá có thể được hiểu nôm na là việc lường trước mức độ dao động của tỷ giá đồng tiền được chon để thanh toán ở thời điểm ký kết hợp đồng và tại thời điểm thanh toán trong tương lai. Đây là phương thức thường được sử dụng nhưng phương thức này cũng tồn tại rất nhiều rủi ro.

Ngược lại, phương thức bảo đảm thanh toán bằng “rổ tiền tệ” được đánh giá là một phương pháp hạn chế được tối đa rủi ro. Theo đó, tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên sẽ lựa chọn 1 số đồng ngoại tệ khác nhau (thông thường những loại ngoại tệ này có sự biến đổi về tỷ giá không lớn so với những loại ngoại tệ khác). Sau đó, tại thời điểm thanh toán, các bên sẽ xem xét sự thay đổi về tỷ giá hối đoái của mỗi loại ngoại tệ trong “rổ tiền tệ” so với thời điểm ký hợp đồng rồi trên cơ sở đó tính mức bình quân sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong cả “rổ tiền tệ” và dựa trên con số này để điều chỉnh số tiền phải thanh toán cho phù hợp.

Ví dụ: Công ty A (Việt Nam) kí hợp đồng mua bán tôm với công ty B (Mỹ). Ngày kí hợp đồng 1/1/2013. Ngày thanh toán là 1/1/2015. Hai bên thỏa thuận thanh toán bằng VNĐ và dùng các loại ngoại tệ là USD, Euro, Nhân dân tệ, Yên Nhật bỏ vào “rổ tiền tệ”. B có nghĩa vụ thanh toán số tiền: 2.5 tỷ đồng.

Dưới đây là bảng thống kê tỷ giá hối đoái tại thời điểm 1/1/2013 và thời điểm 1/1/2015.


Như vậy, tại thời điểm thanh toán B phải thanh toán số tiền là 105.5% của 2.5 tỷ đồng là 2.6375 tỷ đồng (5.5% chính là mức chênh lệch về tỷ giá hối đoái).

Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng phương pháp “rổ tiền tệ” được xem là phương pháp hạn chế tối đa rủi ro trong điều khoản về phương thức thanh toán.

Read More

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Những điều phải biết- phần II

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Những điều phải biết- phần II


Tiếp nối 2 điều khoản về ngôn ngữ và giải quyết tranh chấp tại phần I, trong bài này chúng ta sẽ tiếp tục phân tích điều khoản tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là điều khoản về điều kiện giao hàng.


Điều khoản về điệu kiện giao hàng

Một trong những đặc trưng tiêu biểu mà hợp đồng mua bán hàng hóa khác với những loại hợp đồng khác như các loại hợp đồng dịch vụ đó chính là điều khoản về điều kiện giao hàng. Về cơ bản, chúng ta không thể bao quát toàn bộ những sự việc có thể xảy ra trong quá trình giao hàng cũng như những rủi ro phát sinh. Việc chúng ta tự thiết kế một điều khoản về điều kiện giao hàng dường như là không mang tính khả thi và cũng tạo ra sự khó khăn trong quá trình đàm phán. Chính vì vậy, thay vì mạo hiểm xây dựng một điều kiện giao hàng cho riêng mình mà điều khoản đó có thể dễ dàng trở thành điều khoản lý tưởng để phát sinh tranh chấp, chúng ta tốt hơn nên xem xét những điều kiện, phương thức giao hàng đã được xây dựng sẵn trong các tập quán thương mại quốc tế.

Theo đó, khi đàm phán 1 hợp đồng, chúng ta nên căn cứ trên những cơ sở như: tính chất hợp đồng, khả năng thực tế của công ty, lợi nhuận có thể thu được, thiện chí từ phía đối tác để đi đến việc xác định điều kiện hoặc phương thức giao hàng thuận lợi nhất cho cả người mua và người bán. 

Thực tiễn thương mại quốc tế hiện nay, các bản tập quán thương mại quốc tế Incoterms thường được áp dụng để điều chỉnh về vấn đề này. Khi áp dụng Incoterms chúng ta cần lưu ý rằng hiện nay có nhiều bản Incoterms khác nhau như Incoterms 2000 hay Incoterms 2010, cả 2 phiên bản này đều tồn tại song song và có hiệu lực như nhau. Do vậy, khi soạn hợp đồng, chúng ta cần nêu rõ việc áp dụng Incoterms sẽ tuân theo phiên bản nào thì chỉ phiên bản đó mới có hiệu lực về mặt pháp lý.

Bên cạnh đó, các nhóm điều kiện giao hàng trong Incoterms có những phạm vi điều chỉnh khác nhau. Chẳng hạn như điều kiện FOB, FAS... chỉ áp dụng cho những lô hàng được vận chuyển thông qua đường biển hoặc đường thủy nội địa. 

Ngoài ra, để có thể lựa chọn 1 điều kiện giao hàng được xem là phù hợp nhất, chúng ta cần phải cân bằng được lợi ích giữa các yếu tố khác nhau như thời điểm chuyển rủi ro, thời điểm giao hàng, chi phí bảo hiểm, chi phí vận tải. Hay nói cách khác, việc một 1 doanh nghiệp đặt tiêu chí nào lên hàng đầu sẽ chi phối điều kiện giao hàng mà doanh nghiệp đó lựa chọn.

Read More

Những điều khoản cần thiết phải luôn có mặt trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Phần I)

Những điều khoản cần thiết phải luôn có mặt trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Phần I)



Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một trong những yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể hiểu nôm na là một hợp đồng mà ở đó 2 bên kí kết có trụ sở thương mại ở 2 quốc gia khác nhau. 


Thuật ngữ “hợp đồng mua bán hợp đồng thương mại quốc tế” áp dụng trong Việt Nam khi diễn ra một hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Sự khác biệt giữa trên khía cạnh giữa 2 quốc gia sẽ dẫn đến những tranh chấp không đáng có khi thực hiện hợp đồng. Chính vì lẽ đó, chúng ta luôn cần đảm bảo sự xuất hiện của tất cả các điều khoản sau trong 1 hợp đồng như vậy. Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ đề cập đến tầm quan trong của điều khoản về ngôn ngữ và điều khoản giải quyết tranh chấp.

1. Điều khoản về ngôn ngữ.

Khi chúng ta tiến hành kí kết hợp đồng thương mại quốc tế, một thực tiễn xảy ra sẽ có 2 ngôn ngữ của 2 quốc gia cùng diễn tả những điều khoản của hợp đồng. Điều này rất dễ dẫn đến việc hiểu sai ý nghĩa hợp đồng của một trong 2 bên hoặc thẩm chí cả 2 bên. Bởi lẽ, ngôn ngữ của mỗi quốc gia có những cách diễn đạt khác nhau và một cách hiểu cũng khác nhau dù cho chúng cùng diễn đạt một vấn đề. Nhằm mục đích giải quyết được một cách nhanh chóng và rõ ràng những tranh chấp phát sinh từ vấn đề này, việc quy định cụ thể một điều khoản về ngôn ngữ là rất cần thiết. Điều khoản này nên xác định rằng trong trường hợp phát sinh tranh chấp thì hợp đồng theo ngôn ngữ nào sẽ được chọn làm căn cứ để giải quyết tranh chấp.

Ví dụ: Tranh chấp phát sinh trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ. Trong hợp đồng có quy định rằng khi tranh chấp phát sinh, bản hợp đồng bằng tiếng Anh sẽ được chọn làm căn cứ để giải quyết tranh chấp. Như vậy, trường hợp này, cơ quan giải quyết tranh chấp chỉ dựa trên bản hợp đồng bằng tiếng Anh là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ các bên.

2. Điều khoản về tranh chấp.

Tranh chấp là một vấn đề không bên nào mong muốn khi giao kết hợp đồng. Tuy vậy, không phải vì thế mà tranh chấp không được xem là một phần quan trọng của hợp đồng nói riêng và hợp đồng thương mại quốc tế nói chung. Trong trường hợp không có điều khoản thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp, việc xác định cơ quan nào giải quyết tranh chấp sẽ trở nên không rõ ràng và phải áp dụng đến những quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế. Điều này sẽ làm cho quá trình tranh chấp bị kéo dài và thậm chí không đạt được hiệu quả. Vì lẽ đó, việc quy định một điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp là rất cần thiết. Điểu khoản này phải đảm bảo về việc chọn cơ quan nào để giải quyết tranh chấp, hệ thống pháp luật hay tập quán thương mại quốc tế nào để giải quyết.

Read More

Khác biệt cơ bản giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự?

Khác biệt cơ bản giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự?
Hệ thống pháp luật xét về mặt cấu trúc được cấu thành bởi pháp luật nội dung và pháp luật hình thức (hay còn được biết đến là pháp luật tố tụng). Cả hai cấu thành này đều có ý nghĩa quan trọng trên cả lý thuyết lẫn thực định. Pháp luật tố tụng hiện nay gồm 3 loại chính: đó là pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tố tụng hành chính. Trên thực tế, vấn đề về tố tụng hình sự và tố tụng dân sự là 2 vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ đề cập đến 2 điểm khác biệt cơ bản nhất.




Thứ nhất, về nguyên tắc chứng minh. Một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật tố tụng hình sự nói chung là nguyên tắc suy đoán vô tội. Điều này có nghĩa là khi bạn bị cơ quan có thẩm quyền bắt giữ thì nghĩa vụ chứng minh bạn có phạm tội thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cơ quan điều tra, cơ quan công tố). Bạn không có nghĩa vụ phải tự chứng minh mình vô tội. Trong trường hợp, các cơ quan có thẩm quyền này không thể chứng minh được bạn phạm tội thì bạn sẽ được xem là vô tội theo nguyên tắc suy đoán vô tội.

Ngược lại, trong pháp luật tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh là của các đương sự. Nghĩa là, khi bạn nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết 1 tranh chấp dân sự nào đó, bạn có nghĩa vụ phải tìm những chứng cứ, tự lập luận, chứng minh cho đơn khởi kiện của mình là đúng. Bên cạnh đó, trong vai trò bị đơn, người bị khởi kiện cũng phải tự mình thu thập chứng cứ và chứng minh rằng yêu cầu của nguyên đơn là không hợp lý. Hay nói một cách khái quát hơn, trong một vụ án dân sự, Tòa án đóng vai trò một người trung gian xem xét, nhìn nhận chứng cứ do 2 bên đưa ra và phân xử.

Thứ hai, về nguyên tắc thỏa thuận. Pháp luật hình sự là pháp luật công, việc bạn vi phạm pháp luật hình sự nghĩa là bạn đã vi phạm trật tự xã hội do Nhà nước thiết lập. Do vậy, bạn không có quyền thỏa thuận mình có phạm tội hay không.

Chẳng hạn như A cướp tài sản của B, sau khi bị truy tố bởi Viện kiểm sát thì A đến gặp B và đưa ra đề nghị bồi thường gấp đôi giá trị tài sản mà B bị cướp để B rút đơn khởi kiện đối với A. Thỏa thuận này sẽ là vô hiệu bởi lẽ hành vi của A được đánh giá là hành vi nguy hiểm cho xã hội do xâm phạm trật tự công. Dù B có rút đơn khởi kiện thì A vẫn bị xét xử theo pháp luật hình sự.

Trái lại, tôn trọng sự thỏa thuận tự nguyện, phù hợp với pháp luật của các bên là nguyên tắc tối quan trọng của pháp luật dân sự. Chẳng hạn như A nợ B 500 triệu đồng nhưng không trả, A làm đơn khởi kiện tại Tòa án yêu cầu B trả. Ngay sau đó, A và B thỏa thuận một cách tự nguyện được rằng A sẽ trả cho B 100 triệu và B sẽ xóa nợ hoàn toàn cho A. Lúc này, Tòa án sẽ tôn trọng thỏa thuận của các bên chứ không thể ra 1 phán quyết bắt A phải trả toàn bộ số tiền này.


Read More

Những trường hợp không phải nộp và đối tượng được miễn án phí, tạm ứng án phí.

Những trường hợp không phải nộp và đối tượng được miễn án phí, tạm ứng án phí.
Một trong những vướng mắc lớn nhất của một người khi khởi kiện 1 vụ án dân sự , hành chính hoặc hình sự đó chính là án phí và tạm ứng án phí. Trên thực tiễn, nhiều trường hợp mà đương sự không biết rằng mình thuộc trường hợp được miễn án phí hoặc tạm ứng án phí tỏ ra chần chừ trong việc khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.



Án phí là gì?

Theo 1 cách đơn giản, án phí được hiểu là một khoản tiền phải đóng cho Tòa án để Tòa án tiến hành giải quyết yêu cầu.

Tạm ứng án phí là gì?

Về mặt bản chất, tạm ứng án phí là một khoản tiền đặt cọc trước của án phí cho Tòa án để sau đó Tòa án tiến hành giải quyết yêu cầu.

Trường hợp nào thì không phải nộp án phí?

Theo Điều 10 Pháp lệnh 10/2009, những trường hợp sau không phải nộp tạm ứng án phí, án phí:
- Người khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cư đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước;
- Cơ quan, tổ chức như trên kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm.

Trường hợp nào được miễn nộp án phí?

Theo Điều 11 Pháp lệnh 10/2009, những trường hợp sau được miễn nộp tạm ứng phí, án phí:
- Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng.
- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề về bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
- Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên , con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; 
- Người khiến kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh.
- Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ. 
- Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

Cá nhân, hộ gia đình nào được xem là thuộc diện nghèo?

Theo Quyết định 09/2011/ QĐ-TTg thì:
1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

Đây là tiêu chuẩn hộ nghèo được áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015, tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào thay thế văn bản này nên văn bản này vẫn có hiệu lực áp dụng trên thực tế.


Read More

Vụ việc của nghệ sĩ Minh Béo và vai trò của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Vụ việc của nghệ sĩ Minh Béo và vai trò của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Vụ việc nghệ sĩ Minh Béo bị cơ quan có thẩm quyền của Mỹ bắt giữ và bị tạm giam đang trở thành một đề tài nóng bỏng. Tuy vậy, chúng ta không nên phán xét việc nghệ sĩ Hồng Quang Minh (tên thật của nghệ sĩ Minh Béo) có thật sự vi phạm pháp luật Hoa Kỳ hay không mà điều đầu tiên chúng ta nên quan tâm đó là việc Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đóng vai trò như thế nào trong vụ việc này dưới góc độ pháp luật quốc tế.




Việt Nam và Hoa Kỳ tính cho đến thời điểm này vẫn chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp nào về vấn đề hình sự hay hiệp định song phương nào về bảo hộ công dân. Do đó, cơ sở pháp lý duy nhất có thể sử dụng đối với vụ việc của  nghệ sĩ Minh Béo nói riêng hoặc các vụ việc tương tự khác mà công dân Việt Nam vướng phải trong quá trình sinh sống và làm việc tại Mỹ sẽ chịu sự điều chỉnh của Điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề này mà Việt Nam cũng như Hoa Kỳ là thành viên. 

Như vậy, có thể thấy rằng, việc bảo hộ công dân Việt Nam tại Mỹ chỉ có thể được điều chỉnh bởi những nguyên tắc chung nhất của Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự. Theo đó, nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam trên lãnh thổ Hoa Kỳ là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, giúp đỡ công dân Việt Nam tại Hoa Kỳ trong phạm vi của pháp luật quốc tế

Trường hợp của nghệ sĩ Minh Béo, cơ quan đại diện ngoại giao sẽ hỗ trợ Minh béo trong việc chọn lựa luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Minh Béo (bản thân nghệ sĩ Minh Béo và gia đình sẽ phải tự lo chi phí thuê luật sư thông qua hợp đồng thuê), hỗ trợ về thông tin liên lạc giữa Minh Béo và gia đình hoặc các tổ chức tại Việt Nam, can thiệp khi có sự vi phạm về nhân quyền trong quá trình bắt giữ, tạm giam.

Tuy vậy, chúng ta cần biết rằng một trong những nguyên tắc cốt lõi của pháp luật quốc tế là mọi biện pháp bảo hộ công dân sẽ được giới hạn trong những điều ước quốc tế song phương và đa phương mà các bên là thành viên hoặc những tập quán quốc tế về bảo hộ công dân. Như đã đề cập ở trên, Việt Nam và Hoa Kỳ lại không có điều ước quốc tế song phương nào điều chỉnh cụ thể về vấn đề này, do đó, việc bảo hộ cho Minh Béo nhìn chung sẽ không có nhiều hiệu quả khi chỉ có thể căn cứ vào những nguyên tắc chung nhất của việc bảo hộ công dân.

Vậy nên, có thể nói rằng, mặc dù Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ chắc chắn sẽ hỗ trợ tối đa cho nghệ sĩ Minh Béo, nhưng với việc thiếu đi những cơ sở pháp lý cụ thể trong vấn đề bảo hộ, nghệ sĩ Minh Béo chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành các thủ tục tư pháp theo pháp luật Hoa Kỳ.


Read More