Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Những điều phải biết- Phần III



Mục đích cuối cùng của kinh doanh, thương mại nói chung đều nhằm hướng đến lợi nhuận. Do vậy, một điều khoản chặt chẽ, tối ưu về phương thức thanh toán sẽ là tối cần thiết.



Điều khoản về phương thức thanh toán.

Trong hợp đồng thương mại quốc tế, việc chênh lệch về tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau được xem là một con dao 2 lưỡi. Nó có thể mang đến nguồn lợi nhuận to lớn nhưng đồng thời cũng hoàn toàn có thể nguyên nhân chính khiến cho việc thực hiện hợp đồng không đem lại nguồn lợi gì, thậm chí nhiều trường hợp phải gánh chịu những khoản lỗ nặng.

Thực tiễn cho thấy rằng dù đã lường trước được điều này nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi những rủi ro phát sinh từ điều khoản này. Phương pháp giảm thiểu rủi ro do chênh lệch tỷ giá thường được sử dụng là phương thức bù trừ chênh lệch tỷ giá hoặc phương thức “rổ tiền tệ”. Trong đó, bù trừ chênh lệch về tỷ giá có thể được hiểu nôm na là việc lường trước mức độ dao động của tỷ giá đồng tiền được chon để thanh toán ở thời điểm ký kết hợp đồng và tại thời điểm thanh toán trong tương lai. Đây là phương thức thường được sử dụng nhưng phương thức này cũng tồn tại rất nhiều rủi ro.

Ngược lại, phương thức bảo đảm thanh toán bằng “rổ tiền tệ” được đánh giá là một phương pháp hạn chế được tối đa rủi ro. Theo đó, tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên sẽ lựa chọn 1 số đồng ngoại tệ khác nhau (thông thường những loại ngoại tệ này có sự biến đổi về tỷ giá không lớn so với những loại ngoại tệ khác). Sau đó, tại thời điểm thanh toán, các bên sẽ xem xét sự thay đổi về tỷ giá hối đoái của mỗi loại ngoại tệ trong “rổ tiền tệ” so với thời điểm ký hợp đồng rồi trên cơ sở đó tính mức bình quân sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong cả “rổ tiền tệ” và dựa trên con số này để điều chỉnh số tiền phải thanh toán cho phù hợp.

Ví dụ: Công ty A (Việt Nam) kí hợp đồng mua bán tôm với công ty B (Mỹ). Ngày kí hợp đồng 1/1/2013. Ngày thanh toán là 1/1/2015. Hai bên thỏa thuận thanh toán bằng VNĐ và dùng các loại ngoại tệ là USD, Euro, Nhân dân tệ, Yên Nhật bỏ vào “rổ tiền tệ”. B có nghĩa vụ thanh toán số tiền: 2.5 tỷ đồng.

Dưới đây là bảng thống kê tỷ giá hối đoái tại thời điểm 1/1/2013 và thời điểm 1/1/2015.


Như vậy, tại thời điểm thanh toán B phải thanh toán số tiền là 105.5% của 2.5 tỷ đồng là 2.6375 tỷ đồng (5.5% chính là mức chênh lệch về tỷ giá hối đoái).

Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng phương pháp “rổ tiền tệ” được xem là phương pháp hạn chế tối đa rủi ro trong điều khoản về phương thức thanh toán.


Facebook Comment