Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại



a, Đơn kiện và thụ lí đơn kiện
Bước đầu của quá trình tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn kiện đến trung tâm trọng tài (trong trường hợp giải quyết bằng trung tâm trọng tài) hay gửi đơn kiện cho bị đơn (trong trường hợp giải quyết bằng trọng tài vụ việc). Trong quá trình tố tụng các bên có thể bổ sung, sửa đổi đơn kiện.
Đơn kiện phải đáp ứng đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 LTTTM 2010. Một trong những nội dung quan trọng của đơn kiện là nguyên đơn chỉ ra cụ thể thông tin về người được nguyên đơn chọn làm trọng tài viên. Cùng theo đưn kiện các bên cần gửi theo bản thỏa thuận trọng tài, đây là tài liệu quan trọng để trung tâm trọng tài đánh giá tranh chấp có được thụ lí hay không. Thời hiệu khởi kiện theo tố tụng trọng tài là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
b, Tự bảo vệ của bị đơn
Theo Điều 35 LTTTM 2010, trong thời hạn luật định bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ (đối với tranh chấp giải quyết tại trung tâm trọng tài). Đối với tranh chấp giải quyết tại trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo do chính nguyên đơn gửi, bị đơn phải gửi đồng thời hai bản tự bảo vệ cho nguyên đơn và trọng tài viên, kềm theo các thông tin về người được chọn làm trọng tài viên.
c, Thành lập hội đồng trọng tài.
Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thường trực thì mỗi bên trong tranh chấp sẽ chọn một trọng tài viên và hai trọng tài viên đó sẽ cùng chọn ra một trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Nếu hết hạn luật định mà bị đơn không chọn được trọng tài viên cho mình thì chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.
Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, ngay từ khi nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn họ đã chọn trọng tài viên cho mình và bị đơn trong bản tự bảo vệ cũng đã chọn ra một trọng tài viên. Và hai trọng tài đó sẽ bầu ra một trọng tài viên khác làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Điều khác ở đây là nếu bị đơn không chọn trọng tài viên thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu tòa án chỉ định trọng tài viên cho các bị đơn. Căn cứ xác định thẩm quyền của tòa án được quy định tại khoản 2 điều 7 LTTTM 2010.

d, Chuẩn bị giải quyết vụ việc
Sau khi hội đồng trọng tài được thành lập trành chấp thương mại sẽ chính thức được chuẩn bị giải quyết. Quá trình này gồm các công việc: nghiên cứu hồ sơ, xác định sự việc, thu thập chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
e, Hòa giải
Hòa giải là một trong những biện pháp tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Trong tố tụng trọng tài hòa giải không phải là thủ tục tố tụng bắt buộc song hội đồng trọng tài phải tôn trọng việc tự hòa giải của các bên.
f, Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài
Thời gian tiến hành, địa diểm giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp và phải gửi giấy triệu tập cho các bên đương sự tham gia phiên họp chậm nhất là 30 ngày trước nhày mở phiên họp.
Các bên có thể trực tiết tham dự phiên họp giải quyeets tranh chấp hoặc cử đại diện của mình, nếu bị đơn đã được gửi giấy triệu tập mà vắng mặt không có lí do thì phiên họp vẫn được tiến hành, các bên đương sự cũng có thể yêu cầu hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp nếu có lí do chính đáng.
Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp hội đồng trọng tài phải đưa ra phán quyết trọng tài. Quyết định trọng tài được biểu quyết theo nguyên tắc đa số, nếu vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trọng tài viên này quyết định. Quyết định của trọng tài phải đảm bảo về nội dung và hình thức theo quy định của luật này.

Author:

Facebook Comment