4 điểm mới đáng chú ý của Bộ luật dân sự sửa đổi

4 điểm mới đáng chú ý của Bộ luật dân sự sửa đổi
Ngoài việc ghi nhận quyền xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính. Bộ luật dân sự sửa đổi còn có quy định rõ về lãi suất theo thỏa thuận.




Chiều 24/11, trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua 4 điều trong dự thảo: Điều 1 về phạm vi điều chỉnh; Điều 37 về chuyển đổi giới tính (43 ĐBQH không tán thành); Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản; Điều 468 về lãi suất.

Điều đó cũng cho thấy tính quan trọng, đáng lưu ý của 4 điều luật này. Đây cũng được xem những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015.

Phạm vi điều chỉnh

Theo Bộ luật dân sự sửa đổi được thông qua ngày 24/11 thì chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự gồm cá nhân, pháp nhân. Việc tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được thực hiện thông qua các thành viên hoặc thông qua người đại diện.

Điều 1, Bộ luật dân sự quy định: Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
   
Nhiều quy định mới được thể hiện trong BLDS sửa đổi.

Xác định lại giới tính

Điều 36 Bộ luật dân sự sửa đổi quy định: Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Trước khi Bộ luật dân sự sửa đổi được thông qua thì vấn đề xác định lại giới tính được quy định tại Nghị định 88/2008/NĐ-CP.

Chuyển đổi giới tính

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định nghiêm cấm việc chuyển đổi đối với những người đã định hình, hoàn thiện về giới tính.

Tuy nhiên, Bộ luật dân sự sửa đổi đã ghi nhận về quyền này. Theo đó, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Do Bộ luật Dân sự quy định, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật nên phải tới khi Quốc hội ban hành về luật chuyển đổi giới tính thì các cá nhân mới được thực hiện.
Cụ thể, tới ngày 1/1/2017 Bộ luật dân sự sửa đổi mới có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, nếu đến thời điểm đó, Quộc hội vẫn chưa ban hành luật chuyển đổi giới tính thì quyền này của nhiều người vẫn bị “treo” để chờ luật và văn bản hướng dẫn mới có thể thực hiện được.

Lãi suất theo thỏa thuận

Nội dung lãi suất được quy định trong điều 468 của Bộ luật Dân sự. Theo đó, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Riêng với các trường hợp cho vay dân sự, nếu các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất, thì khi có tranh chấp, lãi suất sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 điều này tại thời điểm trả nợ.

Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

Là một trong những điểm đáng lưu ý của Bộ luật dân sự sửa đổi và được quy định tại Điều 420.
Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án : Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bộ luật dân sự sửa đổi cũng chỉ ra 5 điều kiện cơ bản để chứng tỏ hoàn cảnh thay đổi để các bên làm căn cứ áp dụng quy định.

Quy định lãi suất tối đa 20%

Liên quan đến lãi suất (quy định tại Điều 468), ông Lý cho biết qua thảo luận, có ý kiến tán thành quy định mức lãi suất cố định ngay trong luật là tối đa 20%/năm của khoản tiền vay. Có ý kiến đề nghị sử dụng lãi suất cơ bản làm lãi suất tham chiếu, đồng thời xác định quy định về trần lãi suất của BLDS sẽ không được áp dụng trong trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác.

UBTVQH tán thành với loại ý kiến đầu tiên và đã gửi phiếu xin ý kiến ĐBQH về mức lãi suất tối đa. Kết quả 278/366 phiếu tán thành quy định mức lãi suất cố định ngay trong BLDS tối đa là 20%/năm của khoản tiền vay.

Trên cơ sở phương án dự thảo do Chính phủ trình và kết quả lấy phiếu xin ý kiến ĐBQH, UBTVQH đề nghị QH cho tiếp thu ý kiến đa số ĐB và chỉnh lý nội dung này tại khoản 1 Điều 468 cho bảo đảm tính khái quát, khả thi như sau: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, UBTVQH quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo QH tại kỳ họp gần nhất”.

Do khoản 1 Điều 468 được chỉnh lý như trên theo hướng không sử dụng lãi suất cơ bản làm lãi suất tham chiếu nên UBTVQH đề nghị QH cho chỉnh lý lại quy định tại khoản 2 Điều 468 về mức lãi suất ấn định trong hợp đồng vay có lãi nhưng các bên không có thỏa thuận rõ về lãi suất dẫn đến tranh chấp như sau: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 điều này tại thời điểm trả nợ”.

Một số điểm mới

Bên cạnh các vấn đề nêu trên, BLDS sửa đổi lần này cũng bổ sung một số điều mới về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (các điều 23, 46, 57, 58, 59). Cụ thể, Điều 23 quy định về năng lực hành vi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, trong đó chỉnh lý lại quy định về cơ chế giám hộ đối với đối tượng này cho khả thi và phù hợp với mức độ khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của nhóm đối tượng này. Cùng với đó, quy định về cơ chế giám hộ đối với người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng được điều chỉnh lại cho khả thi hơn, phù hợp với thực tiễn tại các điều 46, 57, 58, 59.

Read More

Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự - Vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại

Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự - Vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại
Có thể nói những điểm mới này là thành quả đấu tranh, phản biện của tầng lớp trí thức, trong đó có giới luật sư, báo chí...và sự lắng nghe, ủng hộ của đa số Đại biểu Quốc hội...



Đó là: 

1/ Ghi âm, ghi hình nhằm bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; đồng thời bảo vệ người hỏi cung, tránh bị vu cáo là cần thiết.

2/ Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, quy định như vây để đơn giản hóa thủ tục xác nhận tư cách tham gia tố tụng của người bào chữa, tạo điều kiện cho họ thực hiện việc bào chữa, tránh nhận thức cho rằng phải có "cấp phép bào chữa".

3/ Một trong những quy định mới đáng chú ý của bộ luật Tố tụng  hình sự (sửa đổi) là Quốc hội quyết định bỏ thủ tục "cấp giấy chứng nhận bào chữa", thay thế bằng thủ tục "đăng ký bào chữa".

4/ Liên quan đến “quyền im lặng”, Bộ luật quy định: "người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội".

Điểm 1,2,4 đều là những giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần làm giảm án oan sai, chống bức cung, nhục hình và giúp cải thiện trình độ, chuyên môn của điều tra viên, luật sư và những người tiến hành tố tụng khác...

Với điểm 2, luật sư trẻ sẽ có cơ hội nhiều hơn để cọ xát với nghề...

Điểm 4 có tính đột phá nhất, tuy không đề cập đến quyền im lặng, nhưng nội dung nó hàm chứa đầy đủ quyền im lặng, anh có quyền trình bày, nhưng không buộc phải khai chống lại mình... Có nghĩa anh được quyền im lặng về những lời khai chống lại mình cho đến khi có luật sư hoặc tự bào chữa...

Còn điểm 3, chỉ giải quyết được vấn đề tâm lý, vì về bản chất nó chỉ thay đổi tên gọi, bằng một tờ giấy, gọi là thông báo người bào chữa được cấp bởi cơ quan điều tra, theo đó CQĐT vẫn có quyền không ra thông báo và có lý do... Nhưng hi vọng tâm lý của CQĐT cũng sẽ thay đổi theo...

Nhiều lo ngại,

Theo quy định, người bị bắt... có quyền tự bào chữa, có nghĩa họ có quyền từ chối luật sư và không cần luật sư, liệu vết bánh xe cũ có lặp lại, khi luật sư không thể tham gia bào chữa vì bị từ chối sau bức tường kín mít, mà không biết thực hư thế nào?

Ngoài ra còn một lỗ hổng lớn nữa là pháp luật chưa có một thủ tục riêng cho giai đoạn tiền tố tụng, tức khi chưa có quyết định khởi tố vụ án.

Thực tế, giai đoạn này, cơ quan điều tra làm việc rất nhiều với các nghi can, người liên quan...như một thủ tục tố tụng trong hoạt động điều tra, nhưng thiếu vắng sự kiểm soát của camera và luật sư...thiếu vắng quy định về quyền và nghĩa vụ của nghi can...

Một ý kiến của người dân cho rằng: “Ghi âm ghi hình là điều tốt, trách tiêu cực trong việc lạm dụng hỏi cung bức công cố tình làm sai( lấy người này thế người khác..) để có kết quả lập thành tích để lấy thưởng, nhưng đầu tư ghi âm ghi hình thì ai làm người kiểm tra niêm phong giám sát ( giao công an củng giống thả đá giữa biển rồi lặn tìm) do vậy phải có sự giám sát của quốc hội, niêm phong theo kỳ, quý, nhưng tôi thấy cũng không hiệu quả, do khi họ đã cố tình gian thì không thiếu chổ để làm gian. Nên đầu tư gì thì nên giám sát để biết kết quả đó, đừng bày ra diển kịch tốn tiền dân!”

Như vậy, sự thiếu vắng này có thể làm vô hiệu hóa các điểm mới nói trên...?! Điều này cần suy xét lại…

Read More

Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi được thông qua tại phiên họp QH sáng nay, chậm nhất đến 1/1/2019 cả nước sẽ thực hiện thống nhất việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can.





Với 85,63% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), sáng 27-11.

NDĐT- Sáng 27-11, với 423 đại biểu tán thành, hai đại biểu không tán thành trên tổng số 425 đại biểu tham gia, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).

Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Văn Hiện cho biết nhiều ĐB tán thành bắt buộc ghi âm, ghi hình mọi hoạt động hỏi cung.

Nhiều ĐB khác cho rằng chỉ nên bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung trong các trường hợp tội đặc biệt nghiêm trọng, bị can kêu oan, không nhận tội hoặc đối với vụ án phức tạp mà dư luận quan tâm để bảo đảm tính khả thi, tránh lãnh phí.

Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức và cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

Một trong những nội dung đáng chú ý của Bộ luật Tố tụng hình sự là bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can (Điều 183). Theo Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ: Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với phạm vi bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung như dự thảo. Trong khi có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội không tán thành với phạm vi bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung như dự thảo, đề nghị thu hẹp hơn, chỉ áp dụng trong các trường hợp hỏi cung bị can về tội đặc biệt nghiêm trọng, bị can kêu oan, không nhận tội hoặc đối với vụ án phức tạp mà dư luận quan tâm để bảo đảm tính khả thi, tránh lãng phí.

Do ý kiến của đại biểu Quốc hội còn khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lấy phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội. Kết quả như sau: có 45,95% ý kiến đại biểu trên tổng số đại biểu tán thành với phạm vi bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung như dự thảo; có 34% ý kiến đại biểu Quốc hội trên tổng số đại biểu Quốc hội đề nghị chỉ bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trong trường hợp bị can về tội đặc biệt nghiêm trọng, bị can kêu oan, không nhận tội hoặc đối với vụ án phức tạp mà dư luận quan tâm.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung nhằm bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo yêu cầu Hiến pháp; đồng thời bảo vệ người hỏi cung, tránh bị vu cáo là cần thiết. Để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện nước ta, dự thảo luật quy định việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra phải được ghi âm, ghi hình là phù hợp; còn tại các địa điểm tiến hành điều tra khác thì chỉ ghi âm hoặc ghi hình theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Tiếp thu đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định về phạm vi bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình.

Tuy nhiên, để thực hiện quy định này cần có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về trình tự, thủ tục việc bảo quản, sử dụng, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình việc hỏi cung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Đồng thời do phải có thời gian để đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ thì cần có lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị trong Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cần có ba nội dung. Cụ thể, giao cho Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục việc thực hiện, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình việc hỏi cung trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Sau khi lấy ý kiến, 45,95% ĐB tán thành bắt buộc ghi âm, ghi hình mọi hoạt động hỏi cung, 34% đề nghị chỉ bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung trong trường hợp tội đặc biệt nghiêm trọng, bị can kêu oan, không nhận tội hoặc đối với vụ án phức tạp mà dư luận quan tâm.

QH ra Nghị quyết giao Bộ trưởng Công an quy định cụ thể nơi có điều kiện để thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung kể từ ngày 1/1/2017.

"Chậm nhất đến 1/1/2019 thực hiện thống nhất việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc", Nghị quyết nêu.

Nguyên tắc suy đoán vô tội

Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi cũng quy định: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội".

Bộ luật cũng quy định người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội, có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật này. Giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nơi có điều kiện để thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung kể từ ngày 1-1-2017. Chậm nhất đến 1-1-2019 thì thực hiện thống nhất việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc.

Về quyền khai báo, trình bày ý kiến của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo (các Điều 58, 59, 60 và Điều 61). Đa số đại biểu Quốc hội đề nghị giữ quy định của dự thảo về người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” như Dự thảo. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị giữ như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “trình bày lời khai, trình bày ý kiến”.

Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì việc quy định rõ hơn quyền khai báo, trình bày ý kiến của người bị buộc tội như quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 14 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia năm 1982 là cần thiết. Vì vậy, tiếp thu đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định này như tại các Điều 58, 59, 60 và Điều 61 Dự thảo.

Do ý kiến đại biểu còn khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lấy phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội. Kết quả như sau: có 66,39% ý kiến đại biểu Quốc hội trên tổng số đại biểu Quốc hội tán thành quy định các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Có 12,55% ý kiến đại biểu Quốc hội trên tổng số đại biểu Quốc hội đề nghị không quy định các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

Tiếp thu đa số ý kiến đại biểu Quốc hội và để bảo đảm thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân, tránh lạm dụng trong thực tiễn áp dụng; đồng thời tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra chủ động thu thập chứng cứ, đấu tranh hiệu quả với các tội phạm có tổ chức, phức tạp về ma túy, rửa tiền, tham nhũng, khủng bố trong tình hình hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như trong Dự thảo.

Ngoài ra, Bộ luật còn có các nội dung đáng chú ý như mở rộng việc chỉ định người bào chữa đối với“bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình”, biện pháp điều tra tố tụng hình sự đặc biệt, trình tự xét hỏi tại phiên tòa và về thời hạn tạm giam.

Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016.

Read More

TPP - CHƯƠNG 4 – Hàng Dệt May (Phần 1)

TPP - CHƯƠNG 4 – Hàng Dệt May (Phần 1)
Tại Chương IV Hiệp định TPP, những vấn đề về quy tắc xuất xứ cùa hàng dệt may đã được quy định chi tiết, qua đó góp phần giải đáp nhiều thắc mắc từ phía người dân, các tổ chức chịu ảnh hưởng từ TPP.



Điều 4.1: Giải thích từ ngữ

Trong phạm vi Chương này:

mặt hàng dệt may là một mặt hàng được liệt kê trong Phụ lục A (Sản phẩm dệt may - Quy tắc xuất xứ cụ thể).

vi phạm pháp luật về hải quan một hành vi được thực hiện với mục đích né tránh pháp luật hoặc các quy định của một Bên liên quan đến các điều khoản của Hiệp định về việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng dệt may giữa các Bên, đặc biệt là những hành vi vi phạm pháp luật về hải quan hoặc quy định về hạn chế hoặc cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, trốn thuế, gian lận chứng từ liên quan đến việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa, gian lận hoặc buôn lậu.

1. Chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.

2. Chuyển tải là việc chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu.

3. Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.

4. Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.

5. Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.

giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn bắt đầu khi Hiệp định có hiệu lực giữa các Bên liên quan cho đến 05 năm sau ngày Bên nhập khẩu xỏa bỏ thuế quan trên hàng hóa cho Bên xuất khẩu theo Hiệp định này.

Điều 4.2: Quy tắc xuất xứ và vấn đề liên quan

Áp dụng Chương 4

1. Trừ trường Chương này có quy định khác, bao gồm các Phụ lục kèm theo, Chương 3 (Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ) áp dụng đối với hàng dệt may.
Hàm lượng không đáng kể

2. Nếu một mặt hàng dệt may trong Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể) được phân loại bên ngoài các Chương từ 61 đến 63 không phải hàng hóa có xuất xứ vì các nguyên liệu được sử dụng để sản xuất hàng hóa này không có thay đổi về phân loại thuế quan nêu tại Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể) thì mặt hàng dệt may đó vẫn được coi là có xuất xứ nếu tổng khối lượng của tất cả các nguyên liệu đó không vượt quá 10% của tổng khối lượng hàng hóa.

3. Nếu một mặt hàng dệt may thuộc các Chương từ 61 đến 63 không phải hàng hóa có xuất xứ vì các loại sợi được sử dụng để sản xuất các thành phần của hàng hóa làm cơ sở cho việc phân loại thuế quan của hàng hóa không có thay đổi về phân loại thuế quan tại Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể) thì mặt hàng dệt may đó vẫn được xem là có xuất xứ nếu tổng khối lượng của tất cả các loại sợi nêu trên không vượt quá 10% của tổng khối lượng thành phần.

4. Bất kể quy định tại khoản 2 và 3, nếu một mặt hàng nêu tại khoản 2 có chứa sợi đàn hồi hoặc một mặt hàng nêu tại khoản 3 có chứa sợi đàn hồi trong thành phần làm cơ sở cho việc định phân loại thuế quan của mặt hàng đó thì mặt hàng đó được coi là có xuất xứ nếu loại sợi đó được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một hoặc một số Bên Quy định về bộ sản phẩm

5. Bất kể quy tắc xuất xứ của hàng dệt may tại Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể), hàng dệt may được phân loại là bộ sản phẩm dùng cho bán lẻ theo quy định tại Quy tắc 3 của Các quy tắc chung về giải thích Hệ thống hài hòa sẽ không được xem là có xuất xứ, trừ trường hợp mỗi mặt hàng trong bộ sản phẩm đều là hàng hóa có xuất xứ hoặc tổng giá trị của hàng hóa không có xuất xứ trong bộ sản phẩm không vượt quá 10% giá trị của bộ sản phẩm.

6. Trong phạm vi của khoản 5:

a) giá trị của hàng hóa không có xuất xứ trong một bộ sản phẩm được tính tương tự như giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ trong Chương 3 (Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ) và

b) giá trị của bộ sản phẩm được tính tương tự như giá trị hàng hóa trong chương 3 (Quy tắc xuất xứ và thủ tục xuất xứ).

Quy định về Danh sách nguồn cung thiếu hụt

7. Mỗi Bên quy định rằng, khi xác định một mặt hàng có xuất xứ hay không theo Chương 3, Điều 2(c), một loại nguyên liệu được liệt kê trong Danh sách nguồn cung thiếu hụt đính kèm Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể) được xem là có xuất xứ nếu nguyên liệu thỏa mãn các yêu cầu, kể cả các yêu cầu về người dùng cuối, quy định trong Danh sách nguồn cung thiếu hụt đính kèm Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể).

8. Khi một mặt hàng được tuyên bố là có xuất xứ dựa trên việc sử dụng một nguyên liệu quy định tại Danh sách nguồn cung thiếu hụt đính kèm Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể), Bên nhập khẩu có quyền yêu cầu cung cấp mã số hoặc mô tả về nguyên liệu trong hồ sơ nhập khẩu (như giấy chứng nhận xuất xứ) theo quy định tại Danh sách nguồn cung thiếu hụt đính kèm Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể).

9. Các nguyên liệu không có xuất xứ được đánh dấu là “tạm thời” trong Danh sách nguồn cung thiếu hụtđính kèm Phụ lục A (Sản phẩm dệt may – Quy tắc xuất xứ cụ thể) có thể được xem là có xuất xứ theo khoản 7 trong vòng 5 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực.

Quy định về một số mặt hàng thủ công hoặc truyền thống

10. Một Bên nhập khẩu có quyền xác định hàng dệt may của một Bên xuất khẩu là đủ điều kiện miễn thuế hoặc hưởng ưu đãi thuế quan theo thỏa thuận song phương của hai Bên trong các trường hợp sau:

(a) các loại vải dệt tay thuộc một ngành tiểu thủ công nghiệp;

(b) Các loại vải in bằng tay có hoa văn được tạo ra bằng kỹ thuật wax-resistance;

(c) các loại hàng hóa tiểu thủ công nghiệp làm từ các loại vải dệt tay hoặc in bằng tay; hoặc

(d) các mặt hàng thủ công truyền thống với điều kiện mọi yêu cầu do Bên nhập khẩu và Bên xuất khẩu thỏa thuận về các mặt hàng này đều được thỏa mãn.

Điều 4.3: Hành động khẩn cấp

1. Theo quy định tại Điều này, nếu kết quả của việc giảm hoặc xóa bỏ thuế quan quy định trong Hiệp định này làm tăng số lượng nhập khẩu một mặt hàng dệt may hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này vào lãnh thổ của một Bên, với các thị trường trong nước của mặt hàng đó, gây thiệt hại nghiêm trọng hay có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với một ngành công nghiệp trong nước đang sản xuất mặt hàng tương tự hoặc mặt hàng cạnh tranh trực tiếp, Bên nhập khẩu có quyền, trong phạm vi và thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại và tạo điều kiện sửa đổi, thực hiện hành động khẩn cấp theo quy định tại khoản 6, bao gồm tăng thuế suất đối với mặt hàng của (các) Bên xuất khẩu đến một mức không vượt quá giá trị nào trong hai giá trị sau:

(a) thuế suất tối huệ quốc có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành động; và

(b) thuế suất tối huệ quốc có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó.

2. Điều này không giới hạn quyền và nghĩa vụ của một Bên theo Điều XIX của GATT 1994, Hiệp định WTO về biện pháp tự vệ, hoặc Chương 6 (Biện pháp khắc phục thương mại).

3. Khi xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiệm trọng, Bên nhập khẩu:

(a) phải xem xét ảnh hưởng của việc tăng số lượng nhập khẩu từ (các) Bên xuất khẩu mặt hàng dệt may đang hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan theo Hiệp định đối với một ngành cụ thể, được phản ánh qua các thay đổi trong các biến kinh tế liên quan như sản lượng, năng suất, tận dụng công suất, hàng tồn kho, thị phần, xuất khẩu, tiền lương, việc làm, giá cả trong nước, lợi nhuận và đầu tư, trong đó không có yếu tố nào, dù đứng một mình hay đi kèm với các yếu tố khác, nhất thiết phải có tính quyết định;

(b) không được xem các thay đổi về công nghệ hoặc xu hướng tiêu dùng trong Bên nhập khẩu như những yếu tố hỗ trợ cho việc xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng.

4. Bên nhập khẩu chỉ được thực hiện hành động khẩn cấp theo Điều này sau khi công bố thủ tục trong đó nêu rõ các tiêu chí xác định thiệt hại nghiêm trọng và sau khi cơ quan có thẩm quyền của mình điều tra. Một cuộc điều tra phải sử dụng dữ liệu dựa trên các yếu tố miêu tả trong điểm 3(a) chứng minh thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại do tăng số lượng nhập khẩu của sản phẩm liên quan từ việc thực hiệnHiệp định này.

5. Bên nhập khẩu phải nộp ngay cho (các) Bên xuất khẩu thông báo bằng văn bản về việc tiến hành điều tra quy định tại khoản 4, cũng như về ý định của mình về thực hiện hành động khẩn cấp và tham vấn với (các) Bên xuất khẩu về vấn đề này theo yêu cầu. Bên nhập khẩu phải cung cấp cho Bên xuất khẩu chi tiết hành động khẩn cấp dự định thực hiện. Các Bên liên quan sẽ bắt đầu tham vấn ngay và, trừ trường hợp có quyết định khác, phải hoàn thành các cuộc tham vấn trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Sau khi các cuộc tham vấn hoàn thành, Bên nhập khẩu phải thông báo cho Bên xuất khẩu các quyết định. Nếu quyết định áp dụng một biện pháp tự vệ, thông báo phải bao gồm các chi tiết về biện pháp đó và thời điểmbiện pháp đó có hiệu lực.

6. Các điều kiện và giới hạn sau đây được áp dụng đối với các hành động khẩn cấp được thực hiện theo Điều này:

(a) hành động khẩn cấp không được kéo dài quá hai năm và có thể gia hạn thêm tối đa là hai năm;

(b) hành động khẩn cấp áp dụng đối với một mặt hàng không được thực hiện ngoài giai đoạn chuyển tiếp;

(c) Bên nhập khẩu không được thực hiện hành động khẩn cấp đối với một mặt hàng cụ thể của một hoặc nhiều Bên nhiều hơn một lần; và

(d) khi chấm dứt hành động khẩn cấp, Bên nhập khẩu phải cho mặt hàng bị áp dụng hành động khẩn cấp hưởng ưu đãi thuế quan mà mặt hàng đó lẽ ra được hưởng trong thời gian thực hiện hành động khẩn cấp.

7. Bên thực hiện một hành động khẩn cấp theo Điều này phải cung cấp cho (các) Bên xuất khẩu có hàng hoá bị áp dụng biện pháp khẩn cấp một hình thức bồi thường tự do hóa thương mại do hai Bên thoả thuận dưới dạng thuế suất ưu đãi có các tác động thương mại tương đương với giá trị của các loại thuế bổ sung được cho là kết quả của hành động khẩn cấp. Thuế suất ưu đãi phải được giới hạn trong phạm vi hàng dệt may, trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác.  Nếu các Bên liên quan không đạt được thoả thuận về bồi thường trong vòng 60 ngày hoặc một thời hạn dài hơn do các Bên liên quan thỏa thuận, (các) Bên có hàng hóa bị áp dụng hành động khẩn cấp có quyền thực hiện một biện pháp thuế quan có các tác động thương mại tương đương với tác động thương mại của hành động khẩn cấp được thực hiện theo Điều này.   Biện pháp thuế quan đó có thể được thực hiện đối với hàng hoá bất kỳ của Bên thực hiện hành động khẩn cấp. Bên thực hiện biện pháp thuế quan chỉ được áp dụng biện pháp thuế quan trong một khoảng thời gian tối thiểu cần thiết để đạt được các tác động thương mại cơ bản tương đương. Nghĩa vụ của đền bù thương mại của Bên nhập khẩu và quyền thực hiện biện pháp thuế quan của Bên xuất khẩu chấm dứt khi hành động khẩn cấp chấm dứt.

8. Một Bên không được thực hiện hoặc duy trì một hành động khẩn cấp theo Điều này đối với một mặt hàng dệt may là đối tượng hoặc trở thành đối tượng của một biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo Chương 6 (Biện pháp khắc phục thương mại), hoặc một biện pháp tự vệ do một Bên thực hiện theo Điều XIX của GATT 1994, hoặc Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ.

9. Các cuộc điều tra quy định tại Điều này được thực hiện theo thủ tục do mỗi Bên ban hành. Khi Hiệp định này có hiệu lực hoặc trước khi tiến hành một cuộc điều tra, mỗi Bên phải thông báo cho các Bên khác về các thủ tục này.

10. Mỗi Bên phải cung cấp báo cáo về các hành động đối với các Bên khác vào năm thực hiện hoặc duy trì hành động khẩn cấp.

Ví dụ:

Trước nguy cơ đại dịch, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hành động khẩn cấp và có chỉ thị chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải tập trung triển khai kế hoạch hành động khẩn cấp này.
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mục tiêu cao nhất của Chính phủ là “làm mọi cách, nỗ lực hết mình, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để kiên quyết không để xảy ra đại dịch. Nếu đại dịch vẫn xảy ra thì phải chuẩn bị kỹ, thật tốt để hạn chế tối đa dịch lây lan, giảm thấp nhất thiệt hại về người”.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, phó trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm Bùi Bá Bổng, kinh phí để thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp sẽ lên tới gần 7.000 tỉ đồng.
Đây là khoản tiền tập trung cho mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng các hạng mục quan trọng, như mua 10.000 bình phun hóa chất, dự trữ các loại hóa chất, mua sắm cho mỗi xã, phường 5.000 bộ quần áo trang bị bảo hộ (tổng cộng khoảng 20 triệu bộ), văcxin tiêm phòng.

Điều 4.4: Hợp tác

1. Mỗi Bên, theo luật pháp và quy định của mình, phải phối hợp với các Bên khác trong việc thực thi hoặc hỗ trợ trong việc thực thi các biện pháp tương ứng liên quan đến vi phạm pháp luật về hải quan đối với thương mại hàng dệt may của giữa các bên, bao gồm đảm bảo tính chính xác của các yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này.

2. Mỗi Bên phải có biện pháp thích hợp, có thể bao gồm biện pháp lập pháp, hành chính, tư pháp, hoặc hành động khác phục vụ cho:

(a) việc thi hành pháp luật, quy định và thủ tục liên quan đến vi phạm pháp luật về hải quan, và

(b) hợp tác với Bên nhập khẩu trong việc thi hành quy định pháp luật và thủ tục của mình liên quan đến công tác phòng chống vi phạm pháp luật về hải quan.

3. Trong phạm vi khoản 2, "các biện pháp thích hợp" là các biện pháp do một Bên thực hiện theo pháp luật, quy định và thủ tục của mình, chẳng hạn như:

(a) cung cấp thẩm quyền pháp lý cho các công chức chính phủ để đáp ứng các nghĩa vụ theo Chương này;

(b) tạo điều kiện cho các công chức thực thi pháp luật của mình xác định và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan;

(c) ban hành hoặc duy trì các biện pháp xử phạt hình sự, dân sự hoặc hành chính nhằm ngăn chặn các vi phạm pháp luật về hải quan;

(d) thực hiện các hành động thực thi thích hợp, theo yêu cầu của một Bên khác bao gồm các dữ kiện liên quan, khi nghi ngờ có vi phạm pháp luật về hải quan trong lãnh thổ của Bên được yêu cầu đối với hàng dệt may, kể cả trong các khu thương mại tự do của Bên được yêu cầu; và

(e) hợp tác với một Bên khác, theo yêu cầu, nhằm thiết lập các dữ kiện liên quan đến vi phạm pháp luật về hải quan trong lãnh thổ của Bên được yêu cầu của đối với hàng dệt may, kể cả trong các khu thương mại tự do của Bên được yêu cầu.

4. Một Bên có quyền yêu cầu thông tin từ một Bên nơi có dữ kiện liên quan cho thấy một hành vi vi phạm pháp luật về hải quan đã hoặc đang xảy ra, hoặc có thể xảy ra, ví dụ như bằng chứng trước đây.

5. Một yêu cầu bất kỳ theo khoản 4 phải được lập bằng văn bản, bằng các phương tiện điện tử hoặc phương pháp khác, và phải bao gồm một tuyên bố ngắn gọn về vấn đề cần giải quyết, yêu cầu hợp tác, các thông tin liên quan về vi phạm pháp luật về hải quan, và đầy đủ thông tin để Bên được yêu cầu phản hồi theo đúng luật pháp và quy định của mình.

6.  Nhằm tăng cường nỗ lực hợp tác theo Điều này giữa các Bên để ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan, Bên nhận được yêu cầu theo khoản 4, theo luật pháp, quy định và thủ tục của mình, kể cả những người liên quan đến bảo mật được nêu trong Điều 9.4, phải cung cấp cho Bên yêu cầu thông tin về sự tồn tại của một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, hoặc nhà sản xuất, hàng hóa của một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, hoặc nhà sản xuất, hoặc các vấn đề khác liên quan đến Chương này sau khi nhận được yêu cầu theo quy định tại khoản 5.    Thông tin có thể bao gồm thư từ có sẵn, báo cáo, vận đơn, hóa đơn, hợp đồng đặt hàng, hoặc các thông tin khác liên quan đến việc thi hành pháp luật hoặc quy định liên quan đến yêu cầu.

7. Một Bên có thể cung cấp thông tin được yêu cầu trong Điều này bằng văn bản hoặc dưới dạng điện tử.

8. Mỗi Bên phải thiết lập hoặc duy trì các đầu mối liên lạc phục vụ hợp tác theo Chương này. Mỗi Bên phải thông báo cho các Bên khác về các đầu mối liên lạc của mình khi Hiệp định TPP có hiệu lực và phải thông báo kịp thời cho Bên kia những thay đổi tiếp theo.

Ví dụ

Hai nước đang có những tiến triển, tôi và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thảo luận vấn đề này trong cuộc hội đàm hôm 15/11. Chúng tôi hy vọng hai nước có thể sớm nâng cấp quan hệ vào năm tới hoặc 2017.

Từ chỗ New Zealand là nhà tài trợ dài hạn cho Việt Nam, chúng ta có thể hợp tác nhiều hơn trong các lĩnh vực chuyển giao công nghệ, chuyên môn, tăng đầu tư sang nước kia và ngược lại. Hãng hàng không Air New Zealand đã thông báo sẽ mở đường bay tới Việt Nam với tần suất ba chuyến mỗi tuần sau mùa hè tới. Việc này sẽ giúp tăng đáng kể lượng người dân hai nước đi du lịch.

Read More

TPP - CHƯƠNG 3 – QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ THỦ TỤC VỀ XUẤT XỨ(Phần 7)

TPP - CHƯƠNG 3 – QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ THỦ TỤC VỀ XUẤT XỨ(Phần 7)
Mục C - Các vấn đề khác

Tại Chương III Hiệp định TPP, những vấn đề về thủ tục xuất xứ đã được quy định chi tiết, qua đó góp phần giải đáp nhiều thắc mắc từ phía người dân, các tổ chức chịu ảnh hưởng từ TPP.



Phụ lục C: Các trường hợp ngoại lệ đối với Điều 3.11 (Hàm lượng không đáng kể)

Mỗi Bên quy định rằng Điều 3.11 (Hàm lượng không đáng kể) không áp dụng đối với:

(a) nguyên liệu không có xuất xứ thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.06, hoặc chế phẩm từ sữa không có xuất xứ có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.90 hoặc 2106.90, được sử dụng trong sản xuất hàng hóa thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.06 mà không phải hàng hóa thuộc các phân nhóm từ 0402.10 đến 0402.29 hoặc 0406.307;

(b) nguyên liệu không có xuất xứ thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.06, hoặc các chế phẩm từ sữa không có xuất xứ có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.90, được sử dụng trong quá trình sản xuất các mặt hàng sau đây:

(i) Chế phẩm dùng cho trẻ em có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.10;

(i) Bột trộn và bột nhào có chứa hơn 25% bơ tính theo khối lượng khô, không dùng cho bán lẻ, thuộc phân nhóm 1901.20;

(i) Chế phẩm từ sữa có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 1901.90 hoặc2106.90;

(iv) hàng hóa thuộc nhóm 21.05;

(v) đồ uống có sữa thuộc phân nhóm 2202.90; hoặc

(vi) thức ăn chăn nuôi có chứa hơn 10% sữa rắn tính theo khối lượng khô thuộc phân nhóm 2309.90;

(c) nguyên liệu không có xuất xứ thuộc nhóm 08.05 hoặc các phân nhóm từ 2009.11 đến 2009.39, được sử dụng để sản xuất hàng hoá thuộc các phân nhóm 2009.11 đến 2009.39 hoặc một loại nước ép từ một loại quả hoặc rau, có bổ sung khoáng chất hoặc vitamin, cô đặc hoặc không cô đặc, thuộc phân nhóm 2106.90 hoặc 2202.90;

(d) các nguyên liệu không có xuất xứ của Chương 15 Hệ thống hài hòa, được sử dụng để sản xuất hàng hóa thuộc các nhóm 15.07, 15.08, 15.12, hoặc 15.14; hoặc

(e) đào, lê hoặc mơ không có xuất xứ thuộc Chương 8 hoặc 20 của Hệ thống hài hòa, được sử dụng để sản xuất hàng hóa thuộc nhóm 20.08.
____________________________________________________________________
1 Chương này không làm phương hại đến vị thế của các Bên liên quan đến các vấn đề về luật biển.

2 Chương không ngăn cản một Bên yêu cầu một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình lập một giấy chứng nhận xuất xứ để chứng minh rằng mình có thể hỗ trợ việc chứng nhận.

3 Đối với Brunei Darussalam, Malaysia, Mexico, Peru và Việt Nam, khoản 1 sẽ được áp dụng đối với giấy chứng nhận xuất xứ do nhà nhập khẩu cấp không chậm hơn 05 năm sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với mỗi nước.

4 Một Bên phải xác định yêu cầu kê khải của mình trong các pháp luật, quy định hoặc những thủ tục được công bố theo các hình thức cho những người quan tâm để làm quen.

5 Trong phạm vi của Điều này, các thông tin thu thập được theo Điều này sẽ được sử dụng cho các mục đích đảm bảo thực hiện hiệu quả Chương này. Một Bên không được áp dụng các thủ tục này để thu thập thông tin cho các mục đích khác.

6 Nhằm giải thích rõ hơn, một Bên không bắt buộc phải yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất để xem xét yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan hoặc hoàn thành việc xác minh thông qua nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nếu yêu sách cầu hưởng ưu đãi thuế quan được dựa vào giấy chứng nhận xuất xứ của bên nhập khẩu.

7 Nhằm giải thích rõ hơn, sữa bột thuộc các phân nhóm từ 0402.10 đến 0402.29 và pho mát đã chế biến thuộc phân nhóm 0406.30, nếu được xác định là có xuất xứ đó theo kết quả áp dụng tỷ lệ cho phép 10% lệ tại Điều 3.11 (Yêu cầu tối thiểu), thì được xem là nguyên liệu có xuất xứ khi được sử dụng trong quá trình sản xuất một hàng hóa bất kỳ thuộc các nhóm từ 0401 đến 0406 như đã đề cập ở điểm (a) hoặc các hàng hóa được liệt kê trong điểm (b).

Thông tin thêm:

Báo cáo “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mêkông” đã được Ủy ban Sông Mêkông Việt Nam (VNMC) cùng với các đơn vị tư vấn trình bày tại một phiên hội thảo đặc biệt ngày 21-10-2015 trong khuôn khổ Diễn đàn Nước, Lương thực và Năng lượng tiểu vùng Mêkông mở rộng diễn ra tại Phnôm Pênh (Campuchia) từ 21 đến 23-10-2015.

Trước hết, cần biết rằng nghiên cứu này được thực hiện trên một diện tích 10,5 triệu héc ta thuộc 13 tỉnh, thành của Việt Nam và 14 tỉnh, thành của Campuchia, trong đó phần lãnh thổ Việt Nam thuộc ĐBSCL được nghiên cứu là hơn 3,9 triệu héc ta, kéo dài từ Kratie (cách Phnompenh gần 300 cây số về phía thượng lưu) cho đến các vùng cửa biển thuộc ĐBSCL của Việt Nam.

Cũng cần nói thêm là nghiên cứu này chỉ đánh giá tác động đơn lẻ của 11 công trình thủy điện đang và dự kiến xây dựng trên dòng chính sông Mêkông mà chưa tính đến tác động tổng hợp của các công trình thủy điện này trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Nghiên cứu này cho biết rằng so với điều kiện cơ sở (baseline), tác động của việc xây dựng 11 con đập trên dòng chính Mêkông đến mực nước của ĐBSCL là rất nhỏ, chỉ 2 cen ti mét. Trong điều kiện vỡ đập tại thủy điện Sambor thì đỉnh lũ tại ĐBSCL do vỡ đập Sambor cũng chỉ là 0,4 mét; đồng thời tác động do thay đổi độ mặn tại ĐBSCL là tương đối nhỏ, chỉ trên dưới 1 g/l.

Từ đó, nghiên cứu đưa ra các kết luận chính như sau: (1). Về lưu lượng: Chỉ tác động vừa phải, trừ khi xảy ra vỡ đập tức thời; (2). Về xâm nhập mặn: chỉ có vài tác động tùy thuộc vào việc vận hành (của các đập thủy điện); (3). Về di chuyển trầm tích: tác động đáng kể chủ yếu là phù sa (suy giảm nồng độ và hạ thấp mức độ bồi lắng phù sa do lũ lụt); (4). Chất lượng nước: giảm đáng kể về hàm lượng các chất dinh dưỡng; (5). Trầm tích ven biển: suy giảm trầm tích chủ yếu tại các vùng phụ cận cửa sông.

Mâu thuẫn với Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược?

Có thể thấy rằng, kết quả nghiên cứu trên dựa vào phương pháp mô hình hóa để tính toán và dự báo. Nhưng các mô hình toán học cũng chỉ là sản phẩm của con người, và kết quả có phản ánh chính xác thực tế trong tương lai hay không tùy thuộc vào khả năng và trình độ của người thiết lập mô hình, cũng như mức độ có sẵn, tính đồng nhất, liên tục và chính xác của số liệu đưa vào mô hình.

Điều đó có nghĩa là bất cứ mô hình toán nào cũng đều có sai số nhất định, vấn đề là sai số ở mức độ chấp nhận được hay không. Bởi vậy, thông thường sau khi có kết quả chạy mô hình, người ta cần có thời gian khảo sát đo đạc thực tế tại hiện trường để so sánh và hiệu chỉnh mô hình.

Báo cáo nghiên cứu của VNMC thừa nhận rằng cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán có nhiều vấn đề: nhiều số liệu được thu thập tại nhiều địa điểm khác hẳn nhau, thời điểm khác nhau, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, cho nhiều mục đích khác nhau, thiếu số liệu thô hoặc ít số liệu được phân tích dự trên quy trình đảm bảo chất lượng số liệu, nhiều số liệu quá cũ... điều này đã được GS. Nguyễn Ngọc Trân chỉ ra trong một bài báo gần đây (Tuổi Trẻ ngày 31-10-2015).

Xét tổng thể, cách trình bày của báo cáo nghiên cứu làm người đọc cảm nhận dường như những tác động của 11 đập thủy điện đang và dự kiến xây dựng trên dòng chính Mêkông được làm cho bớt nghiêm trọng, không đáng kể.

Quay trở lại kết quả nghiên cứu, chưa nói đến nhận định tác động của việc xây dựng 11 con đập trên dòng chính Mêkông đến mực nước của ĐBSCL chỉ là 2 cen ti mét theo kết quả tính toán, nhưng việc chạy mô hình chỉ duy nhất một trường hợp vỡ đập Sambor là chưa đầy đủ, chưa tính hết trường hợp xấu nhất là vỡ đập liên hoàn theo hiệu ứng domino khi vỡ đồng thời cả 11 con đập trên dòng chính.
Theo Báo cáo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012 của Bộ Tài nguyên Môi trường, nếu mực nước biển dâng 0,5 mét thì ĐBSCL bị ngập 5,4% diện tích, nếu mực nước biển dâng 0,9 mét thì ĐBSCL bị ngập 29,8% diện tích và chỉ cần nước biển dâng đến 1 mét thì ĐBSCL sẽ bị ngập tới 39% diện tích, cho thấy ĐBSCL có mức độ nhạy cảm và dễ tổn thương rất cao do tác động của nước biển dâng.

Bộ Tài nguyên Môi trường cũng thường lấy mực nước dâng 1 mét vào cuối thế kỷ 21 để nói về tác động do nước biển dâng tại Việt Nam, và cho biết mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cen ti mét tại Việt Nam trong vòng 50 năm qua.

Như trên đã nói, nghiên cứu của VNMC chưa tính đến tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nên giả sử xảy ra vỡ đập Sambor trong điều kiện nước biển dâng 1 mét thì đập thủy điện này sẽ góp thêm 0,4 mét nữa làm ĐBSCL bị ngập tới 1,4 mét, theo đó tổng diện tích ĐBSCL bị ngập lên tới 72%. Không rõ khi đồng loạt vỡ 11 con đập thủy điện trong điều kiện nước biển dâng cao 1 mét, thì ĐBSCL còn chỗ nào là không ngập?

Theo ông Marc Goichot, Chuyên gia Quỹ Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên (WWF) trình bày tại diễn đàn “Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa vì sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL” tại Cần Thơ ngày 26-6-2015, trầm tích lơ lửng trên sông Mêkông năm 2014 chỉ còn khoảng 75 triệu tấn/năm so với ghi nhận được khoảng 160 triệu tấn/năm trong năm 1992. Điều đó có nghĩa là trong 22 năm qua, trầm tích lơ lửng trên sông Mêkông đã giảm hơn 50%. Thông tin này không rõ có được tư vấn của VNMC đưa vào làm cơ sở dữ liệu tính toán hay không, nhưng rõ ràng không thấy báo cáo nghiên cứu đề cập đến.

Xét tổng thể, cách trình bày của báo cáo nghiên cứu làm người đọc cảm nhận dường như những tác động của 11 đập thủy điện đang và dự kiến xây dựng trên dòng chính Mêkông được làm cho bớt nghiêm trọng, không đáng kể. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với văn phong cũng như các kết luận trong Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) của việc phát triển các dự án thủy điện trên dòng chính Mêkông do Ủy ban Sông Mêkông hợp tác với ICEM thực hiện, công bố tháng 10-2010.
Theo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược này, việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính Mêkông sẽ gây ra các tác động xuyên biên giới và làm gia tăng căng thẳng quốc tế do tác động nghiêm trọng đến tính thống nhất và đa dạng của hệ sinh thái mà không thể đảo ngược, làm suy giảm trầm tích và chất dinh dưỡng trong nguồn nước, làm giảm năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người.

Báo cáo này cũng kết luận rằng nhiều rủi ro liên quan đến việc phát triển các dự án thủy điện trên dòng chính không thể giảm thiểu vào thời điểm hiện nay, vì các dự án này sẽ gây ra tổn thất vĩnh viễn và không thể đảo ngược các tài sản về kinh tế, xã hội và môi trường.

Có hai khuyến nghị quan trọng trong số năm khuyến nghị mà nhóm thực hiện Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược đưa ra, một là “Các quyết định về việc xây dựng đập trên dòng chính Mêkông nên được hoãn lại trong khoảng thời gian 10 năm với chu kỳ đánh giá ba năm một lần để đảm bảo rằng các hoạt động cần thiết trong thời kỳ trì hoãn này đang được tiến hành một cách hiệu quả”. Hai là “Dòng chính Mêkông không nên bao giờ được sử dụng như là một trường hợp thử nghiệm để chứng minh và hoàn thiện công nghệ về thủy điện”.

Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) cũng tuyên bố trên trang web của mình: “WWF ủng hộ trì hoãn 10 năm trong việc phê duyệt các đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mêkông để hiểu rõ ràng các chi phí và lợi ích trong việc xây dựng và vận hành các đập thủy điện này”.

Ví dụ:

Mức độ ô nhiễm Arsen (thạch tín) trong nước ngầm, nước đóng chai, nước cấp nông thôn, trong đất ở TP HCM là không đáng kể, có thể xem là chưa bị nhiễm bẩn Arsen. Đây là kết luận của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Môi trường và Tài Nguyên TP HCM sau 2 năm tiến hành khảo sát và phân tích hàng trăm mẫu nước, đất được lấy tại nhiều khu vực khác nhau ở TP.

Mô hình keo tụ tạo bông do nhóm nghiên cứu đề xuất để xử lý nước ngầm nhiễm Arsen từ 10 µg/l trở lên

Kết luận trên được đưa ra tại Sở KHCN TP HCM vào ngày 14/10. TS Lâm Minh Triết, chủ nhiệm đề tài cho biết: hàm lượng Arsen có trong 39 mẫu nước ngầm được khảo sát từ các giếng có chiều sâu từ 5-60 mét tại TP HCM nằm trong khoảng 0,1-3µg/l.

Các nguyên tố kim loại nặng như: arsen ,chì, cadmium và thuỷ ngân trong tầng nước này đều thấp hơn nhiều lần TCVN về chất lượng nước, tiêu chuẩn nước ngầm được cho phép (TCVN 5944-1995: 10µg/l) . Nước sinh hoạt được lấy mẫu từ các giếng sinh hoạt ngoại thành cũng chưa thấy có biểu hiện ô nhiễm về kim loại nặng. Chỉ riêng hai điểm khảo sát có hàm lượng kim loại vượt quá giới hạn cho phép là bãi rác Đông Thạnh (Hóc Môn) và phường 10, quận Gò Vấp. Các kết quả khảo sát tại tầng nước có chiều sâu từ 180-250 mét cũng chưa có biểu hiện bị ô nhiễm về chì, thuỷ ngân và cadium. Hàm lượng Arsen có trong tổng số 20 mẫu đất được phân tích cũng không đáng kể, thấp hơn nhiều lần so với các tỉnh phía Bắc. Vì vậy có thể xem trong đất không bị nhiễm Cadium.

Các kết quả phân tích 12 mẫu nước uống đóng chai và nước khoáng ở TP HCM cũng cho thấy: hàm lượng Arsen là nhỏ hơn 0,66 µg/l (ngoại trừ nước khoáng Lavie là 0,9µg/l). Trong khi đó, theo qui định của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6096-1996 về nước uống đóng chai là 5 µg/l. Do đó, hàm lượng nước được đóng chai có thể xem là không bị nhiễm Arsen, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Đối với một số vùng có nguy cơ nhiễm Arsen cao (từ 10 µg/l/lít trở đi), nhóm nghiên cứu cũng đề xuất qui trình công nghệ xử lý Arsen trong nước ngầm bằng việc oxi hoá sắt và mangan dưới hạng hydro oxit để tránh kết tủa tạo ra Arsen trong nước bằng phương pháp hấp thụ kết tủa keo của hydro oxit sắt. Công nghệ này có giá thành thấp, vận hành đơn giản, song hiệu quả lại rất cao. Các kết quả thử nghiệm cho thấy, hàm lượng Arsen sau khi qua lắng lọc còn lại không đáng kể.
Arsen còn được gọi là thạch tín, là một chất rất độc, độc gấp 4 lần so với thuỷ ngân. Nếu bị nhiễm độc từ từ, mỗi ngày một ít, tuỳ mức độ nhiễm và thể trạng mỗi người có thể xuất hiện nhiều bệnh như: buồn nôn, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, ung thư...Phụ nữ và trẻ em thường có nguy cơ chịu bị bệnh rất cao nếu nhiễm Arsen vào người.

Kết thúc chương 3 của hiệp định TPP

Read More

TPP - CHƯƠNG 3 – QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ THỦ TỤC VỀ XUẤT XỨ(Phần 6)

TPP - CHƯƠNG 3 – QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ THỦ TỤC VỀ XUẤT XỨ(Phần 6)
Mục C - Các vấn đề khác

Tại Chương III Hiệp định TPP, những vấn đề về thủ tục xuất xứ đã được quy định chi tiết, qua đó góp phần giải đáp nhiều thắc mắc từ phía người dân, các tổ chức chịu ảnh hưởng từ TPP.



Phụ lục B: Yêu cầu dữ liệu tối thiểu

Một giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở để lập yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này phải bao gồm các yếu tố sau:


xuất khẩu hoặc nhà sản xuất

Nêu rõ người chứng nhận là nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất theo quy định tại Điều 3.20 (Yêu cầu hưởng ưu đãi).

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là một loại chứng từ quan trọng trong XNK, nó thể hiện nguồn gốc, xác nhận quốc gia, nơi sản phẩm được nhập khẩu hoặc nơi xuất xứ của một phần hoặc tất cả các bộ phận hay nguyên vật liệu được sử dụng vào quy trình hoàn thành sản phẩm.

Phòng thương mại và lãnh sự quán của quốc gia là nơi nhận trách nhiệm phát hành C/O. Giấy chứng nhận xuất xứ thường có hình thức và tiêu chuẩn chung, có mẫu sẵn tại lãnh sự quán. Ngoài một số trường hợp ngoại lệ, một số quốc gia có yêu cầu riêng về hình thức C/O cho nước mình.


Cung cấp tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ e-mail của người chứng nhận.

This is the information known about the owner of the certificate


Cung cấp tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ e-mail của nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu không phải người chứng nhận. Thông tin này không bắt buộc nếu nhà sản xuất đang lập một giấy chứng nhận xuất xứ và không biết danh tính của nhà xuất khẩu. Địa chỉ của nhà xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa trong một nước TPP.

Ngân hàng HSBC vừa có báo cáo về thương mại toàn cầu, trong đó có dự báo Việt Nam sẽ trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2050.

Theo HSBC, châu Á được kỳ vọng là yếu tố thúc đẩy một thập kỷ tăng trưởng thương mại toàn cầu và khởi đầu cho xuất khẩu thế giới tăng gấp 4 lần đạt mức 68,5 ngàn tỷ USD vào năm 2050.
Thương mại nội vùng chính là động lực đưa tỷ lệ thương mại của châu Á trong thương mại toàn cầu từ mức 17% hiện tại đạt mức 27% vào năm 2050. Mức tăng này cũng đánh dấu làn sóng toàn cầu hóa thứ ba với yếu tố chính thúc đẩy là công nghệ mới và sự hội nhập kinh tế gia tăng.  


Cung cấp tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ e-mail của nhà sản xuất nếu nhà sản xuất không phải người chứng nhận hay nhà xuất khẩu, hoặc ghi “Various” ("Nhiều nhà sản xuất”) hoặc cung cấp một danh sách nhà sản xuất nếu có nhiều hơn một nhà sản xuất . Nếu thông tin cần phải giữ bí mật có thể ghi “Available  upon  request  by the  importing authorities” (“Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu”). Địa chỉ của nhà sản xuất là nơi sản xuất của hàng hóa trong một nước TPP.


Cung cấp tên, địa chỉ, địa chỉ e-mail và số điện thoại của nhà nhập khẩu (nếu có). Địa chỉ của nhà nhập khẩu phải nằm trong một nước TPP.

Nhà sản xuất có thể là:

Nghề nghiệp:

Nhà sản xuất phim, giám sát việc làm phim
Giám đốc sản xuất, không liên quan vào công việc sản xuất hàng ngày.
Bầu sô, nhà sản xuất hay quản lý trên sân khấu và trong ngành công nghiệp âm nhạc
Nhà sản xuất (nông nghiệp)
Nhà sản xuất radio
Nhà sản xuất thu âm hay nhà sản xuất sự kiện âm nhạc trong ngành công nghiệp âm nhạc
Nhà sản xuất truyền hình, giám sát việc thực hiện các chương trình truyền hình
Nhà sản xuất video game, chuyên sản xuất các trò chơi máy tính và game console
Cách dùng khác:
Nhà sản xuất (kinh tế), một cá nhân hay tổ chức chuyên tạo ra hàng hoá và dịch vụ


(a) Cung cấp mô tả về hàng hóa và mã số HS 6 chữ số của hàng hóa. Mô tả phải đầy đủ và liên quan đến hàng hóa được chứng nhận; và
(b) Nếu giấy chứng nhận xuất xứ chỉ bao gồm một lô hàng duy nhất của một mặt hàng thì phải nêu rõ số hóa đơn liên quan đến việc xuất khẩu (nếu biết)

Bản danh mục hàng hóa XNK của Việt Nam (HS) được quy định tại thông tư 156/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011 và danh mục mã dịch vụ (CPC) được phân loại trong hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc


Nêu cụ thể quy tắc xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng.

1. Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên xuất khẩu như được quy định tại Điều 3;hoặc

2. Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 4 hoặc Điều 6.”
8. Thời hạn giao hàng nhiều lần (Blanket period)
Được tính nếu giấy chứng nhận bao gồm nhiều lô hàng của hàng hóa giống hệt nhau trong một thời gian nhất định không quá 12 tháng theo quy định tại khoản 3.20.4 (Yêu cầu hưởng ưu đãi).

1. Không có điều khoản nào trong UCP600 yêu cầu NHPH phải nêu rõ ý định/ quyết định về tính hiệu lực của L/C đối với các lần giao hàng còn lại sau khi đã bỏ qua sai biệt trong lần giao hàng đầu tiên.

2. Sai biệt và việc bỏ qua sai biệt là hai vấn đề khác nhau. Hành động bỏ qua sai biệt không làm thay đổi bản chất của sai biệt. Sai biệt vẫn là sai biệt, bất kể nó có được bỏ qua hay không.

3. Sai biệt này làm phát sinh hai hệ quả sau đây:
- Theo các điều 7, 14 và 16, UCP600, NH từ chối thanh toán. 
- Theo điều 32, UCP600, L/C không còn giá trị hiệu lực đối với các lần giao hàng về sau. 

4. Do đó, việc bỏ qua sai biệt chỉ là bỏ qua cho lần xuất trình chứng từ đầu tiên; còn vẫn coi là sai biệt đối với các lần giao hàng tiếp theo.

5. Như vậy, NHPH không có nghĩa vụ thanh toán cho lần giao hàng thứ 2 và thứ 3.

9.  Ngày và chữ ký được ủy quyền:
Giấy chứng nhận phải được người chứng nhận ký và ghi ngày tháng chứng nhận và kèm theo tuyên bố sau:
“Tôi xác nhận rằng hàng hóa được mô tả trong tài liệu này thỏa điều kiện có xuất xứ và các thông tin có trong tài liệu này là chính xác và đúng sự thật. Tôi chịu trách nhiệm chứng minh điều này và đồng ý lưu trữ và xuất trình các tài liệu chứng minh cho việc chứng nhận này theo yêu cầu hoặc trong quá trình xác minh tại trụ sở.”

Người Việt Nam đang làm việc, học tập, hoặc cư trú tại Hoa kỳ có thể trực tiếp đến Đại sứ quán để ký tên trước mặt viên chức lãnh sự vào HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN giải quyết các vấn đề liên quan đến di sản thừa kế mà thân nhân ở Việt Nam để lại theo di chúc hoặc theo  quy định của pháp luật và được Đại sứ quán chứng thực chữ ký để sử dụng  tại Việt Nam.

-    Mẫu Hợp đồng ủy quyền : Quý vị có thể đề nghị người liên quan ở Việt Nam gửi cho quý vị mẫu Hợp đồng ủy quyền theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam. Mẫu của Đại sứ quán đính kèm theo chỉ để tham khảo.

-    Đối với Hợp đồng ủy quyền mà Bên được ủy quyền không cùng có mặt tại Hoa Kỳ để ký thì Bên ủy quyền ký và làm thủ tục chứng nhận chữ ký tại Hoa Kỳ. Sau đó Hợp đồng này phải được Bên được ủy quyền ký tiếp tại Phòng công chứng ở Việt Nam để được công chứng chữ ký thì Hợp đồng ủy quyền này mới có hiệu lực pháp lý.     

(Còn nữa...)


Read More

Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường (phần II)

Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường (phần II)
Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường (phần II)


            
Ở phần I tôi đã trình bày 2 vướng mắc cơ bản kể từ sau khi Quốc hội thông qua quyết định cho phép chuyển đổi giới tính, tiếp tục ở phần II là hai vướng mắc khác cũng quan trọng không kém.
            Kết hôn đồng tính nhờ lách luật
            Theo định nghĩa của luật hôn nhân và gia đình 2014 thì kết hôn “là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Còn kết hôn trái pháp luật “là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật HN và GĐ”. Do đó điều kiện để 2 cá nhân có quyền kết hôn, xác lập quan hệ vợ chồng phải là hai người khác giới. Dẫu Hiến pháp 2013 không cấm kết hôn đồng tính nhưng cũng không hề cho phép, đó chỉ là sự lưỡng lự, tuy nhiên sau khi quyết định cho phép chuyển đổi giới tính thông qua một mặt ngầm cho phép kết hôn đồng tính.
            Bởi lẽ các cặp đồng tính có thể sẵn sàng chấp nhận chuyển đổi giới tính một người để được kết hôn “hợp pháp” một nam – một nữ. Theo luật thì đó là điều hợp pháp, nhưng thực tế đó chỉ là sự luồng lách pháp luật mà thôi, như thế thì cuộc hôn nhân đó có bị cho là trái pháp luật không? Như vậy Tòa án có quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật này theo quy định tại điều 11 Luật HN&GĐ không? cũng như nếu một trong hai cá nhân đề nghị hủy việc kết hôn trái luật thì có được không? cơ sở của việc xác định kết hôn trái pháp luật ở đây là gì: dù bản chất là hai người cùng giới kết hôn nhưng về thủ tục pháp lý đã là hai cá nhân khác giới.
Ngoài ra nếu có việc hủy kết hôn trái pháp luật thì vấn đề chia tài sản sẽ chia thế nào, khoản 2 điều 16 Luật HN&GĐ nhấn mạnh việc chia tài sản phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, vậy phụ nữ ở đây là một người nam chuyển giới thì có ưu tiên hay không?
            Nghĩa vụ công dân thực hiện thế nào?
            Không chỉ về quyền lợi mà về nghĩa vụ cũng có nhiều vướng mắc, nổi bật nhất chính là Nghĩa vụ quân sự. Theo quy định tại Điều 12, Luật NVQS 1981 (sửa đổi, bổ sung 2005) quy định công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngủ, lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Vậy nếu một công dân nam chuyển giới sang nữ thì họ có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không, ngược lại một công dân nữ chuyển giới thì họ có phải thực hiện NVQS không? Nguồn gốc của quy định trên là xuất phát từ đặc điểm thể chất của người nam khỏe hơn so với người nữ, nhưng nếu một người chuyển từ giới nữ sang nam thì bản chất họ vẫn yếu hơn, nếu như bắt họ thực hiện NVQS thì liệu có xác đáng, nhưng nếu bắt công dân nam chuyển giới sang nữ thực hiện NVQS thì liệu có công bằng giới giữa nữ với nữ. Đây là một vướng mắc lớn nhưng cũng là một khe hở pháp luật để các cá nhân có thể trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
            Nhìn lại với quy định mới cho phép chuyển đổi giới tính đã kéo theo nhiều vấn đề pháp lý khác nảy sinh, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền, các nhà làm luật phải dự liệu, điều chỉnh cho phù hợp để lắp lại những khe hở pháp luật, phù hợp với yêu cầu xã hội.




Read More

Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường (phần I)

Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường (phần I)
Chuyển đổi giới tính – nhiều hệ lụy khó lường (phần I)




            Ngày 24/11/2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức thông qua quy định tại điều 37 Dự thảo Bộ luật Dân sự về vấn để chuyển đổi giới tính. Đây là một tin vui đối với cộng đồng LGBT nói chung là cộng đồng người chuyển giới (transgender) nói riêng. Tuy nhiên kể từ sau “tin mừng” trên được công bố cũng hệ lụy khôn lường.
            Chuyển giới là quá trình chuyển đổi từ giới tính này sang giới tính, việc chuyển giới sẽ được thực hiện thông qua các ca phẫu thuật. Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng người chuyển giới không hẵn là người đồng tính, bởi vì họ nhận thấy bản thân mình vốn không phù hợp với giới tính đang có nên chuyển đổi sang giới tính khác, chứ không đồng nghĩa họ có ham muốn tình dục với người cùng giới.
            Quốc hội thông qua quyết định
            Với 282/366 số phiếu tán thành, ngày 24/11 Quốc hội đã thông qua Điều 37 Dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 về việc cho phép chuyển đổi giới tính, bên cạnh đó cá nhân chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ phải thay đổi hộ tịch, nhân thân.   Bên cạnh đó Điều 36 của Bộ luật trên cũng quy định cá nhận có quyền xác định lại giới tính, việc xác định được thực hiện trong trường hợp giới tính người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa được hình thành chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính, cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật.
            Khi nào được chuyển giới?
            Quy định tại điều 36 Dự thảo Bộ luật Dân sự chỉ xác định cá nhân có quyền xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa được hình thành chính xác mà cần có sự can thiệp của y học để xác định rõ giới tính. Như vậy tiêu chuẩn để đánh giá một giới tính bị khuyết tật là gì? Tiêu chí để đánh giá khuyết tật do bẩm sinh chứ không phải cố ý là gì?
            Quy định trên có thiểu hiểu theo gốc độ sinh học cơ thể như sau:
+ Nếu một cá nhân mang trong mình một cơ quan sinh dục thứ hai thì cá nhân đó được quyền xác định lại giới tính. Việc chuyển giới trong trường hợp này xuất phát từ đặc điểm sinh học bản thân. Như vậy đối với trường hợp cố tình tác động nhằm tạo ra một cơ quan sinh dục thứ hai trên bản thân thì có được chuyển đổi giới tính không? Trong khi phần lớn người chuyển giới hiện nay là tự ý phẫu thuật gắn thêm cơ quan sinh dục.
+ Tuy nhiên nếu bản thân không bị “khuyết tật bẩm sinh”, chưa hình thành một cách trọn vẹn cơ quan sinh dục thứ hai mà chỉ hình thành sơ bộ thì sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm y tế làm cơ sở cho việc chuyển đổi giới tính. Nhưng liệu câu hỏi đặt ra cơ quan nào sẽ đảm nhiệm vai trò trên ? Cũng như nếu xét theo quá trình phát triển thì một bộ phận sinh dục  thứ 2 chưa được hình thành khi và chỉ khi cá nhân đó còn quá nhỏ, như vậy việc xét nghiệm và chuyển đổi giới tính chỉ thuộc về một khái niệm, chưa đủ khả thi bởi lẽ cha mẹ nào nỡ để con thơ phải chịu nhiều sự thay đổi lớn đến thế khi mới là một đứa trẻ.
            Như vậy, thế thì 1 cá nhân sẽ thỏa mãn những điều kiện nào thì mới được chuyển đổi giới tính, họ có bắt buộc phải phẫu thuật chuyển giới thì mới được chuyển đổi giới tính hay không hay họ có thể chuyển đổi giới tính dù không cần phẫu thuật chuyển giới ?
            Nhiều thủ tục pháp lý thay đổi
            Tuy Dự thảo Luật quy định cá nhân chuyển giới phải có nghĩa vụ thay đổi nhưng hộ tịch nhưng bên cạnh hộ tịch vẫn còn nhiều giấy tờ thủ tục liên quan, kéo theo đó là thủ tục hành chính dài ngoằng:
            + Chứng minh nhân dân phải làm lại: Đây là thủ tục hoàn toàn có thể làm lại nhanh chóng nên vẫn tương đối ổn định.
            + Giấy tờ chứng nhận sở hữu đất đai: Theo nghị định 43/2014/NĐ-CP thì quy trình cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đại khá phức tạp, nhiều thủ tục và đặc biệt chỉ quy định cấp lại đối với trường hợp do mất, nhưng nếu cá nhân thay đổi giới tính, thay đổi họ tên thì vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn thay đổi các giấy tờ liên quan. Không chỉ sở hữu đất mà các giấy tờ liên quan khác như học bạ, khai sinh, giấy chứng nhận liên quan… như thế kéo theo việc Quốc hội thông qua quy định chuyển đổi giới tính là những thủ tục pháp lý liên quan đòi hỏi cần thay đổi theo, và liệu các chủ thể tiến hành và cơ quan, tổ chức sẽ có trách nhiệm thế nào, thủ tục ra sao thì vẫn còn nhiều vướng mắc.
            Việc thông qua quy định chuyển đổi giới tính vừa là tin vui nhưng cũng là tin buồn. Tin vui đối với cộng đồng LGBT và những người chuyển giới, nhưng lại là tin buồn đối với các nhà làm luật bởi họ phải thay đổi sau đó là cả hàng tá thủ tục hành chính liên quan.



Read More